Quá sợ các cơn đau chuyển dạ, nhiều sản phụ muốn thoát khỏi nỗi ám ảnh này bằng biện pháp gây tê ngoài màng cứng, nhưng họ lại lo ảnh hưởng xấu về sau.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết phương pháp này an toàn cho cả mẹ và bé.
Bác sĩ chuyên khoa sản Jean Claude Tissot, bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) giải đáp một số thắc mắc của các thai phụ về quá trình mang bầu và sinh nở:
Sách báo vẫn khuyên phụ nữ mang thai đi khám tối thiểu 3 lần. Vậy tốt nhất nên khám mấy lần, vào thời điểm nào?
Khoảng 7-8 lần. Nên khám thai lần đầu tiên khoảng 3 tuần đầu sau khi chậm kinh. Bác sĩ sẽ siêu âm để khẳng định thai đang phát triển và thử máu. Thời điểm thích hợp để khám lần thứ 2 là giữa tuần 11-12, ngoài kiểm tra thông thường còn siêu âm đo thai để định ngày thụ thai chính xác, đo chiều dày vùng gáy của thai nhi để loại trừ bệnh down. Các buổi khám tiếp theo là lúc thai được 16 tuần và 21-24 tuần tuổi.
Trong lần khám thứ 5 lúc 26 tuần, thai phụ cần tiêm phòng và lần sau đó (31-32 tuần) phải siêu âm lần cuối và tiêm uốn ván mũi 2. Buổi khám lúc 36 tuần rất quan trọng; ngoài kiểm tra thông thường, người mẹ còn phải xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn strepto B (để kịp thời xử lý, tạo thuận lợi cho ca sinh) và bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh. Thai phụ cũng nên khám với bác sĩ gây mê để tìm ra phương án tốt nhất, phòng trường hợp phải mổ đẻ. Sau thời điểm này, người mẹ nên đi kiểm tra thai thường xuyên, nếu mọi việc vẫn ổn thì không nhất thiết phải siêu âm.
Những trường hợp nào cần mổ đẻ?
Bác sĩ sẽ quyết định mổ đẻ theo kế hoạch cho những trường hợp sau: quá ngày dự kiến sinh; sinh khó; ngôi thai mông hoặc ngôi ngang; thai to, khung chậu hẹp; rau tiền đạo. Những sản phụ từng phẫu thuật ở cổ tử cung, cắt u xơ tử cung hoặc từng mổ đẻ, người có bệnh tim mạch hay tiểu đường nặng cũng thường được lên kế hoạch mổ.
Trong ca sinh thường, bác sĩ cũng sẽ quyết định mổ cấp cứu nếu gặp các tai biến như tim thai suy nhiều, cổ tử cung không mở, nước ối đục và mẹ sốt, ra máu nhiều do rau bám thấp...
Biện pháp giảm đau gây tê ngoài mang cứng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và hài nhi không?
Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật mới, đã được áp dụng khá phổ biến, trong đó bác sĩ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào chất dịch bao quanh cột sống. Mũi tiêm dừng lại cách màng cứng bọc tủy sống khoảng 15 mm chứ không phải đâm vào tủy như nhiều người sợ. Các nghiên cứu và thực tế cho thấy gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ giảm hẳn hoặc không còn đau, trong khi tử cung co thắt tốt hơn, cổ tử cung mở nhanh nên em bé ra dễ dàng.
Tuy nhiên, khi rút kim ra, một lượng dịch nhỏ cũng bị lấy ra, nếu lượng dịch này nhiều thì sản phụ có thể bị đau đầu trong 1-2 ngày đầu sau sinh. Chỉ cần nằm nghỉ, hiện tượng này sẽ hết.
Những người bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên thì có bị như vậy trong lần sau không? Làm sao để vẫn ăn kiêng để duy trì mức đường máu tốt mà thai nhi vẫn đủ dinh dưỡng?
Có 2 tình huống xảy ra. Nếu mẹ vốn bị tiểu đường từ trước khi mang thai, cần được bác sĩ nội tiết theo dõi trong suốt quá trình thai nghén và cả sau sinh. Còn nếu người mẹ chỉ bị tiểu đường thai kỳ thì đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Một phụ nữ bị tiểu đường trong lần mang thai trước không có nghĩa là chị ấy cũng bị như vậy trong lần sau, mặc dù nguy cơ rõ ràng là cao hơn người bình thường. Để giảm nguy cơ này, nên duy trì một chế độ ăn uống và vận động hợp lý ngay cả khi đã trở về mức đường huyết lý tưởng.
Người bị tiểu đường thai kỳ cần ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ để không làm đường huyết tăng cao, nhưng vẫn phải tính toán để cung cấp đủ năng lượng cho bào thai. Điều này không khó như mọi người vẫn tưởng, vì em bé không cần mẹ nó ăn khẩu phần gấp đôi bình thường. Vấn đề là phải ăn thật đa dạng để có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhiều phụ nữ bị thai lưu rất sớm ngay trong 3 tháng đầu, liên tiếp nhiều lần. Tại sao có hiện tượng này?
Đến nay, khoa học chưa thể giải thích được hiện tượng đó. Có thể từ khi hình thành, phôi thai đã có bất thường, không thể phát triển hoàn thiện nên bị đào thải theo cơ chế tự nhiên. Tuy nhiên, nguyên nhân là gì thì chưa xác định được. Nếu nếu chỉ lưu một lần thì phần lớn chỉ là tai nạn. Nhưng nếu bị đến lần thứ 2 thì cần làm xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng và tìm một số bệnh nào đó vì đây có thể là nguyên nhân.
