Cách chữa trị bệnh mất ngủ kinh niên


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Mất ngủ kinh niên là một hiện tượng bệnh lý gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến học tập và công việc của mỗi người. Sau đây, cách chữa trị căn bệnh này sẽ được đội ngũ bác sĩ, tư vấn viên làm rõ.

Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 56 tuổi, bi mat ngu kinh nien 2 nam nay. Vào mỗi buổi tối mẹ tôi chỉ ngủ được 1-2 tiếng. Tình trạng mất ngủ kéo dài như vậy khiến mẹ tôi rất mệt mỏi,ăn không ngon,trí nhớ cũng bị giảm sút làm cho cuộc sống bị tác động rất nhiều. Gia đình tôi thực sự rất buồn và lo lắng cho sức khỏe của má tôi. Xin bác sĩ giải đáp giúp cho tôi cách chữa trị cho bệnh mất ngủ kinh niên của mẹ tôi.

Tôi xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, không có được giấc ngủ đêm đầy đủ. Ngày nay, chứng mất ngủ được ghi nhận là lí do gây tác động lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ thường bị bệnh mất ngủ nhiều hơn nam giới. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ. Bệnh mất ngủ thường có các triệu chứng sau:

– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

– Người mất ngủ rất khó tập trung khi làm việc, thậm chí chán nản, không muốn làm việc, hay cáu gắt.

– Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm.

Có rất nhiều lí do gây mất ngủ ở người có tuổi. Thường do người có tuổi giảm hoạt động thể lực, giảm tiếp xúc với ánh sáng, dễ bị tỉnh giấc; Do thay đổi về nhịp sinh học, khả năng phục hồi các chức năng của cơ thể giảm, do cơ thể bị lão hóa… Kèm theo, các bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi như sa sút trí nhớ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, đau xương khớp, trầm cảm… làm giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ.

Bệnh mất ngủ thường do 4 nhóm lí do gây mất ngủ ở người có tuổi:

– Những bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiền phát: Người có tuổi thường kèm tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, hiện tượng ngừng thở lúc ngủ hoặc hiện tượng chân tay cử động một cách không tự chủ về đêm làm người cao tuổi bị tỉnh giấc.

– Những bệnh gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: biểu hiện đau là lí do hay gặp gây tác động đến giấc ngủ của người có tuổi. Hay gặp nhất các bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, vôi hóa, cùng hóa đốt sống…, các bệnh này thường làm đau tăng lên về nửa đêm và gần sáng, làm cho người cao tuổi bị tỉnh giấc và thường làm cho người bệnh rất khó ngủ tiếp.

Một số bệnh khác hay gặp như bệnh thiếu máu cơ tim gây đau tức ngực, đi tiểu đêm nhiều lần (u xơ tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường), các bệnh gây khó thở (do suy tim, viêm phế quản mãn, hen phế quản)…

– Những bệnh tâm thần kinh: theo một số chuyên gia, bệnh trầm cảm có liên quan đến rối loạn giấc ngủ của người có tuổi. Bệnh nhân trầm cảm thường khó ngủ, tỉnh giấc sớm và có cơn buồn ngủ vào ban ngày. Một số rối loạn tâm thần khác cũng gây mất ngủ (lo âu, sa sút trí tuệ, hay quên…)

– Do thuốc: Những thuốc gây mất ngủ ở người có tuổi là các loại Corticoid, nội tiết tuyến giáp…

Một số chất kích thích thần kinh rượu, cafein, chè, thuốc lá cũng gây mất ngủ. Mất ngủ do rất nhiều lí do gây nên. Muốn chữa trị khỏi bệnh cần phải xác định được lí do gây mất ngủ, và người mất ngủ cần được loại bỏ các lí do gây mất ngủ. Nên tự tạo cho mình tâm lý thoải mái trước khi ngủ, nơi nằm ngủ nên yên tĩnh, không khí thoáng, trong lành, nhiệt độ phù hợp, giường chiếu, chăn, màn phù hợp tạo giấc ngủ sâu. Có thể dùng thêm một số thuốc an thần nhẹ được làm từ đông y như củ bình vôi, lá vông, tâm sen, lạc tiên… giúp cho người có tuổi dễ đi vào giấc ngủ.

Nên uống thuốc chữa trị các lí do gây mất ngủ, như người bị mất ngủ do đau xương khớp, loãng xương, thoái hóa xương phải dùng các thuốc chữa bệnh về xương khớp, các thuốc giảm đau. Ðiều trị tốt bệnh cơ xương giúp bệnh nhân lấy lại được giấc ngủ sinh lý. Phát hiện sớm và chữa trị bệnh trầm cảm vì bệnh này thường xuyên xảy ra ở những người mất ngủ kéo dài. Nguyên tắc chung chữa trị các bệnh gây mất ngủ là giảm tối đa các triệu chứng nhưng hạn chế uống thuốc đến mức tối thiểu. Các thuốc gây ngủ, thường dùng cho những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài không tìm thấy lí do.

