Xin Tư Vấn Sổ mũi và ngạt mũi quanh năm


michinin

New Member
2
0
1
Xu
0
Em bị sổ mũi(những không phải chảy mũi lòn thòn như con nít :D) và ngạt mũi 6 năm rồi vẫn chưa khỏi,ngày nào cũng sỗ mũi, ngày nào cũng ngạt mũi ,đi khám thì người ta hút mũi, được 3 ngày thì bị ngạt lại, bệnh của em có 1 số đặc điểm sau xin mọi người tư vấn dùm em bị bệnh gì?
- Mùa nóng: sổ mũi nhiều, ngạt mũi ít
- Mùa lạnh : sỗ mũi ít mà hôi tanh, ngạt mũi nhiều
- Ăn cay hoặc nóng là bị sổ mũi liền
- Cúi đầu xuống(như học bài, ăn cơm..) là cũng bị sổ mũi
- Đỉnh điểm của ngạt mũi khi nào cũng vào ban đêm, lúc chuẩn bị đi ngủ.
Em đi khám rất nhiều chổ mà chẵn chổ nào nói cho em biết chính xác là em bị bệnh gì cả, mẹ em lúc trước có bị viên xoan mà nghe nói viên xoan có di truyền thì phải, nhưng em có thấy nhức đầu chóng mặt gì đâu.
 

Songmaivoianh

Active Member
744
51
28
Xu
0
Chào bạn!

Trường hợp của bạn là bị viêm mũi dị ứng.

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Bệnh này khó điều tị khỏi hẳn . Vậy nên ngoài việc đi khám dùng thuốc theo hướng dẫm của bác sỹ bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa để bệnh tránh tái phát như:

- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

- Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
 
  • Like
Cảm xúc: michinin
Chăm sóc và ngăn ngừa viêm mũi

:zingme22: Chào bạn, để phòng ngừa và chăm sóc cho tốt khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể làm 1 số pp sau:
1. Mang khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc khói bụi, hóa chất.
2. Cách xa vật gây dị ứng cho bạn như bụi phấn hoa, mùi lạ, bụi trong nhà, khói đốt...
3. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Để nhỏ thuốc hiệu quả, bạn kê 1 gối mềm dưới cổ, ngửa cổ gần như tối đa và nhỏ mũi. Sau khi nhỏ xong, cố gắng hít thật sâu rồi xì thật mạnh giúp tống xuất những nước dơ trong mũi ra.
4. Dùng nước biển sâu Xisat, những nhát xịt sẽ giúp nước biển đi sâu vào các khoang, hốc mũi, giúp bạn thấy dễ chịu:zingme1:.
5. Cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong thời gian viêm nhiễm, ăn mềm, dễ tiêu. Ở nơi thoáng mát, tránh gió/ điều hòa.
6. Uống nhiều nước, nhất là nước cam, chanh. Ăn thêm nhiều loại trái cây chứa vitamin C, chúng sẽ giúp bạn tăng sức để kháng.
7. Tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30'.
8. Xoa ấm mũi trước khi ngủ.
Những điều này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Chúc bạn khỏe!
 
  • Like
Cảm xúc: michinin


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl