Hỏi vấn đề tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi


dongthimo

New Member
3
0
1
41
Xu
0
chào bác sỹ:
con tôi được 3 tháng tuổi.Tôi đã cho cháu ăn thêm bột từ khi cháu được 1,5 tháng.hiện tại cháu phát triển 1 cách bình thường.nhưng khoảng gần 1 tháng nay cháu không tự đi ngoài được,5-7 ngày tôi không thấy cháu đị ngoài nên đã tháo thụt cho cháu 1 lần tôi đã cho cháu ăn thêm đồ mát,đồ nhiều chất sơ,rễ tiêu hóa nhưng cũng không có kết quả.tôi đã cho cháu đi bẹnh viện tỉnh khám nhưng không có kết quả.vậy mong bác sỹ tư vấn giúp tôi.
 

blue

Active Member
796
39
28
Xu
0
Chào bạn!

Lỗi của bạn là bạn cho con ăn bột quá sớm. Lẽ ra 6 tháng tuổi mới đến tuổi ăn bột thì bạn đã cho ăn từ 1,5 tháng. Nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn nơn nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng có thể suy dinh dưỡng. Ăn bột làm bé no bụng, gây giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới kém bú. Trong khi bột (phần lớn là tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác) không thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của bé như sữa. Nếu bú kém, ăn bột nhiều dễ gây hiện tượng bụ bẫm, nhưng thực ra bé lại suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất. Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.

Vậy nên bạn dừng cho cháu ăn bột lại, để đến 6 tháng mới đến tuổi ăn. Và cho cháu đi khám điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ nhé!
 
  • Like
Cảm xúc: hacobi1102

dongthimo

New Member
3
0
1
41
Xu
0
bac si oi theo nhu loi bac si cha loi toi sang nay, toi thay cung dung nhung chau nha toi van bu deu an khoe mot tuan chuoc toi co cho chau di kham tai benh vien tinh tuyen quang .bac si o day loi con toi co the bi phinh dai tranh bam sinh toi rat lo bac si hay giup toi hieu them ve benh lay
 

blue

Active Member
796
39
28
Xu
0
Phình đại tràng bẩm sinh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Đây là một bệnh bẩm sinh gặp ở tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 - 1/5.000 trẻ sơ sinh. Trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 - 9/1. Bệnh cần được phát hiện sớm để săn sóc, theo dõi và điều trị đúng lúc.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có những đặc điểm sau:

Trẻ mới sinh xuất hiện bụng chướng căng, không đi cầu phân su sau hơn 1 ngày 1 đêm hoặc chỉ đi cầu khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích hậu môn bằng ống thông, trẻ đi cầu ra rất nhiều phân dạng như tháo nút tắc ở cống nước, và được gọi là dấu hiệu 'tháo cống'. Ngoài ra do bụng chướng căng, nên trẻ nôn nhiều.

Ở trẻ lớn, bệnh thường được biểu hiện bởi tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm xen kẻ những đợt ỉa chảy dạng 'tháo cống' với tính chất đặc trưng là phân rất thối và có màu đen (do phân ứ đọng lâu ngày) và bụng chướng. Kèm theo, trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tâm thần.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh được điều trị như thế nào ?

Do không có các hạch thần kinh ở đoạn ruột gần phía hậu môn (dài hay ngắn tùy từng trẻ) nên đoạn ruột đó không thể co bóp được và teo nhỏ. Hậu quả là đoạn ruột bình thường bên trên phình to ra. Điều trị bệnh bao gồm cắt bỏ đoạn ruột teo nhỏ rồi đưa đoạn ruột bình thường bên trên xuống thay thế. Hiện nay có nhiều cách mổ khác nhau, có thể mổ một lần hay nhiều lần, có thể phải mổ bụng nhưng trong phần lớn trường hợp, chỉ mổ từ dưới hậu môn lên mà không cần mổ bụng.
Hiện nay, trong các bệnh viện lớn có chuyên khoa mổ trẻ em, phẫu thuật bệnh phình đại tràng bẩm sinh qua ngả hậu môn là an toàn. Cháu có thể được cho bú trở lại sau mổ 1-2 ngày và ra viện sau khoảng 1 tuần.
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl