Viêm phổi do nhiều loại virus hô hấp gây ra, nhưng hay gặp virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những quần thể dân cư đông.
1. Đại cương
- Viêm phổi do nhiều loại virus hô hấp gây ra, nhưng hay gặp virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những quần thể dân cư đông.
- Ở trẻ con: thường do virus hợp bào hô hấp, virus cúm A và B. Phần lớn viêm phổi ở trẻ dưới 3 tuổi là do virus hợp bào hô hấp.
- Ở người lớn: Viêm phổi virus ở cộng đồng thường do virus cúm A. Virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi ở người già, người ghép tạng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Virus Herpes và virus thủy đậu gây viêm phổi ở người ghép tạng, người bệnh ác tính, điều trị hoá chất, suy dinh dưỡng hoặc bỏng nặng.
2. Lâm sàng
triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu cho từng loại virus.
a. Triệu chứng hô hấp
- Ho khan là chính, đờm nhày trong.
- Khám phổi: nghèo nàn, ít triệu chứng.
b. Triệu chứng ngoài phổi: Đau cơ khớp, đau đầu, chảy mũi, sốt.
c. X quang phổi: không đặc hiệu, khó phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn. Những hình ảnh xquang thường gặp:
+ Dày thành phế quản.
+ Bóng mờ quanh phế quản.
+ Các tia mờ quanh rốn phổi.
+ Các nốt mờ có tính di chuyển.
3. Chẩn đoán
Xác định căn nguyên viêm phổi do virus rất khó khăn. Muốn chẩn đoán xác định cần phân lập virus, hoặc chẩn đoán huyết thanh. Chẩn đoán cần dựa vào:
3.1. Lâm sàng và đặc điểm dịch tễ
3.2. Phân lập virus: Kết quả dương tính 60%, nhưng âm tính cũng không loại trừ viêm phổi virus.
3.3. Miễn dịch huỳnh quang: Thường dùng trong chẩn đoán cytomegalovirus và một số loại virus khác.
3.4. Chẩn đoán huyết thanh
+ Cố định bổ thề
+ Ngăn ngưng kết hồng cầu.
+ Trung hoà
+ ELISA
Hiệu giá kháng thể tăng 4 lần: giai đoạn cấp tính hoặc dưỡng bệnh, có dương tính giả.
3.5. Chẩn đoán mô bệnh: Bằng sinh thiết, tử thiết thấy hình ảnh hạt vùi trong viêm phổi do Herpes, adenovirus.
4. Điều trị
- Điều trị triệu chứng: bổ xung nước, điện giải; hạ sốt; giảm đau; nghỉ ngơi.
- Thở Oxy, thuốc dãn phế quản.
- Điều trị đặc hiệu: đối với virus cúm: amantadin, rimantadin. Với virus hợp bào hô hấp: khí dung ribavirin 20 mg/ml nước trong 3 - 7ngày.
- Dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm.
- Dự phòng: dùng vacxin cúm A, B cho đối tượng có bệnh tim mạch hoặc phổi mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, đái đường, bệnh thận mạn tính, người già trên 65 tuổi.
Theo benhhoc.com
1. Đại cương
- Viêm phổi do nhiều loại virus hô hấp gây ra, nhưng hay gặp virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những quần thể dân cư đông.
- Ở trẻ con: thường do virus hợp bào hô hấp, virus cúm A và B. Phần lớn viêm phổi ở trẻ dưới 3 tuổi là do virus hợp bào hô hấp.
- Ở người lớn: Viêm phổi virus ở cộng đồng thường do virus cúm A. Virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi ở người già, người ghép tạng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Virus Herpes và virus thủy đậu gây viêm phổi ở người ghép tạng, người bệnh ác tính, điều trị hoá chất, suy dinh dưỡng hoặc bỏng nặng.
2. Lâm sàng
triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu cho từng loại virus.
a. Triệu chứng hô hấp
- Ho khan là chính, đờm nhày trong.
- Khám phổi: nghèo nàn, ít triệu chứng.
b. Triệu chứng ngoài phổi: Đau cơ khớp, đau đầu, chảy mũi, sốt.
c. X quang phổi: không đặc hiệu, khó phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn. Những hình ảnh xquang thường gặp:
+ Dày thành phế quản.
+ Bóng mờ quanh phế quản.
+ Các tia mờ quanh rốn phổi.
+ Các nốt mờ có tính di chuyển.
3. Chẩn đoán
Xác định căn nguyên viêm phổi do virus rất khó khăn. Muốn chẩn đoán xác định cần phân lập virus, hoặc chẩn đoán huyết thanh. Chẩn đoán cần dựa vào:
3.1. Lâm sàng và đặc điểm dịch tễ
3.2. Phân lập virus: Kết quả dương tính 60%, nhưng âm tính cũng không loại trừ viêm phổi virus.
3.3. Miễn dịch huỳnh quang: Thường dùng trong chẩn đoán cytomegalovirus và một số loại virus khác.
3.4. Chẩn đoán huyết thanh
+ Cố định bổ thề
+ Ngăn ngưng kết hồng cầu.
+ Trung hoà
+ ELISA
Hiệu giá kháng thể tăng 4 lần: giai đoạn cấp tính hoặc dưỡng bệnh, có dương tính giả.
3.5. Chẩn đoán mô bệnh: Bằng sinh thiết, tử thiết thấy hình ảnh hạt vùi trong viêm phổi do Herpes, adenovirus.
4. Điều trị
- Điều trị triệu chứng: bổ xung nước, điện giải; hạ sốt; giảm đau; nghỉ ngơi.
- Thở Oxy, thuốc dãn phế quản.
- Điều trị đặc hiệu: đối với virus cúm: amantadin, rimantadin. Với virus hợp bào hô hấp: khí dung ribavirin 20 mg/ml nước trong 3 - 7ngày.
- Dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm.
- Dự phòng: dùng vacxin cúm A, B cho đối tượng có bệnh tim mạch hoặc phổi mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, đái đường, bệnh thận mạn tính, người già trên 65 tuổi.
Theo benhhoc.com
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,168