Bệnh lý thiếu ối trong lúc mang thai là một trong những điều có thể xảy ra, khi mà thể tích nước ối đo được dưới 250ml hay khi siêu âm kết luận chỉ số ối đo được trong bốn khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kỳ.
Bình thường thể tích nước ối khoảng 30ml ở thai 10 tuần, 1.000ml ở thai 34 - 36 tuần, 800ml ở thai 40 tuần…
[h=2]Vai trò của nước ối[/h] Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng , có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung. Ở giai đoạn đầu thai nhi, chúng có tác dụng nuôi dưỡng phôi thai, cân bằng dịch nội và ngoại bào, khi thai lớn dần, nước ối bảo vệ thai, tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng , giúp thai phát triển hài hòa, bình chỉnh ngôi thai. Khi thai vào chuyển dạ nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi sổ ra được dễ dàng nhờ chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai.
Nước ối giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi
[h=2]Nguyên nhân gây ra thiểu ối[/h] Nguồn gốc tạo thành nước ối từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ. Một khi các yếu tố bất thường từ một trong ba nguồn gốc trên dẫn đến ảnh hưởng đến nước ối. Nhiễm trùng màng ối và bào thai gây ra thiểu ối, đặc biệt do thai nhi bất sản ở hệ tiết niệu gây ra thiểu ối sớm. Những nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng của thai nhi như mẹ có các bệnh lý đi kèm, mẹ hút thuốc lá, mẹ suy dinh dưỡng , ăn uống kém. Là những nguyên nhân gây thiếu oxy trường diễn cho thai nhi làm suy tuần hoàn nhau thai, làm giảm cung lượng máu qua thận và phổi thai nhi, sẽ đưa đến thai nhi bị thiểu ối. Xuất độ trung bình của thiểu ối 3,9 - 5,6%, trong đó chiếm tỷ lệ cao thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khoảng 30% không tìm được nguyên nhân gây ra thiểu ối.
[h=2]Các dấu hiệu đánh giá thiểu ối[/h] Biểu hiện tình trạng thiểu ối thường nghèo nàn, cảm giác của các bà mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát da bụng khi sờ nắn. Khi siêu âm thai xác định rõ thiểu ối, bằng chỉ số ối khi đo bốn khoang ối trên tử cung thành bụng của người mẹ giảm dưới 6cm trở đi, khoang ối bình thường đo được từ 8 - 20cm, khi ở tuổi thai từ 35 - 40 tuần. Mức độ thiểu ối gồm có 3 mức độ; thiểu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 - 7cm; thiểu ối nặng, chỉ số đo được 3 - 5cm; kết luận vô ối khi chỉ số đo được
[h=2]Cách điều trị[/h] Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà chúng ta có hướng điều trị thiểu ối.
Thiểu ối trong ba tháng đầu : trường hợp mức độ trung bình và nặng thì khả năng bệnh lý thai nhi cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý nặng nề của người mẹ. Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
Thiểu ối trong ba tháng giữa: cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Nonstresstest, siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Cho corticosteroids ở tuổi thai 34 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
[h=2]Cách phòng ngừa[/h] Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ. Tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng , nước trái cây . Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiểu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối. Kết hợp dinh dưỡng đầy đủ chất mỗi ngày.
[h=2]BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN[/h]
Bình thường thể tích nước ối khoảng 30ml ở thai 10 tuần, 1.000ml ở thai 34 - 36 tuần, 800ml ở thai 40 tuần…
[h=2]Vai trò của nước ối[/h] Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng , có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung. Ở giai đoạn đầu thai nhi, chúng có tác dụng nuôi dưỡng phôi thai, cân bằng dịch nội và ngoại bào, khi thai lớn dần, nước ối bảo vệ thai, tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng , giúp thai phát triển hài hòa, bình chỉnh ngôi thai. Khi thai vào chuyển dạ nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi sổ ra được dễ dàng nhờ chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai.
[h=2]Nguyên nhân gây ra thiểu ối[/h] Nguồn gốc tạo thành nước ối từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ. Một khi các yếu tố bất thường từ một trong ba nguồn gốc trên dẫn đến ảnh hưởng đến nước ối. Nhiễm trùng màng ối và bào thai gây ra thiểu ối, đặc biệt do thai nhi bất sản ở hệ tiết niệu gây ra thiểu ối sớm. Những nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng của thai nhi như mẹ có các bệnh lý đi kèm, mẹ hút thuốc lá, mẹ suy dinh dưỡng , ăn uống kém. Là những nguyên nhân gây thiếu oxy trường diễn cho thai nhi làm suy tuần hoàn nhau thai, làm giảm cung lượng máu qua thận và phổi thai nhi, sẽ đưa đến thai nhi bị thiểu ối. Xuất độ trung bình của thiểu ối 3,9 - 5,6%, trong đó chiếm tỷ lệ cao thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khoảng 30% không tìm được nguyên nhân gây ra thiểu ối.
[h=2]Các dấu hiệu đánh giá thiểu ối[/h] Biểu hiện tình trạng thiểu ối thường nghèo nàn, cảm giác của các bà mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát da bụng khi sờ nắn. Khi siêu âm thai xác định rõ thiểu ối, bằng chỉ số ối khi đo bốn khoang ối trên tử cung thành bụng của người mẹ giảm dưới 6cm trở đi, khoang ối bình thường đo được từ 8 - 20cm, khi ở tuổi thai từ 35 - 40 tuần. Mức độ thiểu ối gồm có 3 mức độ; thiểu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 - 7cm; thiểu ối nặng, chỉ số đo được 3 - 5cm; kết luận vô ối khi chỉ số đo được
[h=2]Cách điều trị[/h] Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà chúng ta có hướng điều trị thiểu ối.
Thiểu ối trong ba tháng đầu : trường hợp mức độ trung bình và nặng thì khả năng bệnh lý thai nhi cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý nặng nề của người mẹ. Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
Thiểu ối trong ba tháng giữa: cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Nonstresstest, siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Cho corticosteroids ở tuổi thai 34 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
[h=2]Cách phòng ngừa[/h] Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ. Tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng , nước trái cây . Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiểu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối. Kết hợp dinh dưỡng đầy đủ chất mỗi ngày.
[h=2]BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN[/h]
Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)