Những dấu hiệu cho biết bạn mắc bệnh rối loạn lo âu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chứng rối loạn lo âu là một trong những bệnh rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai có thể chắc chắn mình mắc bệnh hay chưa? Để giải đáp thắc mắc này, tổng hợp các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Rối loạn lo âu


Câu hỏi bởi: Hồ phú Nguyên

Em lo sợ bị đột quỵ, nên cứ mỗi chiều tối tâm trạng lo lắng, gây nhức đầu, hồi hộp, nặng và tê mặt tay chân, ngực nóng lan toả khắp cơ thể, những lúc như vậy huyết áp tăng 160/90, nhip tim 114. Em đã đi khám tim mạch và siêu âm nhưng ko vấn đề gì, mỗi lúc như vậy em cảm giác không chịu được, ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Tình trạng này xảy ra sau khi công ty em có 1 người trẻ tuổi bị đột quỵ, trong quá khứ cách đây 10 năm em có trải qua phẩu thuật cắt khối u trung thất, lúc đó em rất hoảng loạn vì nghĩ mình sắp chết vi ung thư. Xin bác sy cho biết tình trạng bệnh của em và hướng điều trị! Trân trọng!

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !

Ngoài những triệu chứng về trạng thái lo âu mà bạn đã nêu, bạn chưa cho tôi biết là bạn bị như vậy từ bao giờ, số lần xuất hiện nhiều hay ít, năm nay bạn bao nhiêu tuổi và nghề nghiệp hiện giờ của bạn … nên rất khó trong việc trả lời tình trạng bệnh của bạn. Tuy vậy căn cứ vào triệu chứng bệnh mà bạn đã nêu thì rất có thể bạn mắc chứng RỐI LOẠN LO ÂU. Sau đây tôi cung cấp cho bạn một vài thông tin về Rối loạn lo âu :

+ Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn như: trầm cảm và một vài rối loạn khác.

+ Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sự lo âu này vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Gồm có :

– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.

– Biểu hiện phổ biến về triệu chứng toàn thân của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu vặt hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ…. Sự viêc bạn mổ khối u trung thất trước đây cũng có thể là yếu tố làm cho bạn bị rối loạn lo âu.

Bạn sớm đến khám ở các Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để có hướng giải quyết cụ thể.

Chúc bạn sức khỏe .

Khám rối loạn lo âu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 21 tuổi. Khoảng 1 năm trước, cháu vô tình nuốt phải bã kẹo cao su. Từ lúc đó cháu lo lắng thái quá, cảm giác cứ có vật gì mắc trong cổ, đầy hơi, ợ hơi rất nhiều. Cháu có đi khám tiêu hóa, nội soi thì kết quả cháu chỉ bị viêm dạ dày nhẹ, bác sĩ kết luận cháu bị trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng cháu uống thuốc không thấy đỡ. Vậy có phải cháu mắc chứng rối loạn lo âu hay là chứng rối loạn thần kinh thực vật do lo lắng thái quá không ạ ? Cháu muốn đi khám thì nên khám ở đâu ạ ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.
Nguyên nhân chính của rối loạn lo âu không được biết rõ, nhưng nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách. Nhiều bệnh nhân cho rằng những nỗi lo âu của họ bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng chúng cũng vẫn có thể xảy ra ở lúc trưởng thành.
Những biểu hiện chính của rối loạn lo âu như sau:
1. Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, giảm sự tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
2. Những biểu hiện về triệu chứng cơ thể: rối loạn lo âu không chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được điều trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.

Trường hợp của bạn rất có thể đã mắc Rối loạn lo âu, Bạn đã bị một năm rồi nên sớm đi khám bác sỹ ở các cơ sở y tế về chuyên khoa Tâm thần. tại đó bác sỹ sẽ khám trực tiếp,tư vấn và điều trị cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định sức khỏe.

Mỗi khi căng thẳng thì đầu óc nặng sệt, cả người nóng bừng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào bác sĩ ạ.

Năm nay cháu 23 tuổi. Lúc cháu 21 tuổi cháu bị mắc một chứng bệnh khá là lạ và kéo dài đến bây giờ mặc dù đã điều trị và dùng thuốc khá nhiều. Đó là bệnh mà đầu óc cháu khá nặng nề, suy nghĩ rất khó, mỗi lần căng thẳng lên là không suy nghĩ gì được nhiều, đầu óc như đặc sệt, không có cảm hứng và sáng tạo như trước nữa. Mỗi lần uống Cafe hay Number One thì lại càng khó suy nghĩ. Lúc vô phòng thi mà căng thẳng thì người nóng bừng cả lên như bị sốt, sau khi thi xong là lại trở về bình thường, cháu rất hoang mang. Nó tác động rất lớn đến quá trình làm việc của cháu. Nhiều lúc muốn cố gắng thật nhiều nhưng khi căng thẳng thì lại không làm gì được. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu bệnh của cháu là gì và phải chữa trị như làm sao?

Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu.

Với các biệu hiện như cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh lí rối loạn lo âu.

Người bị rối loạn lo âu thường có các biểu hiện sau:

Biểu hiện về cảm xúc: Sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, có vấn để về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay bị giật mình, cảm thấy đầu óc trống rỗng.

Những triệu chứng về biểu hiện cơ thể: Chứng rối loạn lo âu không chỉ là biểu hiện của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị tác động. Những triệu chứng phổ biến về biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu là: Cơn nhịp nhanh và mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt chóng mặt, người bệnh hay phải đi tiểu hoặc đi ngoài, thở nhanh nông, run tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi. Bệnh rối loạn lo âu thuốc chuyên khoa Tâm thần.

Cháu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học ở các bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Stress


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ bản thân em hay suy nghĩ,lo âu và đôi lúc thấy bất an trong người em phải làm thế nào để có thể hết hiện tượng này ạ

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Những chia xẻ về chứng bênh của bạn rất có thể liên quan đến Rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều chứng rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
Bình thường con người vẫn cảm thấy lo âu và cảm giác lo âu là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, người cảm thấy lo âu quá thường xuyên, quá nhiều hoặc quá lâu có thể là đã mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Chúng ta có thể nhận biết chứng rối loạn lo âu qua các biểu hiện lâm sàng dưới đây:
– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách thái quá trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, giảm tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
– Biểu hiện về triệu chứng cơ thể: chứng rối loạn lo âu có những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
Để khắc phục hiện tượng trên bạn có thể tự chữa bệnh theo phương pháp không dùng thuốc, cụ thể hãy làm theo những điều sau:
1. Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại.
2. Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc của bạn những lo âu vô lý đó.
3. Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu.
4. Suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm. Trung thành với chính bạn.
5. Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ những lợi ích của bạn bằng chính bạn.
6. Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng.
7. Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn.
8. Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết với chúng.
Nếu bạn áp dụng biện pháp trên trong hai tuần mà không giải quyết hết những biểu hiện lo âu của mình thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng cụ thể chữa trị cho bạn
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Làm thế nào để hết chữa căng thẳng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, năm nay cháu 20 tuổi, cháu đang là sinh viên năm 2 . Cháu nghĩ cháu có vấn đề không ổn về tâm lí. Cháu hay quan trọng hóa vấn đề, làm gì cũng cầu toàn và áp lực rất nặng. Cháu rất mệt mỏi và chán khi đi học, thậm chí cháu ghét trường cháu học. Cháu bị áp lực đến nỗi cứ có chuyện gì là cuống hết lên, căng thẳng và thậm chí là khóc. Lúc nào đầu óc cháu cũng thấy rất nặng nề, không thoải mái và ai nói chuyện với cháu cũng bảo nói chuyện với cháu rất u ám. Cháu rất hay để ý đến người khác nghĩ gì về mình nên cháu hay bị ảnh hưởng, hoảng loạn và tâm trạng bất ổn. Có lúc cháu từng nghĩ tới cả tự tử. Mong bác sĩ giúp đỡ cháu làm thế nào để chữa được ạ. Cháu xin cảm ơn!

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Căn cứ vào những chia sẻ của bạn thì rất có thể bạn mắc chứng Rối loạn lo âu.
Sau đây tôi cung cấp cho bạn những biểu hiện chính của Rối loạn lo âu.
– Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn như: trầm cảm và một vài rối loạn khác.
– Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
– Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sự lo âu này vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.
Gồm có :
Biểu hiện về cảm xúc: Sắc mặt buồn rầu, sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình
Biểu hiện phổ biến về triệu chứng toàn thân của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu vặt hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ…
Biểu hiện Rối loạn lo âu của bạn kèm theo ý tưởng tự tử là vấn đề rất đáng lưu tâm. Nếu những biểu hiện trên của bạn kéo dài quá hai tuần thì bạn sớm đến khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, các bác sỹ sẽ có hướng chữa bệnh cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định và học tập tốt.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl