Bị tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng mù mắt. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường coi thường vì cho rằng, chỉ cần kiêng ăn ngọt nhưng biến chứng của bệnh này rất khó lường.
Vừa qua, tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, số lượng người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam đã đến mức cảnh báo. Nhiều người chữa trị bệnh ở khắp các bệnh viện mà không khỏi. Sau khi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên, nhiều người trong số họ đã bị mù mắt, còn có bệnh nhân bị biến chứng sang nhiều căn bệnh nan y khác.
Người nhà bệnh nhân mệt mỏi, ngồi vật vờ ở hành lang
Bị suy kiệt mới đến điều trị
Hiện nay, khoa Nội tiết và đái tháo đường của BV Bạch Mai lúc nào cũng như nêm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Phần lớn các giường bệnh đều nằm ghép 2 người, có thời gian cao điểm lên tới 3 người.
Bà Hoàng Thị Bảo (ở Gia Lâm, Hà Nội) là người nhà bệnh nhân than thở: "Bệnh nhân đông quá nên phải ở ghép. Mẹ tôi mắc tiểu đường đã mấy năm nay. Điều trị ở nhà không thuyên giảm. Gia đình chuyển mẹ đến BV Bạch Mai thì được các bác sỹ thông báo, mẹ tôi trong tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng, sức khoẻ đã suy kiệt, tiền bạc cũng cạn... Người nào có sổ bảo hiểm còn đỡ, nếu không, bệnh tiểu đường là gánh nặng, chẳng khác gì ung thư".
BS Nguyễn Quang Bảy - phó chủ nhiệm khoa Nội tiết và đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết: Đa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có triệu chứng suy nhược cơ thể, khó phát hiện. Nó chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm. Người mắc bệnh tiểu đường thường mệt mỏi, có những triệu chứng giống một số bệnh khác như tiền đình. Nhiều người "lười" đi khám, cứ đến bác sỹ tư truyền đạm, truyền nước, uống kháng sinh... tức điều trị không đúng cách nên khi đến bệnh viện tuyến TW thường bệnh đã nặng, chuyển sang biến chứng.
Chữa chậm bị mù mắt
Theo các bác sỹ chuyên khoa, đa số người mắc bệnh tiểu đường thường chủ quan, điều trị không dứt điểm hoặc không đúng cách dẫn đến rất nhiều các bệnh hiểm nghèo khác. Bà Đặng Thị Mận (thôn Dương Xã, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) bị căn bệnh tiểu đường nhiều năm nay. Lúc đầu, thấy bệnh nhẹ, bà Mận chủ quan không chữa trị triệt để, đến khi mắt bị mờ, đi khám, các bác sỹ khẳng định, tiểu đường biến chứng gây mù mắt. Bà Mận cho biết, gia đình đã khánh kiệt tài sản để chữa bệnh. Nếu không chữa trị triệt để bệnh tiểu đường thì còn mắc nhiều bệnh hiểm nghèo khác nữa.
BS Nguyễn Quang Bảy phân tích: Hiện nay, ở tuyến dưới người ta có thể phát hiện và chẩn đoán được bệnh tiểu đường, nhưng do thiếu thốn thuốc men, máy móc yếu kém, đội ngũ y bác sỹ có tay nghề chưa cao nên chữa trị không khỏi được cho các bệnh nhân. Khoa Nội tiết của bệnh viện đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân đã qua điều trị một thời gian dài mà vẫn không khỏi nên bệnh quá nặng. Nhiều người đã mắc một số căn bệnh hiểm nghèo khác như mù mắt, suy thận.
Bác sỹ Bảy cho biết: Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như: Bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Loại 1 do tuyến tụy không tiết insualin và loại 2 là do tiết giảm insualin và đề kháng insualin.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng: Tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại. Lượng nước tiểu thường từ 3 - 4 lít hoặc hơn trong vòng một ngày, nước tiểu trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tiểu dầm ban đêm do đa niệu, có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Bác sỹ Bảy khuyến cáo: Khi có các triệu chứng thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đừng để bệnh ủ bệnh, biến chứng, gây ra những bệnh hiểm nghèo khôn lường khác.
