Thái hóa khớp không chỉ là bệnh riêng của người lớn tuổi, mà còn "tấn công" các đối tượng trẻ, gây nên các cơn đau dữ dội và thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên
Trong tập 24 vừa qua của chương trình truyền hình thực tế "Dr You - Sức khỏe cho mọi nhà" (do nhãn hàng Panadol của công ty Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe GlaxoSmithKline đồng hành thực hiện phát sóng vào tối chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV9 lúc 19h50 - 20h05 và TodayTV lúc 21h00 - 21h15), hình ảnh cô Nhạn - một phụ nữ trên 50 tuổi với hàng loạt cơn đau, cứng ở các khớp ngón tay, khớp gối rồi cả đến khớp cổ, đau nhất là lúc ngủ dậy (kể cả sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi) như một điển hình về căn bệnh THK.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Thái, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người khám và tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân trong chương trình kể trên thì: THK là căn bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
Người bệnh thường có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (xảy ra theo định kỳ như khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác.
Vì quá đau nên người bệnh không dám cử động, đi lại nhiều, chính vì vậy càng dễ dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng tâm sinh lý, thậm chí là tình trạng "sốc tâm lý" ở người tuổi cao.
Nhưng TS.BS. Nguyễn Văn Thái cho biết: THK không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi, khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 - 2 lần).
THK cũng thường "tấn công" đối tượng trẻ tuổi, nhất là những người lao động nặng hoặc lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, như: người làm văn phòng suốt ngày cắm cúi bên máy tính hoặc phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở... Những người trẻ tuổi bị béo phì, người hút nhiều thuốc lá cũng dễ bị THK. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì THK thường xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể. Những khớp càng chịu sức nặng nhiều thì càng bị bệnh nặng, trong đó thường gặp nhất là những vị trí như:
Khớp gối: làm người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
Khớp háng: người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.
Cột sống cổ: biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Cột sống thắt lưng: đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy, chỉ đau vài chục phút. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các khớp ngón tay cũng là vị trí "đắc địa" của bệnh.
Cũng theo TS.Thái, dù bệnh không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa, đặc biệt là phải ngăn ngừa từ rất sớm, khi tuổi đời còn trẻ. Ðó là: kiểm soát chế độ dinh dưỡng để tránh béo phì; có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; không hút nhiều thuốc lá; tránh lao động quá sức hoặc tránh lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có sự thư giãn…
Một khi đã mắc bệnh, nhằm hạn chế những cơn đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống đau tức thời có chứa thành phần paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, gel bôi khớp bên ngoài ngấm qua da để chống đau. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
AloBacsi.
Bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên
Trong tập 24 vừa qua của chương trình truyền hình thực tế "Dr You - Sức khỏe cho mọi nhà" (do nhãn hàng Panadol của công ty Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe GlaxoSmithKline đồng hành thực hiện phát sóng vào tối chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV9 lúc 19h50 - 20h05 và TodayTV lúc 21h00 - 21h15), hình ảnh cô Nhạn - một phụ nữ trên 50 tuổi với hàng loạt cơn đau, cứng ở các khớp ngón tay, khớp gối rồi cả đến khớp cổ, đau nhất là lúc ngủ dậy (kể cả sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi) như một điển hình về căn bệnh THK.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Thái, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người khám và tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân trong chương trình kể trên thì: THK là căn bệnh gắn liền với các cơn đau nhức kinh niên do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
Người bệnh thường có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (xảy ra theo định kỳ như khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác.
Vì quá đau nên người bệnh không dám cử động, đi lại nhiều, chính vì vậy càng dễ dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng tâm sinh lý, thậm chí là tình trạng "sốc tâm lý" ở người tuổi cao.
Nhưng TS.BS. Nguyễn Văn Thái cho biết: THK không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi, khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 - 2 lần).
THK cũng thường "tấn công" đối tượng trẻ tuổi, nhất là những người lao động nặng hoặc lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, như: người làm văn phòng suốt ngày cắm cúi bên máy tính hoặc phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở... Những người trẻ tuổi bị béo phì, người hút nhiều thuốc lá cũng dễ bị THK. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì THK thường xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể. Những khớp càng chịu sức nặng nhiều thì càng bị bệnh nặng, trong đó thường gặp nhất là những vị trí như:
Khớp gối: làm người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
Khớp háng: người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.
Cột sống cổ: biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Cột sống thắt lưng: đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy, chỉ đau vài chục phút. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các khớp ngón tay cũng là vị trí "đắc địa" của bệnh.
Cũng theo TS.Thái, dù bệnh không chữa khỏi nhưng có cách ngăn ngừa, đặc biệt là phải ngăn ngừa từ rất sớm, khi tuổi đời còn trẻ. Ðó là: kiểm soát chế độ dinh dưỡng để tránh béo phì; có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; không hút nhiều thuốc lá; tránh lao động quá sức hoặc tránh lao động với những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có sự thư giãn…
Một khi đã mắc bệnh, nhằm hạn chế những cơn đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống đau tức thời có chứa thành phần paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, gel bôi khớp bên ngoài ngấm qua da để chống đau. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
AloBacsi.