Những điều bạn nên biết về phá thai an toàn


Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Nó có thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích. Hầu hết các vụ phá thai đều có mục đích. Những trường hợp ngoại lệ, tức là những vụ phá thai vì "tai nạn", được thực hiện do các khuyết tật của người mẹ hoặc đứa con, đôi khi của cả hai.
Chúng được gọi là trường hợp "phá thai bộc phát" để phân biệt với những trường hợp không phải vì tai nạn, mà bị gọi bằng cái tên "hơi quá mạnh" là "tội phá thai". Điều này gây lúng túng vì một số trường hợp "tội phá thai" lại được thực hiện một cách bộc phát. Tốt hơn, nên gọi hình thức thứ hai này bằng cái tên "phá thai có chủ đích" hay "cố ý phá thai".


Thế nào là phá thai không an toàn?


Loại phá thai nguy hiểm nhất có lẽ là kiểu "lén lút" và “dân dã” mà những người có thai tự đưa vào tử cung mình những chất hoá học. Một số bạn gái khi lần đầu có thai đã rất lo sợ, không dám đến bệnh viện. Trong điều kiện ở nhà có bạn đã tự hành hạ mình bằng cách đặt vào âm đạo những hoá chất hoặc tiêm qua ven những chất độc để gây sảy thai. Sau những cuộc “phẫu thuật” lén lút như vậy nguy cơ vô sinh thường gặp cao gấp 4 lần.

Nguy hiểm còn có thể xảy ra đối với những trường hợp phá thai đã quá lớn – trên 12 tuần tuổi. Trong những trường hợp này khi nạo dễ xảy ra những tổn thương khác nhau đối với cổ tử cung. Một trong những nguy hiểm là do xương của bào thai đã quá to có thể làm xây xước hoặc làm thủng tử cung. Đối với những bạn gái có u khi phá thai cũng rất nguy hiểm.


Làm thế nào để không phải phá thai?

Phá thai chỉ là một biện pháp chữa cháy, các bạn đừng lặp lại, vì càng lặp lại, khả năng tai biến càng lớn. Do đó, nếu có quan hệ tình dục mà chưa sẵn sàng có thai, các bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai.

Vậy phải tránh thai như thế nào? Một số đôi bạn tình quyết tâm "nằm riêng", nhiều đôi còn thề không bao giờ "gần" nhau nữa. Thực tế cho thấy phương án này ít khả thi. Vì vậy, các bạn hãy chọn một biện pháp tránh thai đáng tin cậy và sử dụng nó thường xuyên, liên tục.

Hút, nạo thai không gây ung thư như một số người lầm tưởng. Ung thư xuất hiện là do sự đột biến tế bào; hút nạo thai không gây ra sự đột biến đó.


Những lưu ý trước khi phá thai

Để đi đến quyết định phá thai không bao giờ là dễ dàng, phải không bạn? Các bạn cần trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng và lường trước những "biến chứng" có thể xảy ra và khả năng đương đầu với chúng sau này. Và một điều rất quan trọng là trước khi đi hút, nạo thai, bạn cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Bạn hãy đi thử thai ở cơ sở y tế, hoặc tự thử bằng dụng cụ thử thai nhanh mua ở hiệu thuốc (phổ biến là que thử Quick Stick). Chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt nhiều khi cũng dao động. Nếu chậm kinh, bạn nên thử cho chắc chắn, đừng vội vã hút ngay.

Trên thực tế đã có một số bạn dù chậm kinh nhưng vẫn không muốn nghĩ là đã có thai, cứ ở nhà cầu trời là không phải, để đến khi rõ rồi thì thai đã lớn, không xử lý được nữa. Đối với những bạn có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, nếu thấy đã chậm kinh nguyệt một tuần thì nhất thiết nên thử thai.

Nếu biết chắc mình có thai mà không thể sinh con, bạn hãy đến cơ sở y tế trong khoảng thời gian có thể để hút hoặc nạo. Để chắc chắn được hút (an toàn hơn nạo), bạn hãy đến cơ sở y tế khi chậm kinh chưa quá 4 tuần. Tuy nhiên, cũng không nên hút quá sớm, vì có thể trứng đã thụ tinh nhưng chưa vào làm tổ trong tử cung và sẽ phải hút lại. Tốt nhất là hút thai khi chậm kinh 2-3 tuần và nên đi siêu âm trước khi hút để đảm bảo là phôi đã vào đến tử cung.

Nhiều bạn lo lắng không biết liệu việc hút, nạo thai có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và có hại về sau hay không. Cần phải nói rằng hút, nạo thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dĩ nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Vậy nhưng hút nạo thai nếu đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng thì an toàn hơn mang thai và sinh đẻ. Nếu cần phải hút nạo thai, các bạn hãy đến một trong các địa chỉ an toàn và đừng quá lo lắng.

Khi đến cơ sở y tế, các bạn cần chuẩn bị trước một khoản tiền viện phí và mang sẵn băng vệ sinh. Trước khi thực hiện phá thai, bạn nữ sẽ được bác sĩ khám để kiểm tra sức khoẻ và tình hình thai nghén. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau. Không như người ta nói chỉ đau như kiến cắn, phá thai thực sự gây đau, và nạo thai hay kovax thì gây đau hơn hút thai hay bỏ thai bằng thuốc. Song, đau nhiều hay ít một phần cũng là do tâm lý. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ lo lắng nhiều, sợ đau nhiều thường cảm thấy đau hơn người khác. Do đó điều quan trọng là bạn gái cần cố gắng thư giãn, loại bỏ nỗi sợ hãi. Việc này cũng qua nhanh thôi, bạn hãy tự tin, điều đó sẽ giúp bạn bớt đau.


Thế nào là phá thai an toàn?


Phá thai an toàn nhất và ít tai biến nhất là ở các bệnh viện chuyên khoa sản, do các bác sỹ có trình độ chuyên môn và có tay nghề cao thực hiện, theo dõi, cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối và có thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp "tai biến", điều kiện sức khoẻ của sản phụ cho phép thực hiện việc phá thai và tuổi thai chưa quá lớn, trong vòng từ 7 đến 8 tuần.


Các biện pháp phá thai an toàn

Một vài năm trước đây, biện pháp phá thai bằng hút chân không được sử dụng khá phổ biến, song hiện nay phương pháp này lại ít được sử dụng, bởi sử dụng hút chân không, các phần của phôi thai có thể không hút được ra hết và vẫn phải nạo lại.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thụât, thủ thuật phá thai cũng dần trở nên bảo đảm và an toàn hơn.

Tuỳ thuộc vào tuổi thai và điều kiện của từng cơ sở y tế mà các bác sĩ sẽ đi đến quyết định có thể sử dụng biện pháp phá thai nào thì an toàn nhất cho người phải phá thai.

Hiện nay, ở nước ta có những biện pháp phá thai chủ yếu sau:

- Phá thai bằng thuốc (được thực hiện đối với trường hợp tuổi thai dưới 7 tuần tuổi)
- Hút thai (được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 8 tuần tuổi)
- Nạo thai (Được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 12 tuần tuổi)
- Phá thai bằng kovax (được thực hiện khi tuổi thai đã lớn)

Việc sử dụng biện pháp phá thai nào là do bác sỹ quyết định, tuỳ thuộc vào kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ tại của các cơ sở y tế đó cũng như tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ, tuổi thai.


Khi nào cần đi "giải quyết"?


Khi có quan hệ tình dục không an toàn (tức là không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai không thành công) thì bạn gái có nguy cơ mang thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định phá thai, bạn gái cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Tốt nhất là bạn cần thử thai bằng que thử thai nhanh, sau khi có quan hệ tình dục không an toàn từ bảy đến mười ngày hoặc đi siêu âm tại các cơ sở y tế, nếu chậm kinh từ một đến hai tuần. Bạn lưu ý nhé, chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt có nhiều khi dao động do nhiều nguyên nhân khác nữa như sự lo lắng, căng thẳng, thay đổi môi trường sống... Trước khi nạo, hút thai, nhất thiết phải siêu âm thấy thai nhi đã di chuyển về làm tổ trong tử cung.


Các nguy cơ khi phá thai


Việc sử dụng các thủ thuật can thiệp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén luôn chứa đựng những nguy cơ, tai biến ngay trong quá trình can thiệp và sau khi đã thực hiện thủ thuật. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn một số những biến chứng của việc phá thai bằng thủ thuật.

Tai biến do gây tê - gây mê


Trong gây mê có tai biến khoảng 1/ 2.000 và tử vong là 1/ 8.000. Nguyên nhân gây tử vong có thể do không tôn trọng các chống chỉ định của gây mê, do phản xạ ngưng tim hoặc do sốc dị ứng thuốc....


Đọc tiếp: http://phongkhamdakhoathanhtri.com/pha-thai/pha-thai-khong-dau/nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-pha-thai-an-toan.html
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.