Bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách điều trị


trungkeng37

Member
116
0
16
31
Xu
0
Rối loạn nhịp tim là vấn đề thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Rất nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ rằng, các rối loạn nhịp này là vô hại và ít nguy hiểm. Thực tế không phải vậy, có những trường hợp biểu hiện bệnh chỉ nhẹ nhàng, thoáng qua, nhưng có những trường hợp, các triệu chứng lại vô cùng dữ dội và nguy hiểm. Vậy bị bệnh rối loạn có nguy hiểm không?

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim (hay còn gọi là loạn nhịp tim) là sự phối hợp nhịp tim, xung điện tim (tạo thành hoạt động điện của tim) hoạt động bất thường khiến tim trở nên đập nhanh, mạnh hoặc đập chậm. Tùy vào hoạt xung điện tim và sự phối hợp nhịp tim của từng người mà có sự rối loạn nhịp tim bất thường nhanh hoặc chậm vượt trên mức nhịp tim bình thường cho phép với nhiều mức độ khác nhau.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau và vị trí khác nhau của trái tim như buồng trên (tâm nhĩ) hoặc buồng dưới (tâm thất). Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thuộc một trong bốn dạng rối loạn nhịp tim gồm: rối loạn nhịp nhanh trên thất (nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp xoang nhanh), nhịp nhanh thất do rung thất (tự phát, do tim thiếu máu cục bộ), rối loạn nhịp tim chậm (suy yếu nút xoang, block nhĩ thất, block nhánh).



Rối loạn nhịp tim

2. Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào vị trí, tính chất, đặc điểm của các rối loạn nhịp tim, các bác sỹ sẽ có những phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim chính xác nhất.

Dựa theo đặc điểm, ta thường có:

- Rối loạn nhịp tim nhanh: xảy ra khi tim đập > 100 lần/ phút lúc nghỉ ngơi.

- Rối loạn nhịp tim chậm: xảy ra khi tim đập < 60 lần/ phút.

- Ngoại tâm thu: là tình trạng xuất hiện những nhịp đập bất thường của tim. Tim đập quá “sớm”, vào lúc chưa “được phép” đã đập, sau nhịp đập sớm này, tim “nghỉ bù” một lát để lấy lại sức trước khi đập nhịp tiếp theo.

Dựa vào vị trí, có thể phân rối loạn nhịp tim thành 2 nhóm chính:

- Rối loạn nhịp trên thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra ở các vùng phía trên của tâm thất như nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ…

- Rối loạn nhịp thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất…

Việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị rối loạn nhịp tim được hiệu quả hơn.

3. Các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Biến chứng phổ biến nhất là đột quỵ

Nói đến các biến chứng của rối loạn nhịp tim, trước hết phải kể đến chứng đột quỵ. Rối loạn nhịp khiến tim hoạt động kém hiệu quả trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể, gây đọng máu trong các buồng tim và hình thành cục máu đông. Máu đông có thể bị vỡ, rời khỏi tim, đi vào hệ tuần hoàn máu làm tắc các động mạch hẹp, nguy hiểm hơn là làm tắc các vi mạch não, gây ra đột quỵ.

Tim ngừng đột ngột do rối loạn nhịp tim ác tính

Rối loạn nhịp tim ác tính khiến các buồng tim dưới rung động một cách dữ dội, tim mất khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này dẫn đến tim ngừng đập đột ngột, bệnh nhân ngừng thở và mất ý thức (chết lâm sàng). Trường hợp này cần được cấp cứu khẩn cấp, nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Suy tim – một trong các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Nhịp tim rối loạn nhanh hoặc chậm khiến hoạt động bơm máu của tim giảm sút, máu không được cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể. Do đó, tim bắt buộc phải làm việc nhiều hơn bình thường, cường độ làm việc quá tải trong thời gian dài khiến tim suy yếu và dẫn tới suy tim.

Rối loạn nhịp tim thúc đẩy chứng suy giảm trí nhớ

Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 37.000 bệnh nhân cho thấy: Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim dẫn tới rung nhĩ có thể tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ (biểu hiện của bệnh Alzheimer) nhiều hơn 44% so với bệnh nhân không bị rung nhĩ. Đặc biệt, ở bệnh nhân rung nhĩ dưới 70 tuổi, khả năng phát triển bệnh Alzheimer cao hơn 130% so với bệnh nhân không mắc chứng rung nhĩ.

4. Bị rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Câu trả lời chính xác nhất là rối loạn nhịp tim có thể gây nguy hiểm ít, cực kỳ nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm gì đối với bệnh nhân. Trên thực tế, tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ loạn nhịp và nguyên nhân xuất phát dẫn đến rối loạn nhịp tim mới biết được mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim.

Chính vì vậy nên khi phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường liên quan đến nhịp tim cần đi thăm khám tại các địa chỉ uy tín để kết luận xem mình có bị rối loạn nhịp tim hay không? Bị loại rối loạn nhịp tim gì? Đây là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá mức độ nguy hiểm mà nó có thể đe dọa đến cơ thể bạn. Một số ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm mà rối loạn nhịp tim gây ra cụ thể như sau:

Rối loạn nhịp tim nhanh là nguyên nhân gây nên và tăng sự trầm trọng các loại bệnh kinh niên (van tim, tăng huyết áp, suy động mạch vành, đái tháo đường). Trong các trường hợp cấp tính có thể tạo nên máu đông làm nghẽn mạch phổi (bệnh thuyên tắc phổi), nhồi máu cơ tim, tăng giáp trạng, viêm vỏ tim... vô cùng nguy hiểm.

Hai biến chứng nguy hiểm nhất của loạn nhịp tim nhanh chính là đột qụỵ và suy tim. Đột qụỵ diễn ra khi hình thành những cục máu đông trong tim, khi chúng vỡ ra sẽ cản trở động mạch não và tạo cơn đột qụỵ. Suy tim diễn ra khi loạn nhịp tim quá nhanh khiến tim bơm không hoạt động.

5. Một số phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh các phương pháp điều trị như: dùng thuốc, đốt điện, đặt máy tạo nhịp, việc duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh cũng là một trong những giải pháp giúp kiểm soát nhịp tim hiệu quả.

- Tập thể dục giúp cải thiện triệu chứng khi bị rối loạn nhịp tim

- Thực hiện lối sống lành mạnh, điều độ, sinh hoạt đúng giờ giúp trái tim luôn có một chế độ làm việc hợp lý; tránh những căng thẳng, lo âu, stress quá mức bởi đó có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh tim

- Ăn ít các thức ăn nhiều đạm, mỡ không tốt cho tim mạch, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trái tim được khỏe mạnh.

- Tập thể dục nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ, ngồi thiền.

- Và cuối cùng, đừng quên kiểm tra thường xuyên các chỉ số tim mạch như huyết áp, nhịp tim,… và tới bác sĩ định kỳ để nhận được những lời khuyên chính xác nhất.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng Thực phẩm chức năng Bi-Cozyme





TPCN hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch Bi-cozyme

Sử dụng Bi-Cozyme® hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể


► Công dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
– Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …

Xem thêm >>> thông tin đầy đủ thuốc tim mạch Bi-Cozyme.


Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn trả lời được câu hỏi bị rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh này. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

-------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:

>>> Thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
>>> Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
>>> Ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp đến tim mạch
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl