Đừng coi thường những cơn đau bụng khi hành kinh
Bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, xuất huyết… là những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh gây vô sinh nếu không điều trị sớm, chiếm 10% trong số những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ.
Chưa rõ nguyên nhân
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh hiện chưa rõ nguyên nhân, cho đến nay, các y bác sĩ chuyên ngành vẫn miệt mài tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là bệnh LNMTC xuất phát từ sự làm tổ của mô nội mạc tử cung trào ngược từ máu kinh. Như vậy, có thể hiểu nôm na, bệnh do nội mạc trong tử cung đi lạc chỗ. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là dựa vào các triệu chứng lâm sàng, khẳng định bằng nội soi. LNMTC là tình trạng tổ chức giống tuyến hay mô đệm của nội mạc tử cung có mặt ở ngoài buồng tử cung. Thường thấy ở phúc mạc vùng chậu, dây chằng tử cung, bề mặt buồng trứng hay mô đệm của buồng trứng.
Dễ tái phát
Khoảng 70-90% phụ nữ có hiện tượng trào ngược máu kinh vào ổ bụng. LNMTC chỉ xuất hiện quanh vùng chậu. Người có chu kỳ kinh ngắn và số ngày hành kinh dài có nguy cơ LNMTC cao hơn. Phụ nữ châu Á có nguy cơ bị LNMTC cao gấp 8 lần phụ nữ da trắng (lượng máu kinh TB là 50ml so với 30ml).
GS. BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc BV Từ Dũ; Chủ tịch Hội nội tiết, sinh sản và vô sinh TP.HCM) nhấn mạnh, nên báo trước cho bệnh nhân rằng, điều trị LNMTC thường đắt tiền mà tỷ lệ tái phát cao.
Hiện ngành y tế vẫn chưa có phác đồ tuyệt đối thống nhất. Cho nên, điều trị nội khoa (dùng thuốc) là cách điều trị cơ bản nhất. Thông thường là điều trị bảo tồn, trừ khi tổn thương LNMTC quá nặng buộc phải cắt hoàn toàn tử cung và hai buồng trứng.
Sau khi mổ vẫn điều trị tiếp bằng hormone thay thế kết hợp estrogen – progesterone thiên nhiên.
Đối với những bệnh nhân điều trị nội khoa, các loại thuốc thông dụng nhất là Danazol, GnRH đồng vận hoặc MPA (trong 6 tháng)- bác sĩ Phượng thêm.
Cách phòng ngừa duy nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Không nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau bụng trong chu kỳ kinh.
Bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, xuất huyết… là những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh gây vô sinh nếu không điều trị sớm, chiếm 10% trong số những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ.
Chưa rõ nguyên nhân
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh hiện chưa rõ nguyên nhân, cho đến nay, các y bác sĩ chuyên ngành vẫn miệt mài tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là bệnh LNMTC xuất phát từ sự làm tổ của mô nội mạc tử cung trào ngược từ máu kinh. Như vậy, có thể hiểu nôm na, bệnh do nội mạc trong tử cung đi lạc chỗ. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là dựa vào các triệu chứng lâm sàng, khẳng định bằng nội soi. LNMTC là tình trạng tổ chức giống tuyến hay mô đệm của nội mạc tử cung có mặt ở ngoài buồng tử cung. Thường thấy ở phúc mạc vùng chậu, dây chằng tử cung, bề mặt buồng trứng hay mô đệm của buồng trứng.
Dễ tái phát
Khoảng 70-90% phụ nữ có hiện tượng trào ngược máu kinh vào ổ bụng. LNMTC chỉ xuất hiện quanh vùng chậu. Người có chu kỳ kinh ngắn và số ngày hành kinh dài có nguy cơ LNMTC cao hơn. Phụ nữ châu Á có nguy cơ bị LNMTC cao gấp 8 lần phụ nữ da trắng (lượng máu kinh TB là 50ml so với 30ml).
GS. BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc BV Từ Dũ; Chủ tịch Hội nội tiết, sinh sản và vô sinh TP.HCM) nhấn mạnh, nên báo trước cho bệnh nhân rằng, điều trị LNMTC thường đắt tiền mà tỷ lệ tái phát cao.
Hiện ngành y tế vẫn chưa có phác đồ tuyệt đối thống nhất. Cho nên, điều trị nội khoa (dùng thuốc) là cách điều trị cơ bản nhất. Thông thường là điều trị bảo tồn, trừ khi tổn thương LNMTC quá nặng buộc phải cắt hoàn toàn tử cung và hai buồng trứng.
Sau khi mổ vẫn điều trị tiếp bằng hormone thay thế kết hợp estrogen – progesterone thiên nhiên.
Đối với những bệnh nhân điều trị nội khoa, các loại thuốc thông dụng nhất là Danazol, GnRH đồng vận hoặc MPA (trong 6 tháng)- bác sĩ Phượng thêm.
Cách phòng ngừa duy nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Không nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau bụng trong chu kỳ kinh.