Những Biến Chứng Thai Kỳ Thuộc Nhóm “Nguy Cơ Cao”


hacobi1102

Well-Known Member
1,217
26
48
Xu
120
Không phải tất cả mọi ca mang thai đều xuôi chèo mát mái. Một số ca cần được theo dõi chặt chẽ. Nhiều phụ nữ trải qua thai kỳ chỉ bị buồn nôn, ợ nóng hoặc sưng mắt cá chân. Đối với một số khác thì không đơn giản như thế. Một ca mang thai nguy cơ cao nghĩa là mẹ và em bé nhiều khả năng gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Đừng tự chẩn đoán bệnh cho mình, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy khó chịu - Ảnh: Inmagine
Phụ nữ trên 35 tuổi thường nghiễm nhiên được coi là "có nguy cơ cao" do tuổi tác làm tăng nguy cơ gặp biến chứng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật .
Do các triệu chứng của biến chứng thường khá giống các tác dụng phụ vô hại của một thai kỳ bình thường, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh (các bà mẹ nên tránh xa Google!) Hãy nhớ: mọi phụ nữ đều khác nhau, do đó hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa hay sản khoa về trường hợp của riêng bạn .
Dưới đây là những thông tin cơ bản về các dạng thai sản nguy cơ cao thường gặp .
[h=2]Tiểu Đường Thai Kỳ[/h] Bệnh này là gì? Một dạng bệnh tiểu đường tạm thời xuất hiện trong thời gian mang thai, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai. Máu của bạn c nồng độ glucose (đường) cao, nhưng cơ thể của bạn lại không tạo ra đủ insulin để chuyển đổi nó thành dạng lưu trữ. Lượng insulin thiếu hụt có thể do nhau thai sản xuất các hormone thai kỳ làm ngăn chặn tác dụng của insulin. Theo Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ, khoảng 5% phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ .
Những ai có nguy cơ? Phụ nữ trên 35, thừa cân hoặc béo phì, người hút thuốc lá, người trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường khởi phát muộn, phụ nữ đã có nhiều con trước đó, có thai nhi lớn (trên 4kg) hoặc những người trước đây đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai .
Mối nguy hiểm ? Sự tăng trưởng của bé có thể bị ảnh hưởng – bé có nguy cơ phát triển quá lớn, sinh ra với lượng đường trong máu thấp, bị vàng da hoặc khó thở và cần được cung cấp oxy. Các bà mẹ có thể bị bệnh tiền sản giật, và nếu em bé quá lớn sẽ phải sinh mổ .
Ảnh: Inmagine
Triệu chứng? Có đường trong nước tiểu của bạn (đây là lý do tại sao bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm nước tiểu thường xuyên ). Khát, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Xét nghiệm máu – bao gồm kiểm tra đường huyết và xét nghiệm dung nạp glucose – được dùng làm căn cứ để chẩn đoán .
Bạn có thể làm gì? Tập thể dục và ăn uống đúng cách có thể giúp kiểm soát đáng kể bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nên đi khám ở một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một chuyên gia bệnh tiểu đường. Ở nhà, nồng độ đường trong máu có thể được theo dõi bằng phương pháp chích ngón tay đơn giản. Bạn có thể cần tiêm insulin. Hãy chuẩn bị tinh thần làm thêm nhiều xét nghiệm để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé – nếu thai nhi phát triển quá lớn, bạn có thể cần phải sinh sớm một hoặc hai tuần .
[h=2]Nhau Tiền Đạo[/h] Bệnh này là gì? Nhau thai nằm ở vị trí thấp, nằm sát và che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung – đường ra của bé. Theo Sở Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh, nhau tiền đạo xảy ra ở khoảng 1-2% ca sinh .
Những ai có nguy cơ? Những người đã từng phẫu thuật tử cung, bao gồm cả phẫu thuật nong và nạo tử cung (phẫu thuật khá phổ biến ở phụ nữ được chỉ định khi kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc nạo phá tha) và mổ bắt con, để lại sẹo trên thành tử cung , các bà mẹ lớn tuổi, hút thuốc, những người mang đa thai, những người đã từng bị nhau tiền đạo trước đây .
Ảnh: Inmagine
Mối nguy hiểm ? Sự tăng trưởng của bé có thể bị hạn chế, bé có khả năng phải ra đời sớm. Nếu nhau thai chặn đường cổ tử cung, cần phải mổ bắt con. Nếu bị băng huyết nặng, sản phụ cần phải được mổ khẩn cấp. Nhau tiền đạo gây nhiều nguy cơ xuất huyết hậu sản đe dọa tính mạng – có thể cần truyền máu .
Triệu chứng? Chảy máu âm đạo không đau, lặp đi lặp lại từ giữa đến cuối thai kỳ, các cơn co thắt sớm, em bé nằm sai vị trí (không thể "rơi" xuống khung chậu). Siêu âm có thể phát hiện ra nhau tiền đạo .
Bạn có thể làm gì? Nhau thai thường di chuyển lên phía trên tử cung trong thời kỳ mang thai, do đó, ở giai đoạn ban đầu nhau tiền đạo thường không được coi là vấn đề. Sau đó thì sẽ cần thiết phải can thiệp. Các bác sĩ thường khuyên thai phụ nghỉ ngơi tại giường, thường là ở bệnh viện , để ngăn chặn mẹ làm việc quá sức và em bé ra đời quá sớm. Nếu bị băng huyết nặng trước 34 tuần, steroid có thể được tiêm vào để tăng tốc độ phát triển phổi của em bé .
(Còn tiếp)
Meo.vn (Theo Mẹo )​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl