Cách chữa trị hiệu quả cho bà bầu bị đau bụng


Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài lại kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất là các mẹ bầu nên tới bác sỹ để được thăm khám, sớm phát hiện và có hướng điều trị hiệu quả cho tình trạng của mình. Và bài viết kì này sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu kĩ về chứng đau bụng khi mang thai cùng những lưu ý tốt nhất có liên quan.

1.Tại sao bà bầu dễ bị đau bụng khi mang thai

• Trong suốt thai kỳ, độ cứng và dẻo dai của dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Vì vậy, khi bạn di chuyển xung quanh, bạn có thể cảm giác đau một phần hoặc toàn bộ cơ thể.



• Khi bé của bạn lớn lên, dạ con có khuynh hướng nghiêng sang phải và các mô chằng có thể co thắt lại. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau chuột rút xuất hiện thường xuyên ở phía bên phải.

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản phụ bị đau bụng lâm râm khi mang thai, nếu do những nguyên nhân sau thì việc đau bụng cũng không đáng lo lắm:

• Đầy bụng, khó tiêu: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

• Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.

• Đau dây chằng: Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.

• Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.
3. Những dấu hiệu dự báo sự nguy hiểm khi bà bầu bị đau bụng
Nếu bị đau bụng khi mang thai kèm theo cảm giác khó chịu thì các bạn cần lưu ý phát hiện và điều trị kịp thời tránh hậu quả xấu xảy ra.

Đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của một bệnh khác không liên quan đến mang thai. Viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm túi mật có thể gây ra các cơn đau vùng bụng.

Thai kỳ còn có thể gây ra một vấn đề khác, đó chính là u xơ tử cung. Bệnh này không ảnh hưởng gì tới bạn trước khi thụ thai nhưng có thể khiến bạn không thoải mái một khi đã mang thai.

Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, nên báo sớm với bác sĩ sản khoa của bạn. Đặc biệt trong trường hợp cơn đau không tự biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc nếu bạn bị chuột rút cùng với:

• Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
• Sự tiết âm đạo bất thường.
• Bị đốm hoặc chảy máu.
• Đau nhức
• Nôn ói
• Sốt
• Cảm lạnh
4.Tuyệt chiêu làm giảm các cơn đau bụng thông thường cho mẹ bầu
Nếu là do những nguyên nhân thông thường thì các sản phụ có thể áp dụng những cách sau để làm giảm cơn đau bụng lâm râm khi mang thai:




• Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút.
• Ngồi xuống một lúc.
• Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
• Tắm nước ấm.
• Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
• Thư giãn tinh thần.
• Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.
• Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.
5.Những biến chứng thai kì nguy hiểm được cảnh báo từ đau bụng khi mang thai.
Ngoài những nguyên nhân khiến sản phụ đau vùng bụng thường như kể trên các bạn cũng cần chú ý các trường hợp bị đau bụng dưới dữ dội hoặc dai dẳng trong suốt thời kỳ mang thai thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một trong những biến chứng thai kì nguy hiểm mà sản phụ không biết:


Sảy thải sớm
Một điều đáng buồn là việc sảy thai sớm khá phổ biến. Nó xảy ra khi em bé không được phát triển một cách bình thường. Các dấu hiệu của việc này là thỉnh thoảng bị chuột rút, chảy máu hoặc đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên. Gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt, trong lúc chờ đợi, bạn nên nằm hoặc ngồi với hai chân đưa lên cao.



Nếu bạn chảy nhiều máu, thấm ướt nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ, bạn nên đi thẳng đến phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

Thai ngoài tử cung
Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay.

Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau thường bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ có thể bị chảy máu sẫm màu. Tình trạng này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Gọi cho bác sĩ hoặc đến thẳng phòng cấp cứu ngay lập tức vì thai ngoài tử cung không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.

Điều này được hình thành bởi trứng thụ tinh bên ngoài các bức tường tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Sảy thai:
Thường xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ, sảy thai đi kèm với các dấu hiệu như chảy máu và đau bụng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.




Sinh non:
Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.

Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.

Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.



Trong vài trường hợp, có xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu nước. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút, co thắt. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy các hoạt động của thai nhi sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.

Tiền sản giật:
Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

Nhiễm trùng đường tiểu:
Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.

Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

Các triệu chứng khác: bao gồm ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày.

Với những thông tin được cung cấp đầy đủ trên đây, mong rằng các mẹ bầu sẽ có hướng tìm hiểu thật kĩ để sớm biết trước khi mang thai mình phải đối mặt với tình trạng đau bụng như thế nào mà có thể sẵn sàng tâm lý hơn. Thực tế là đau bụng trong thai kỳ sẽ không có vấn để gì đáng lo ngại nhưng nếu gặp phải những biến chứng đi kèm thì hãy tới thăm khám bác sỹ ngay để sớm có sự tư vấn, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl