Người hay tập thể thao, nhất là các môn vận động mạnh, cần cảnh giác với tai nạn ở gân Asin.
Ngày 7/8, chị N.T.H. được ra viện sau gần một tuần điều trị đứt gân gót chân (gân Asin). Theo bác sĩ Ngô Văn Toàn - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình BV Việt Đức, nơi điều trị cho chị H., nếu không được điều trị đúng, bệnh nhân có thể tàn phế suốt đời.
Phẫu thuật điều trị đứt gân Asin cho bệnh nhân N.T.H. tại Bệnh viện Việt Đức
Ảnh bác sĩ cung cấp
Chuyển gân ngón chân cái
Bệnh nhân H. bị chấn thương đứt gân Asin trước khi đến BV Việt Đức hai tháng. Trong hai tháng đó, bệnh nhân được khâu nối gân nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới nhưng vẫn bị đau, không có khả năng phục hồi do phần tổn thương của gân Asin bám vào xương gót và co rút lên cao. Điều này khiến bác sĩ khó cố định gân và nếu không cố định được gân gót, bệnh nhân hầu như chỉ bó bột, không đi lại được.
Thông thường trước đây, những trường hợp như bệnh nhân H., BV Việt Đức thường can thiệp bằng cách mổ mở, lấy phần gân gấp của ngón chân cái làm sao phần gân lấy được phải dài để có thể gập đôi. Tuy nhiên khi mất gân gập, ngón chân cái sẽ không còn chức năng tì bám và bệnh nhân sẽ khó khăn khi đi bộ bằng chân trần, nhiều trường hợp họ chỉ đi bộ được nếu có giày.
Bệnh nhân được phẫu thuật cố định gân Asin sẽ phải bó bột 8-12 tuần, tập phục hồi chức năng trong khi bó bột và cả sau khi bó bột để phục hồi.
Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện hàn lâm Phẫu thuật cổ bàn chân Hoa Kỳ, các bác sĩ Việt Đức đã triển khai lấy gân ngón cái bằng kỹ thuật nội soi, vết mổ nhỏ, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và chuyển phần gân mới lấy cố định cho bệnh nhân đứt gân Asin. Để giảm bớt “thiệt hại” do ngón chân cái bị mất gân (và mất luôn chức năng tì bám), các bác sĩ lấy gân bằng hình thức cắt đoạn. Riêng đoạn gân gấp của ngón cái được giữ lại để đấu với phần gấp của các vị trí khác, đảm bảo chức năng gấp của ngón cái và người bệnh sau điều trị và tập phục hồi sẽ đi bộ lại được.
Theo bác sĩ Toàn, nhờ kỹ thuật nội soi chuyển gân, thời gian phục hồi sau mổ của bệnh nhân giảm đi do trước đây vết mổ lấy gân kéo dài suốt theo bàn chân, nay chỉ còn 1-2cm. Ngoài bệnh nhân H., đã có một số bệnh nhân như anh T.V.H. ở Thanh Hóa bị đứt gân Asin sau khi giẫm phải mảnh chai... Sau mổ, mặc dù còn gặp tình trạng tê bàn chân, nhưng anh H. cho biết đang hi vọng đi lại được sau thời gian hoàn toàn di chuyển bằng xe lăn.
Người tập thể thao cần chú ý
Trong số bệnh nhân chấn thương gân Asin đã từng điều trị tại BV Việt Đức, có nhiều nhân viên ngoại giao của các đại sứ quán ở Hà Nội. Trong số này, có một vị bị chấn thương trong khi chơi tennis và đã đi khám khắp nơi nhưng không phát hiện được nguyên nhân.
Theo bác sĩ Toàn, những trường hợp này cách can thiệp thông thường là mở phần gân Asin ra để chỉnh lại, nhằm mục tiêu cố định gân Asin. “Các môn thể thao có thể gây chấn thương gân Asin là các môn có động tác mạnh, đột ngột, có thể dẫn đến căng giật quá mức như tennis, bóng rổ, bóng chuyền” - bác sĩ Toàn cho biết. Thống kê tại khoa chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), chấn thương gân Asin ít hơn so với các chấn thương khớp gối khác, nhưng được xếp vào nhóm chấn thương thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động hay gặp.
Lúc chơi thể thao, ngay thời điểm chấn thương nếu thấy có tiếng nổ ở phần bắp và gót chân, kèm theo các hiệu ứng như tê liệt bàn chân, chân sưng hoặc nhẹ hơn là không tự kiễng chân, đứng lên bằng chân đau có thể nghĩ đến chấn thương gân Asin và cần đến bệnh viện chuyên khoa để xem xét và điều trị.
AloBacsi.
Ngày 7/8, chị N.T.H. được ra viện sau gần một tuần điều trị đứt gân gót chân (gân Asin). Theo bác sĩ Ngô Văn Toàn - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình BV Việt Đức, nơi điều trị cho chị H., nếu không được điều trị đúng, bệnh nhân có thể tàn phế suốt đời.
Phẫu thuật điều trị đứt gân Asin cho bệnh nhân N.T.H. tại Bệnh viện Việt Đức
Ảnh bác sĩ cung cấp
Chuyển gân ngón chân cái
Bệnh nhân H. bị chấn thương đứt gân Asin trước khi đến BV Việt Đức hai tháng. Trong hai tháng đó, bệnh nhân được khâu nối gân nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới nhưng vẫn bị đau, không có khả năng phục hồi do phần tổn thương của gân Asin bám vào xương gót và co rút lên cao. Điều này khiến bác sĩ khó cố định gân và nếu không cố định được gân gót, bệnh nhân hầu như chỉ bó bột, không đi lại được.
Thông thường trước đây, những trường hợp như bệnh nhân H., BV Việt Đức thường can thiệp bằng cách mổ mở, lấy phần gân gấp của ngón chân cái làm sao phần gân lấy được phải dài để có thể gập đôi. Tuy nhiên khi mất gân gập, ngón chân cái sẽ không còn chức năng tì bám và bệnh nhân sẽ khó khăn khi đi bộ bằng chân trần, nhiều trường hợp họ chỉ đi bộ được nếu có giày.
Bệnh nhân được phẫu thuật cố định gân Asin sẽ phải bó bột 8-12 tuần, tập phục hồi chức năng trong khi bó bột và cả sau khi bó bột để phục hồi.
Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện hàn lâm Phẫu thuật cổ bàn chân Hoa Kỳ, các bác sĩ Việt Đức đã triển khai lấy gân ngón cái bằng kỹ thuật nội soi, vết mổ nhỏ, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và chuyển phần gân mới lấy cố định cho bệnh nhân đứt gân Asin. Để giảm bớt “thiệt hại” do ngón chân cái bị mất gân (và mất luôn chức năng tì bám), các bác sĩ lấy gân bằng hình thức cắt đoạn. Riêng đoạn gân gấp của ngón cái được giữ lại để đấu với phần gấp của các vị trí khác, đảm bảo chức năng gấp của ngón cái và người bệnh sau điều trị và tập phục hồi sẽ đi bộ lại được.
Theo bác sĩ Toàn, nhờ kỹ thuật nội soi chuyển gân, thời gian phục hồi sau mổ của bệnh nhân giảm đi do trước đây vết mổ lấy gân kéo dài suốt theo bàn chân, nay chỉ còn 1-2cm. Ngoài bệnh nhân H., đã có một số bệnh nhân như anh T.V.H. ở Thanh Hóa bị đứt gân Asin sau khi giẫm phải mảnh chai... Sau mổ, mặc dù còn gặp tình trạng tê bàn chân, nhưng anh H. cho biết đang hi vọng đi lại được sau thời gian hoàn toàn di chuyển bằng xe lăn.
Người tập thể thao cần chú ý
Trong số bệnh nhân chấn thương gân Asin đã từng điều trị tại BV Việt Đức, có nhiều nhân viên ngoại giao của các đại sứ quán ở Hà Nội. Trong số này, có một vị bị chấn thương trong khi chơi tennis và đã đi khám khắp nơi nhưng không phát hiện được nguyên nhân.
Theo bác sĩ Toàn, những trường hợp này cách can thiệp thông thường là mở phần gân Asin ra để chỉnh lại, nhằm mục tiêu cố định gân Asin. “Các môn thể thao có thể gây chấn thương gân Asin là các môn có động tác mạnh, đột ngột, có thể dẫn đến căng giật quá mức như tennis, bóng rổ, bóng chuyền” - bác sĩ Toàn cho biết. Thống kê tại khoa chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), chấn thương gân Asin ít hơn so với các chấn thương khớp gối khác, nhưng được xếp vào nhóm chấn thương thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động hay gặp.
Lúc chơi thể thao, ngay thời điểm chấn thương nếu thấy có tiếng nổ ở phần bắp và gót chân, kèm theo các hiệu ứng như tê liệt bàn chân, chân sưng hoặc nhẹ hơn là không tự kiễng chân, đứng lên bằng chân đau có thể nghĩ đến chấn thương gân Asin và cần đến bệnh viện chuyên khoa để xem xét và điều trị.
AloBacsi.