AloBacsi.
Vừa qua, tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, số lượng người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam đã đến mức cảnh báo. Nhiều người chữa trị bệnh ở khắp các bệnh viện mà không khỏi. Sau khi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên, nhiều người trong số họ đã bị mù mắt, còn có bệnh nhân bị biến chứng sang nhiều căn bệnh nan y khác.
Người nhà bệnh nhân mệt mỏi, ngồi vật vờ ở hành lang
Hiện nay, khoa Nội tiết và đái tháo đường của BV Bạch Mai lúc nào cũng như nêm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Phần lớn các giường bệnh đều nằm ghép 2 người, có thời gian cao điểm lên tới 3 người.
Bà Hoàng Thị Bảo (ở Gia Lâm, Hà Nội) là người nhà bệnh nhân than thở: "Bệnh nhân đông quá nên phải ở ghép. Mẹ tôi mắc tiểu đường đã mấy năm nay. Điều trị ở nhà không thuyên giảm. Gia đình chuyển mẹ đến BV Bạch Mai thì được các bác sỹ thông báo, mẹ tôi trong tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng, sức khoẻ đã suy kiệt, tiền bạc cũng cạn... Người nào có sổ bảo hiểm còn đỡ, nếu không, bệnh tiểu đường là gánh nặng, chẳng khác gì ung thư".
BS Nguyễn Quang Bảy - phó chủ nhiệm khoa Nội tiết và đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết: Đa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có triệu chứng suy nhược cơ thể, khó phát hiện. Nó chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm. Người mắc bệnh tiểu đường thường mệt mỏi, có những triệu chứng giống một số bệnh khác như tiền đình. Nhiều người "lười" đi khám, cứ đến bác sỹ tư truyền đạm, truyền nước, uống kháng sinh... tức điều trị không đúng cách nên khi đến bệnh viện tuyến TW thường bệnh đã nặng, chuyển sang biến chứng.
Chữa chậm bị mù mắt
Theo các bác sỹ chuyên khoa, đa số người mắc bệnh tiểu đường thường chủ quan, điều trị không dứt điểm hoặc không đúng cách dẫn đến rất nhiều các bệnh hiểm nghèo khác. Bà Đặng Thị Mận (thôn Dương Xã, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) bị căn bệnh tiểu đường nhiều năm nay. Lúc đầu, thấy bệnh nhẹ, bà Mận chủ quan không chữa trị triệt để, đến khi mắt bị mờ, đi khám, các bác sỹ khẳng định, tiểu đường biến chứng gây mù mắt. Bà Mận cho biết, gia đình đã khánh kiệt tài sản để chữa bệnh. Nếu không chữa trị triệt để bệnh tiểu đường thì còn mắc nhiều bệnh hiểm nghèo khác nữa.
BS Nguyễn Quang Bảy phân tích: Hiện nay, ở tuyến dưới người ta có thể phát hiện và chẩn đoán được bệnh tiểu đường, nhưng do thiếu thốn thuốc men, máy móc yếu kém, đội ngũ y bác sỹ có tay nghề chưa cao nên chữa trị không khỏi được cho các bệnh nhân. Khoa Nội tiết của bệnh viện đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân đã qua điều trị một thời gian dài mà vẫn không khỏi nên bệnh quá nặng. Nhiều người đã mắc một số căn bệnh hiểm nghèo khác như mù mắt, suy thận.
Bác sỹ Bảy cho biết: Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như: Bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Loại 1 do tuyến tụy không tiết insualin và loại 2 là do tiết giảm insualin và đề kháng insualin.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng: Tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại. Lượng nước tiểu thường từ 3 - 4 lít hoặc hơn trong vòng một ngày, nước tiểu trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tiểu dầm ban đêm do đa niệu, có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Bác sỹ Bảy khuyến cáo: Khi có các triệu chứng thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đừng để bệnh ủ bệnh, biến chứng, gây ra những bệnh hiểm nghèo khôn lường khác.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,520