Có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị mất ngủ. Các thuốc thường dùng là Seduxen, Valium. Thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người có tuổi uống thuốc cần thận trọng vì dễ bị ngã. Ða số các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ Laroxyl) có tác dụng an thần và được dùng liều thấp như một loại thuốc ngủ, đặc biệt ở những bệnh nhân có trầm cảm kèm theo. Các loại thuốc tiết ra melatonin tạo giấc ngủ sinh lý. Hay dùng là Melatonin 3 mg. Loại thuốc này dùng lâu không gây lệ thuộc thuốc.

Với tình huống của mẹ bạn, muốn tìm lại được giấc ngủ ngon, bạn nên đưa mẹ đi khám để được các bác sỹ tìm ra lí do và chữa trị các lí do gây mất ngủ. Ngoài ra, gia đình bạn nên tạo cho mẹ bạn môi trường sống dễ chịu và phù hợp, mẹ bạn cũng nên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí để tinh thần được thoải mái, như vậy chất lượng giấc ngủ sẽ tốt hơn.

Chúc mẹ bạn chóng khỏi bệnh!

Bệnh rối loạn thần kinh mất ngủ


Câu hỏi bởi: Mỹ Dung

Thưa bác sĩ, mẹ của tôi năm nay 45 tuổi. Bị bệnh viêm xoang bướm điều trị nhiều năm nhưng ảnh hưởng tới thần kinh làm mất ngủ kinh niên hơn 10 năm. Đã điều trị và uống nhiều thuốc nhưng vẫn mất ngủ trầm trọng. Bên cạnh mất ngủ, còn đau nhức mắt và đầu, giảm trí nhớ. Uống thuốc ngủ thì ngủ được 1 ít, ngưng uống thì mất ngủ. Tôi có nghe người thân giớ thiệu bác sĩ Lương Văn Đồng chuyên khoa nội thần kinh. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị để mẹ tôi có thể ngủ được.
Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Đức Liên


Chào bạn,
Mất ngủ là một bệnh mãn tính, và cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý thần kinh. Mẹ bạn được chẩn đoán viêm xoang bướm, đã điều trị rồi mà vẫn còn đau mắt và đau đầu.
Bạn nên cho mẹ bạn đến bệnh viện chuyên khoa về thần kinh khám và chụp cộng hưởng từ để điều trị khỏi bệnh này trước nhé, Bác sỹ sẽ tư vấn và điều trị mất ngủ.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục!

Đau đầu, choáng, khó ngủ và hay mỏi vùng gáy có phải là bệnh thiếu máu lên não không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bạn cháu là nam, 22 tuổi. Gần đây bạn ấy thường bị đau đầu, choáng, khó ngủ và hay mỏi vùng gáy. Cho cháu hỏi đây có phải là bệnh thiếu máu lên não không? Bệnh này có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và có cách nào chữa khỏi không ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Bạn cháu có đau mỏi ở vùng gáy, đau đầu, choáng váng và khó ngủ. Các biểu hiện đó bác cũng nghĩ đó có thể là bạn cháu bị thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân gây ra, trong dó phổ biến là do rối loạn thần kinh thực vật và do thoái hoá đốt sống cổ làm lượng máu lên nuôi não bị giảm.

Trường hợp của bạn cháu có đau mỏi ở vùng gáy điều đó rất có thể bạn cháu bị thoái hoá đốt sống cổ nên sinh ra mỏi vùng cổ và đây chính là nguyên nhân gây nên thiểu năng tuần hoàn não ở bạn cháu. Thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng biểu hiện như sau:

Đau đầu, đau cả khu vực chẩm và cổ

Choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, đôi khi mất thăng bằng

Rối loạn giấc ngủ: 80% mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não với triệu chứng như khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thức giấc giữa đêm, hay mơ ngủ…

Rối loạn cảm xúc: Người luôn bồn chồn, dễ cáu vô cớ, mất tập trung, hay quên…

Nếu ở mức độ nhẹ thì không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu suất công việc và chất lượng sống hàng ngày của người bệnh. Nếu nặng có thể gây nhũn não, xuất huyết não, liệt nửa người. Bệnh này có thể chữa ổn định tốt nhưng cần phải kiên trì, đa số chữa trị theo biểu hiện nên dễ tái phát cần phải được theo dõi thường xuyên. Cháu khuyên bạn cháu tới khoa Thần kinh để khám và được kê đơn dùng thuốc khám định kỳ theo dõi chu đáo.

Chúc cháu mạnh khoẻ!

Nên mua những loại thuốc nào để chữa bệnh mất ngủ và rối loạn tuần hoàn não?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Em muốn nhờ bác sĩ giải đáp giúp em một số điều như sau. Má em năm nay 44 tuổi, bị mắc chứng bệnh mất ngủ. Má em đã uống thuốc ngủ nhưng chỉ ngủ đến 12 giờ tối là tỉnh. Má em còn bị thêm bệnh rối loạn tuần hoàn não. Mong bác sĩ giải đáp giúp em nên mua những loại thuốc nào để chữa bệnh của má? Và thuốc của hai loại bệnh này có thể uống chung với nhau được không?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Rối loạn tuần hoàn máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái suy giảm lượng máu đến não và tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương gây ra các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và bao gồm cả rối loạn giấc ngủ là một biểu hiện thường xuyên gặp với nhiều triệu chứng đa dạng như: người thì mất ngủ (không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, sáng thức dậy không sảng khoái, tính táo), người thì rối loạn nhịp ngủ (nửa đêm thức giấc, mình mỏi, chân tay tê buồn, trằn trọc không ngủ được, gần sáng lại ngủ, ban ngày ngủ gà ngủ gật). 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não.

Tình trạng mất ngủ của mẹ bạn rất có thể do bệnh thiếu năng tuần hoàn máu não nên cần phải chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não. Để chữa trị thiểu năng tuần hoàn máu não mẹ bạn có thể sử dụng các thuốc cải thiện tuần hoàn máu não như Ginkgo biloba nhưng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị, quan trọng là phải tìm lí do gây thiểu năng tuần hoàn não để chữa trị triệt để. Bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ thăm khám trực tiếp, tìm lí do và có hướng chữa trị hiệu quả. Khi tình trạng mất ngủ trầm trọng gây tác động nhiều đến sức khỏe có thể sử dụng phối hợp với thuốc ngủ tuy nhiên nên hạn chế vì nó gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể gây phụ thuộc vào thuốc.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Đãng trí, mắt kém dần là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Ziin

Chào bác sĩ.

Cháu hiện giờ đang sống với mẹ. Mẹ cháu năm nay gần 51 tuổi. Kể từ sau khi bố cháu đi làm xa chỉ về vào thứ 7 và chủ nhật thì mẹ cháu trở nên đãng trí hơn, cụ thể là lâu lâu mẹ không thể nhớ những gì mình vừa nói hay cảm thấy chóng mặt hay nổi giận, mới gần đây khi đang ngủ mẹ cháu bật dậy và hỏi mấy giờ rồi (vì nghĩ là đã sáng), thị giác cũng kém đi ít nhiều, tai không nghe rõ được nữa. Hàng ngày mẹ cháu cũng đang truyền nước. Cháu cảm thấy rất lo cho mẹ. Mong bác sĩ có thể giải đáp cho cháu.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Với các biểu hiện như bạn mô tả có thể mẹ bạn đạng bị thiểu năng tuần hoàn máu não là trạng thái suy giảm lượng máu đến não và tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Tỷ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não rất cao. Theo thống kê khoảng 2/3 người đứng tuổi đều mắc bệnh này. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có các biểu hiện sau:

Đau đầu: là biểu hiện hay gặp nhất trong thiểu năng tuần hoàn não, thường chiếm tỷ lệ rất cao và cũng là biểu hiện xuất hiên sớm nhất. Tính chất cảu đau đầu lan toả khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Chóng mặt, mất thăng bằng, đôi khi đột ngột, choáng váng, khuỵ xuống rất nhanh song vẫn tỉnh táo, hết cơn lại đi lại được. Hoa mắt, thị lực giảm thoáng qua vài giờ rồi trở lại bình thường khi cơn qua. Ù tai và thính lực giảm tạm thời, rối loạn cảm giác tạm thời. Rối loạn giấc ngủ thường xuyên gặp, khó chịu, khó chữa, với nhiều triệu chứng đa dạng như: Người thì mất ngủ (không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, sáng thức dậy không sảng khoái, tính táo), người thì rối loạn nhịp ngủ (nửa đêm thức giấc, mình mỏi, chân tay tê buồn, trằn trọc không ngủ được, gần sáng lại ngủ, ban ngày ngủ gà ngủ gật). 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não. Rối loạn cảm xúc: người luôn bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc khó khăn, mất tỉnh táo, sa sút trí tuệ, lú lẫn.

Bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm một số xét nghiệm, hình ảnh chẩn đoán cần thiết để tìm lí do, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.

Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl