Nhiều bệnh nhân có thể đã không tử vong do ung thư giai đoạn cuối nếu bác sĩ không bỏ qua những biểu hiện đáng ngờ khi khám, nhầm với hội chứng ruột kích thích (IBS).
Nếu được chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm, tỉ lệ sống sót của những người mắc ung thư buồng trứng sẽ tăng lên đến 90%.
Nghiên cứu của tổ chức từ thiện Ung thư buồng trứng Anh (TOC) cho thấy cứ 5 bác sĩ thì có 4 người tin rằng giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng không có biểu hiện và 69% không ý thức được rằng tình trạng đau bụng đột ngột và dai dẳng chính là 1 biểu hiện của ung thư buồng trứng.
7/16 bác sĩ chẩn đoán nhầm ung thư buồng trứng là hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong khi 51% biết rằng tăng kích thước vòng bụng là biểu hiện quan trọng nhất của ung thư buồng trứng, ít hơn 2% các trường hợp mà bệnh nhân đề cập như khó ăn và đầy bụng.
Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vú được phỏng vấn cho biết họ cảm giác các bác sĩ không chú ý tới sự lo lắng quá mức của họ và 44% phải chờ đợi tới 6 tháng mới có được chẩn đoán chính xác về bệnh tình của mình.
Bệnh nhân Lindy Waldron đã bị ung thư buồng trứng ở giai đoạn nặng do chẩn đoán nhầm là hội chứng ruột kích thích của bác sĩ.
Thủ thư thư viện 59 tuổi (sống tại Đông Sussex) nhớ lại: “Tôi bắt đầu cảm thấy đau bụng, vị trí là ở phía bên phải, và các cơn đau trở nên dai dẳng đến mức nó làm tôi phải thức giấc giữa đêm. Tôi đã rất lo lắng và tin chắc rằng mình bị ung thư ruột. Tôi đi khám bác sĩ đa khoa.
Bác sĩ khám bụng tôi và không nhận thấy bất kỳ bất thường nào. Chẩn đoán của bác sĩ là tôi bị hội chứng ruột kích thích nhưng nhìn thấy nỗi lo lắng trên gương mặt tôi, bác sĩ đã giới thiệu tối tới gặp một chuyên gia về dạ dày - ruột.
Vị chuyên gia này cũng kiểm tra bụng tôi và kết luận “không có khối cứng”.
Một tuần sau, tôi được siêu âm và trong quá trình siêu âm, tôi hiểu là sức khỏe mình có vấn đề khi bác sĩ siêu âm cầm kết quả chạy đi gặp chuyên gia. Tôi vẫn nhớ cảnh 1 mình ngồi trong ô tô với tâm trạng rất sốc vì biết rằng trong bụng mình đang có 1 khối u rất lớn và nó đã lan ra cả 2 bên vùng xương chậu.
Khi tôi đưa kết quả cho bác sĩ đa khoa, bà bác sĩ đó đã không thể nói lên lời”.
AloBacsi.
Nếu được chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm, tỉ lệ sống sót của những người mắc ung thư buồng trứng sẽ tăng lên đến 90%.
Nghiên cứu của tổ chức từ thiện Ung thư buồng trứng Anh (TOC) cho thấy cứ 5 bác sĩ thì có 4 người tin rằng giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng không có biểu hiện và 69% không ý thức được rằng tình trạng đau bụng đột ngột và dai dẳng chính là 1 biểu hiện của ung thư buồng trứng.
7/16 bác sĩ chẩn đoán nhầm ung thư buồng trứng là hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong khi 51% biết rằng tăng kích thước vòng bụng là biểu hiện quan trọng nhất của ung thư buồng trứng, ít hơn 2% các trường hợp mà bệnh nhân đề cập như khó ăn và đầy bụng.
Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vú được phỏng vấn cho biết họ cảm giác các bác sĩ không chú ý tới sự lo lắng quá mức của họ và 44% phải chờ đợi tới 6 tháng mới có được chẩn đoán chính xác về bệnh tình của mình.
Bệnh nhân Lindy Waldron đã bị ung thư buồng trứng ở giai đoạn nặng do chẩn đoán nhầm là hội chứng ruột kích thích của bác sĩ.
Thủ thư thư viện 59 tuổi (sống tại Đông Sussex) nhớ lại: “Tôi bắt đầu cảm thấy đau bụng, vị trí là ở phía bên phải, và các cơn đau trở nên dai dẳng đến mức nó làm tôi phải thức giấc giữa đêm. Tôi đã rất lo lắng và tin chắc rằng mình bị ung thư ruột. Tôi đi khám bác sĩ đa khoa.
Bác sĩ khám bụng tôi và không nhận thấy bất kỳ bất thường nào. Chẩn đoán của bác sĩ là tôi bị hội chứng ruột kích thích nhưng nhìn thấy nỗi lo lắng trên gương mặt tôi, bác sĩ đã giới thiệu tối tới gặp một chuyên gia về dạ dày - ruột.
Vị chuyên gia này cũng kiểm tra bụng tôi và kết luận “không có khối cứng”.
Một tuần sau, tôi được siêu âm và trong quá trình siêu âm, tôi hiểu là sức khỏe mình có vấn đề khi bác sĩ siêu âm cầm kết quả chạy đi gặp chuyên gia. Tôi vẫn nhớ cảnh 1 mình ngồi trong ô tô với tâm trạng rất sốc vì biết rằng trong bụng mình đang có 1 khối u rất lớn và nó đã lan ra cả 2 bên vùng xương chậu.
Khi tôi đưa kết quả cho bác sĩ đa khoa, bà bác sĩ đó đã không thể nói lên lời”.
AloBacsi.