Hiện nay, bệnh đau tim ở phụ nữ ngày càng phổ biến, nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim là hết sức cần thiết.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau tim ở phụ nữ do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục, căng thẳng… Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo có thể dẫn đến những cơn đau tim ở phụ nữ.
1. Tiêu hoá kém
Nếu hệ tiêu hóa có sự thay đổi bất thường như: thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, kèm theo cảm giác nóng ruột, bực bội, khó chịu… hãy nghĩ ngay tới những vấn đề liên quan đến tim.
Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu cảm giác này thường xuyên xảy ra. Bởi nếu để lâu có thể khiến bệnh về tim nặng thêm, tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Đau ngực
Nếu bạn cảm thấy đau ngực nặng bên trái, hãy cảnh giác. Bởi đây là một triệu chứng khá phổ biến cũng như nổi bật của những cơn đau tim. Tuy nhiên, chỉ có 30% phụ nữ nhận thức được các cơn đau ngực trước khi cơn đau tim xảy ra.
Vì vậy, chị em đặc biệt cần chú ý dấu hiệu này. Cơn đau sẽ lây lan đến vai, cổ, hàm và lưng.
Biết cách giảm thiểu các cơn đau tim sẽ giúp bạn vui vẻ hơn.
3. Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Khi bị suy tim, quá trình lưu thông máu qua tim gặp “trục trặc”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tế bào trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng cảm giác mệt mỏi.
Mệt mỏi tăng lên kèm theo cảm giác đau ngực, buồn nôn, nhất là khi bạn vận động nhiều. Điều này càng chứng tỏ tim bạn đang có vấn đề, nếu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
4. Nhịp thở không đều
Trước khi cơn đau tim xuất hiện, bạn có thể cảm thấy như thể mình không nhận được đủ oxy. Điều này làm cho bạn thở gấp hơn. Đó là do sự rối loạn co bóp của tim ảnh hưởng tới phổi, gây ra khó thở. Nhịp thở không đều còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim.
Hiện tượng khó thở thường xuất hiện về đêm, khi làm việc nặng, căng thẳng đầu óc hoặc khi nằm gối quá thấp.
Một số mẹo nhỏ tránh những cơn đau tim:
1. Hiểu rõ những nguy cơ mắc bệnh tim:
Có rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát được (tuổi tác, di truyền), nhưng cũng có hàng loạt các yếu tố hoàn toàn có thể khống chế được.
Bởi vậy, bạn nên hiểu rõ về nguy cơ mắc bệnh tim của mình để biết cách phòng bệnh phù hợp.
2. Tập thể dục:
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tập luyện thể dục. Bạn có thể chọn bất cứ bài tập nào phù hợp với mình như chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội hay khiêu vũ. Nhưng lưu ý, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết bài tập nào là phù hợp với mình.
3. Chế độ ăn tốt cho tim:
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm cả hoa quả sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Hãy ăn khoảng 5 phần hoa quả, rau xanh mỗi ngày và cắt giảm những món ăn không lành mạnh như đồ chiên, nướng.
4. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc:
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu thì bạn không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc thì bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim trong vòng 1-2 năm
5. Kiểm tra sức khỏe:
Hãy kiểm tra sức khỏe tim 1 lần/năm hoặc càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ có vấn đề tiềm ẩn.
6. Hiểu rõ những triệu chứng:
Phụ nữ thường có những triệu chứng về bệnh tim khác với đàn ông vì vậy việc hiểu rõ về các triệu chứng là rất quan trọng. Hầu hết phụ nữ thường có các dấu hiệu thở gấp và buồn nôn thay vì những cơn đau ngực nặng và mệt mỏi… đó cũng là lý do vì sao bệnh tim có thể bị chẩn đoán nhầm.
7. Sống vui vẻ:
Sự căng thẳng có thể tàn phá trái tim của bạn, vì vậy nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tìm những biện pháp hiệu quả và tích cực để đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống.
Hanhphucgiadinh
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau tim ở phụ nữ do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục, căng thẳng… Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo có thể dẫn đến những cơn đau tim ở phụ nữ.
1. Tiêu hoá kém
Nếu hệ tiêu hóa có sự thay đổi bất thường như: thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, kèm theo cảm giác nóng ruột, bực bội, khó chịu… hãy nghĩ ngay tới những vấn đề liên quan đến tim.
Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu cảm giác này thường xuyên xảy ra. Bởi nếu để lâu có thể khiến bệnh về tim nặng thêm, tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Đau ngực
Nếu bạn cảm thấy đau ngực nặng bên trái, hãy cảnh giác. Bởi đây là một triệu chứng khá phổ biến cũng như nổi bật của những cơn đau tim. Tuy nhiên, chỉ có 30% phụ nữ nhận thức được các cơn đau ngực trước khi cơn đau tim xảy ra.
Vì vậy, chị em đặc biệt cần chú ý dấu hiệu này. Cơn đau sẽ lây lan đến vai, cổ, hàm và lưng.
Biết cách giảm thiểu các cơn đau tim sẽ giúp bạn vui vẻ hơn.
3. Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Khi bị suy tim, quá trình lưu thông máu qua tim gặp “trục trặc”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tế bào trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng cảm giác mệt mỏi.
Mệt mỏi tăng lên kèm theo cảm giác đau ngực, buồn nôn, nhất là khi bạn vận động nhiều. Điều này càng chứng tỏ tim bạn đang có vấn đề, nếu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
4. Nhịp thở không đều
Trước khi cơn đau tim xuất hiện, bạn có thể cảm thấy như thể mình không nhận được đủ oxy. Điều này làm cho bạn thở gấp hơn. Đó là do sự rối loạn co bóp của tim ảnh hưởng tới phổi, gây ra khó thở. Nhịp thở không đều còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim.
Hiện tượng khó thở thường xuất hiện về đêm, khi làm việc nặng, căng thẳng đầu óc hoặc khi nằm gối quá thấp.
Một số mẹo nhỏ tránh những cơn đau tim:
1. Hiểu rõ những nguy cơ mắc bệnh tim:
Có rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát được (tuổi tác, di truyền), nhưng cũng có hàng loạt các yếu tố hoàn toàn có thể khống chế được.
Bởi vậy, bạn nên hiểu rõ về nguy cơ mắc bệnh tim của mình để biết cách phòng bệnh phù hợp.
2. Tập thể dục:
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tập luyện thể dục. Bạn có thể chọn bất cứ bài tập nào phù hợp với mình như chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội hay khiêu vũ. Nhưng lưu ý, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết bài tập nào là phù hợp với mình.
3. Chế độ ăn tốt cho tim:
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm cả hoa quả sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Hãy ăn khoảng 5 phần hoa quả, rau xanh mỗi ngày và cắt giảm những món ăn không lành mạnh như đồ chiên, nướng.
4. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc:
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu thì bạn không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc thì bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim trong vòng 1-2 năm
5. Kiểm tra sức khỏe:
Hãy kiểm tra sức khỏe tim 1 lần/năm hoặc càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ có vấn đề tiềm ẩn.
6. Hiểu rõ những triệu chứng:
Phụ nữ thường có những triệu chứng về bệnh tim khác với đàn ông vì vậy việc hiểu rõ về các triệu chứng là rất quan trọng. Hầu hết phụ nữ thường có các dấu hiệu thở gấp và buồn nôn thay vì những cơn đau ngực nặng và mệt mỏi… đó cũng là lý do vì sao bệnh tim có thể bị chẩn đoán nhầm.
7. Sống vui vẻ:
Sự căng thẳng có thể tàn phá trái tim của bạn, vì vậy nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tìm những biện pháp hiệu quả và tích cực để đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống.
Hanhphucgiadinh
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 912