AloBacsi.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết phương pháp này an toàn cho cả mẹ và bé.
Bác sĩ chuyên khoa sản Jean Claude Tissot, bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) giải đáp một số thắc mắc của các thai phụ về quá trình mang bầu và sinh nở:
Khoảng 7-8 lần. Nên khám thai lần đầu tiên khoảng 3 tuần đầu sau khi chậm kinh. Bác sĩ sẽ siêu âm để khẳng định thai đang phát triển và thử máu. Thời điểm thích hợp để khám lần thứ 2 là giữa tuần 11-12, ngoài kiểm tra thông thường còn siêu âm đo thai để định ngày thụ thai chính xác, đo chiều dày vùng gáy của thai nhi để loại trừ bệnh down. Các buổi khám tiếp theo là lúc thai được 16 tuần và 21-24 tuần tuổi.
Trong lần khám thứ 5 lúc 26 tuần, thai phụ cần tiêm phòng và lần sau đó (31-32 tuần) phải siêu âm lần cuối và tiêm uốn ván mũi 2. Buổi khám lúc 36 tuần rất quan trọng; ngoài kiểm tra thông thường, người mẹ còn phải xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn strepto B (để kịp thời xử lý, tạo thuận lợi cho ca sinh) và bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh. Thai phụ cũng nên khám với bác sĩ gây mê để tìm ra phương án tốt nhất, phòng trường hợp phải mổ đẻ. Sau thời điểm này, người mẹ nên đi kiểm tra thai thường xuyên, nếu mọi việc vẫn ổn thì không nhất thiết phải siêu âm.
Những trường hợp nào cần mổ đẻ?
Bác sĩ sẽ quyết định mổ đẻ theo kế hoạch cho những trường hợp sau: quá ngày dự kiến sinh; sinh khó; ngôi thai mông hoặc ngôi ngang; thai to, khung chậu hẹp; rau tiền đạo. Những sản phụ từng phẫu thuật ở cổ tử cung, cắt u xơ tử cung hoặc từng mổ đẻ, người có bệnh tim mạch hay tiểu đường nặng cũng thường được lên kế hoạch mổ.
Trong ca sinh thường, bác sĩ cũng sẽ quyết định mổ cấp cứu nếu gặp các tai biến như tim thai suy nhiều, cổ tử cung không mở, nước ối đục và mẹ sốt, ra máu nhiều do rau bám thấp...
Biện pháp giảm đau gây tê ngoài mang cứng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và hài nhi không?
Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật mới, đã được áp dụng khá phổ biến, trong đó bác sĩ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào chất dịch bao quanh cột sống. Mũi tiêm dừng lại cách màng cứng bọc tủy sống khoảng 15 mm chứ không phải đâm vào tủy như nhiều người sợ. Các nghiên cứu và thực tế cho thấy gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ giảm hẳn hoặc không còn đau, trong khi tử cung co thắt tốt hơn, cổ tử cung mở nhanh nên em bé ra dễ dàng.
Tuy nhiên, khi rút kim ra, một lượng dịch nhỏ cũng bị lấy ra, nếu lượng dịch này nhiều thì sản phụ có thể bị đau đầu trong 1-2 ngày đầu sau sinh. Chỉ cần nằm nghỉ, hiện tượng này sẽ hết.
Những người bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên thì có bị như vậy trong lần sau không? Làm sao để vẫn ăn kiêng để duy trì mức đường máu tốt mà thai nhi vẫn đủ dinh dưỡng?
Có 2 tình huống xảy ra. Nếu mẹ vốn bị tiểu đường từ trước khi mang thai, cần được bác sĩ nội tiết theo dõi trong suốt quá trình thai nghén và cả sau sinh. Còn nếu người mẹ chỉ bị tiểu đường thai kỳ thì đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Một phụ nữ bị tiểu đường trong lần mang thai trước không có nghĩa là chị ấy cũng bị như vậy trong lần sau, mặc dù nguy cơ rõ ràng là cao hơn người bình thường. Để giảm nguy cơ này, nên duy trì một chế độ ăn uống và vận động hợp lý ngay cả khi đã trở về mức đường huyết lý tưởng.
Người bị tiểu đường thai kỳ cần ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ để không làm đường huyết tăng cao, nhưng vẫn phải tính toán để cung cấp đủ năng lượng cho bào thai. Điều này không khó như mọi người vẫn tưởng, vì em bé không cần mẹ nó ăn khẩu phần gấp đôi bình thường. Vấn đề là phải ăn thật đa dạng để có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhiều phụ nữ bị thai lưu rất sớm ngay trong 3 tháng đầu, liên tiếp nhiều lần. Tại sao có hiện tượng này?
Đến nay, khoa học chưa thể giải thích được hiện tượng đó. Có thể từ khi hình thành, phôi thai đã có bất thường, không thể phát triển hoàn thiện nên bị đào thải theo cơ chế tự nhiên. Tuy nhiên, nguyên nhân là gì thì chưa xác định được. Nếu nếu chỉ lưu một lần thì phần lớn chỉ là tai nạn. Nhưng nếu bị đến lần thứ 2 thì cần làm xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng và tìm một số bệnh nào đó vì đây có thể là nguyên nhân.
AloBacsi.