Mọc răng khôn: nguy cơ và cách điều trị


Songmaivoianh

Active Member
744
51
28
Xu
0
Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường vào khi người từ 17 đến 25 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó.

Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường vào khi người từ 17 đến 25 tuổi.
Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó.

Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng.
Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
Do đó nếu người ở độ tuổi 23-25 mà chưa nhìn thấy răng khôn của mình mọc lên hoặc chỉ nhìn thấy một phần của răng, gần như chắc chắn là răng khôn của bạn đã mọc lệch.
Khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần nhổ.
Răng khôn mọc lệch
- Trường hợp răng khôn mọc lệch 90 độ, bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo vệ hàm răng và tránh viêm nhiễm.
- Nếu lệch ít, có thể mọc mặt nhai lên thì cần dùng thuốc kháng sinh chống viêm và thuốc giảm đau, rạch lợi cho răng mọc lên.

Một số hình ảnh về răng khôn mọc lệch
Một số mẹo chữa đau răng
* Đánh răng kỹ và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng. Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.
* Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau: Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt bạn hãy dùng kháng sinh Spiramycin, liều dùng ngày uống thành 3 lần, 2 viên/lần. Kết hợp với uống thuốc giảm đau Pẩcetamol, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sỹ.
* Giảm đau bằng bấm huyệt
- Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể bấm huyệt thương dương.
- Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Dùng tỏi: Bốc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau. Tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt.
- Dùng lá lốt: Theo Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy khoảng hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch, sau đó cho vào sắc đặc với 01 bát nước và ngậm thường xuyên.
* Chườm đá. Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.
* Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.
* Bôi dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 34 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
* Dùng gừng. Gừng có tính kháng viêm, do đó, bạn có thể dùng rễ gừng giã nát và đắp lên răng. Làm một vài lần như vậy sẽ rất công hiệu.
* Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.
* Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.
* Nước muối ấm. Một trong những biện pháp khắc phục đau răng đơn giản là dùng một ly nước ấm pha với hai thìa muối để súc miệng. Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
* Với những phương pháp đơn giản này, bạn có thể tạm thời ngưng được các cơn đau răng. Tuy nhiên, để chữa trị hiệu quả triệt để các triệu chứng đau răng, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Trong trường hợp, bạn bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Bác sỹ sẽ chụp Xquang và cho bạn lời khuyên về việc phải trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng.


Khi bị đau sưng, sốt, nên đến nha sĩ để được điều trị
Các lợi ích khi giữ lại răng khôn:
1. Có đủ răng: việc giữ lại răng khôn mọc đúng vị trí chức năng của nó, giúp có bộ răng khỏe, thực hiện đầy đủ các chức năng.
2. Giúp phục hình răng: trong trường hợp mất răng số 7 và nếu răng khôn mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho một phục hình cầu răng của bạn.
3. Không phải chịu một cuộc phẫu thuật: bạn sẽ không phải trải qua một cuộc tiểu phẫu răng khôn và không bị các tai biến có thể xảy ra.
Quan điểm nhổ bỏ răng khôn:
Những bất lợi khi nhổ bỏ răng khôn:
Các tai biến khi nhổ răng khôn cũng có thể xảy ra như khi nhổ bất cứ chiếc răng nào trên cung hàm của bạn. Một số tai biến có thể xảy ra khi nhổ răng khôn như:
1. Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam. Viêm ổ răng khôn chiếm khoảng từ 1 - 5% trong tổng số các biến chứng có thể có.
2. Nhiễm trùng hậu phẫu: Có thể xảy ra, tuy hiếm hơn.
3. Tổn thương dây thần kinh: Gây tê môi, tê lưỡi, thường là tạm thời nhưng đôi khi cũng xảy ra vĩnh viễn. Các tổn thương này nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là tổn thương vĩnh viễn.
4. Sưng mặt: Rất thường xảy ra, nhất là trong các trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc kẹt hoăc ngầm có khoan xương. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ.
Những lợi ích khi nhổ bỏ răng khôn:
1. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng ít gặp các biến chứng, đặc biệt với các răng khôn đã gây khó chịu thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Mức độ khó khăn cũng như các biến chứng hậu phẫu thường gia tăng theo tuổi.
2. Thời gian lành thường xảy ra nhanh hơn trong các trường hợp những chân răng khôn này chưa đóng chóp và xương hàm chưa bị calci hóa hoàn toàn.
Rất mong những trình bày trên sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn trong việc nên giữ hay nhổ bỏ răng khôn. Ngay cả nha sĩ cũng không biết trước được chiếc răng khôn của bạn liệu có gây biến chứng hay không, tuy nhiên họ có thể cho bạn biết tình trạng hiện tại của nó, vì thế bạn đừng ngần ngại đến khám và tham khảo ý kiến của nha sĩ.

(Tổng hợp)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl