Trong các triệu chứng bệnh, chảy máu cam là một triệu chứng không thể coi thường. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo tuyển tập các câu hỏi về chứng chảy máu cam sau đây
Hay bị chảy máu cam, thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu
Câu hỏi bởi: cony
Thưa Bác sĩ!
Dạo gần đây cháu rất hay bị chảy máu cam, cháu chỉ bị chảy ở mũi bên trái. Và thường cảm thấy mệt mỏi căng thẳng, đau đầu muốn nổ tung ra. Cháu muốn hỏi như vậy có nguy hiểm không ? Và cháu phải làm gì để xử lý tình trạng này?
Cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để chụp phim X quang
Xoang hàm trên
Xoang trán
Cháu có khả năng bị viêm xoang hàm trên bên trái. Nếu chụp phim xác định đúng là bị viêm xoang thì phải chữa trị tích cực bằng liều kháng sinh phù hợp và kháng viêm mạnh thì bệnh mới khỏi triệt để không trở thành viêm mãn tính.
Bệnh viêm xoang rất dễ trở thành mãn tính, thỉnh thoảng lại có đợt cấp xuất hiện trên nền viêm mãn tính, tác động rất nhiều đến sức khỏe.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cổ họng vướng, chảy máu cam, khạc đờm có máu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hùng Chelsea
Thưa bác sĩ!
Cháu tên Hùng, sinh năm 1993, hiện cháu đang ở Thái Bình. Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ tư vấn hộ cháu ạ. Gần đây, cháu có cảm giác cổ họng mình bị vướng thứ gì đó ở bên trong, cảm giác rất là vướng như thể là bị dắt thứ gì đó ở cổ vậy, cả khi bình thường và khi ăn uống đều cảm thấy cổ bị vướng. Cháu bị như thế đã 10 ngày rồi, trước khi bị như thế thì cháu có bị chảy máu cam ở mũi, và còn bị nghẹt 1 bên mũi nữa, sáng dậy khạc đờm thì thấy đờm cũng bị dính ít máu. Vậy cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn hộ cháu xem cháu bị bệnh gì có nguy hiểm không ạ?
Cám ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng, thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mãn tính, viêm thanh khí phế quản mãn tính. Triệu chứng của viêm họng mãn tính rất khác nhau tùy từng người:
Đau họng hoặc cảm thấy khó chịu vùng họng, đặc biệt là cảm giác này rất rõ rệt vào buổi sáng. Cảm giác như có dị vật ở trong họng, bệnh nhân thường cố khạc hoặc súc họng cho dị vật ra. Nói mệt: Bệnh nhân không thể nói trong thời gian dài, hoặc nói nhiều cảm thấy ngứa họng, tiếng nói có thể mất chất lượng và có thể bị vỡ vụn. Ho: Do kích thích họng bệnh nhân ho nhiều và ho khan. Một số lí do gây bệnh: Nhiễm khuẩn tái phát đi phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mãn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là lí do rất hay gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng. Viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi. Sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc sống trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp.
Trường hợp của cháu có thể là viêm họng mãn tính có liên quan đến tình trạng viêm mũi trước đây của cháu. Nếu đúng là bệnh này thì không nguy hiểm nhưng việc chữa trị cần chữa trị lâu dài. Khi phát hiện được lí do cần chữa trị lí do trước. Đồng thời loại bỏ một số thói quen không tốt ăn thức ăn quá cay hoặc nóng cũng làm giảm được lí do gây viêm họng mãn tính. Tuy nhiên, các triệu chứng cháu mô tả cũng là những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng ngoài những triệu chứng như chảy máu cam, nghẹt mũi 1 bên, đờm lẫn chút máu, vướng họng, nuốt khó còn có những dấu hiệu khác là ù tai, nghe kém, nổi hạch ở cổ.
Tốt nhất là cháu nên đi khám để xác định lí do và loại trừ bệnh nguy hiểm ung thư vòm họng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Thường xuyên bị chảy máu cam và chỉ bị một bên mũi
Câu hỏi bởi: Kẹo Đắng
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi rồi. Cháu bị chảy máu cam rất thường xuyên và chỉ bị một bên mũi. Có khi một ngày bị chảy 3-4 lần, có khi thì 2-3 ngày chảy một lần. Có nhiều lúc rất khó cầm máu thường khi đó chảy rất nhiều. Hồi cấp 3 cháu cũng hay bị vậy. Cách đây 1,5 năm cháu không bị chảy nữa, nhưng giờ lại bị. Ngày trước khi chuẩn bị chảy cháu còn cảm giác được (máu chảy chậm) nhưng bây giờ thì không, máu chảy nhanh và chảy nhiều hơn. Bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên được không ạ?
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Chảy máu cam là một hiện tượng thường gặp trong các bệnh lý tai mũi họng. Nó có thể là nguyên nhân tại họng nhưng cũng có thể là do hậu quả của một bệnh lý khác toàn thân. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu…
Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:
– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).
– Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫn đến viêm mũi…).
– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.
– Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.
– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).
– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.
Trường hợp của cháu bị chảy máu cam thường xuyên, tình trạng theo như cháu mô tả có vẻ như nặng lên. Cháu hãy đi khám chuyên khoa tai mũi họng và làm xét nghiệm đông cầm máu. Có thể là do cháu bị rối loạn đông cầm máu nhưng cũng có thể do điểm mạch của cháu bị suy yếu kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu. Nếu tổn thương chảy máu chỉ là do điểm mạch bị suy yếu hay phình mạch thì việc đốt điểm mạch bằng sóng cao tần sẽ có thể làm hết hẳn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách điều trị chảy máu cam?
Câu hỏi bởi: thủy thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 13 tuổi, cháu thường bị chảy máu cam, 2 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần. Có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Xin bác sĩ cho cháu hỏi lí do và cách điều trị hiệu quả?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Chảy máu mũi là biểu hiện của nhiều bệnh. Các tình huống chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần. Chảy máu mũi vô căn là lí do thường gặp nhất, chiếm trên 90% tình huống, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại. Một số lí do ít gặp hơn là:
Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi và chảy mũi, nghẹt mũi một bên.
Viêm mũi xoang làm cho trẻ ngứa mũi và chọc ngón tay vào gãi gây vỡ điểm mạch.
Trẻ hiếu động, bị ngả, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi.
Do ho, hắt hơi nhiều gây tăng áp lực dẫn đến chảy máu mũi.
Một số bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.
Ngoài ra, chảy máu mũi còn do một số lí do hiếm gặp như:
+ Các loại u: u máu vách ngăn hoặc trên cuốn mũi hoặc trong hố mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm mũi họng.
+ Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.
Trường hợp của cháu thường bị chảy máu cam, 1 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần, có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Cháu cần xem mình có bị những lí do trên không. Nếu có thể cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để xác định nguyên lí do gây chảy máu mũi. Tuy nhiên, bệnh của cháu cũng có khi tự khỏi khi lớn lên.
Khi bị chảy máu cần phải ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, khi đó cháu phải thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì cháu phải đến bệnh viện. Tại bệnh viện. bác sĩ có thể nhét mét tẩm thuốc co mạch mũi hoặc can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.
Tuy nhiên do lí do nào thì cháu cũng cần phòng ngừa chảy máu mũi bằng các biện pháp sau:
Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, sịt Xisat hằng ngày
Tránh tiếp xúc với các vật có kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.
Không nên chọc ngoáy mũi khi ngứa.
Ăn uống, dinh dưỡng phù hợp.
Chúc cháu khỏe mạnh!
Đau cổ tay, chảy máu cam, tụt canxi máu có phải bị ung thư máu?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em tên Bùi Khôi Nguyên giới tính nam, em 20 tuổi. Em không biết chắc là em có bị ung thư máu không. Nhưng em xem trên mạng thì em cũng thấy có những triệu chứng của ung thư máu, như là đau ngay cổ tay, với lại em mới chảy máu cam được 2 ngày, cảm thấy mệt mỏi nhức đầu khó ngủ. Với lại em mới đây tầm chừng 2 tuần em hay bị tụt canxi máu. Vậy cho em hỏi em có bị ung thư máu không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết một số biểu hiện cơ bản của bệnh ung thư máu dưới đây:
– Sưng hạch bạch huyết. Khi bị bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu mất dần khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Do vậy, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
– Xanh xao, mệt mỏi. Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu”. Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
– Đốm đỏ trên da. Những đốm màu đỏ hoặc màu tím nổi trên da có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chăn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da.
– Đau xương. Một trong những biểu hiện chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng…
– Nhức đầu. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư máu thường có những cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao.
-Chảy máu cam. Thông thường, chảy máu cam thưởng xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay. Tuy nhiên, nếu gặp tình huống lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
– Sốt cao. Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
– Khó thở. Như đã nói ở trên, ung thư máu dẫn đến sự suy giảm hồng cầu, điều này đã khiến cơ thể không thấy đủ oxy để thực hiện các chức năng hô hấp và trao đổi dưỡng khí trong cơ thể. Cơ thể bệnh nhân mắc ung thư máu luôn trong tình trạng thiếu oxy dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
– Đau bụng. Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi.
– Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ói mửa thường là kết quả xuất phát từ gan và lá lách bị tổn thương.
Bạn mới xuất hiện các biểu hiện đau cổ tay, chảy máu cam, hạ canxi máu và không kèm theo các biểu hiện khác. Đó có thể là các biểu hiện của các bệnh khác nhau nhưng cũng có thể là do cùng một bệnh. Thay vì lo lắng, bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hay bị chảy máu cam, thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu
Câu hỏi bởi: cony
Thưa Bác sĩ!
Dạo gần đây cháu rất hay bị chảy máu cam, cháu chỉ bị chảy ở mũi bên trái. Và thường cảm thấy mệt mỏi căng thẳng, đau đầu muốn nổ tung ra. Cháu muốn hỏi như vậy có nguy hiểm không ? Và cháu phải làm gì để xử lý tình trạng này?
Cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để chụp phim X quang
Xoang hàm trên
Xoang trán
Cháu có khả năng bị viêm xoang hàm trên bên trái. Nếu chụp phim xác định đúng là bị viêm xoang thì phải chữa trị tích cực bằng liều kháng sinh phù hợp và kháng viêm mạnh thì bệnh mới khỏi triệt để không trở thành viêm mãn tính.
Bệnh viêm xoang rất dễ trở thành mãn tính, thỉnh thoảng lại có đợt cấp xuất hiện trên nền viêm mãn tính, tác động rất nhiều đến sức khỏe.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cổ họng vướng, chảy máu cam, khạc đờm có máu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hùng Chelsea
Thưa bác sĩ!
Cháu tên Hùng, sinh năm 1993, hiện cháu đang ở Thái Bình. Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ tư vấn hộ cháu ạ. Gần đây, cháu có cảm giác cổ họng mình bị vướng thứ gì đó ở bên trong, cảm giác rất là vướng như thể là bị dắt thứ gì đó ở cổ vậy, cả khi bình thường và khi ăn uống đều cảm thấy cổ bị vướng. Cháu bị như thế đã 10 ngày rồi, trước khi bị như thế thì cháu có bị chảy máu cam ở mũi, và còn bị nghẹt 1 bên mũi nữa, sáng dậy khạc đờm thì thấy đờm cũng bị dính ít máu. Vậy cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn hộ cháu xem cháu bị bệnh gì có nguy hiểm không ạ?
Cám ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viêm họng mãn tính là viêm mãn tính niêm mạc họng, thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mãn tính, viêm thanh khí phế quản mãn tính. Triệu chứng của viêm họng mãn tính rất khác nhau tùy từng người:
Đau họng hoặc cảm thấy khó chịu vùng họng, đặc biệt là cảm giác này rất rõ rệt vào buổi sáng. Cảm giác như có dị vật ở trong họng, bệnh nhân thường cố khạc hoặc súc họng cho dị vật ra. Nói mệt: Bệnh nhân không thể nói trong thời gian dài, hoặc nói nhiều cảm thấy ngứa họng, tiếng nói có thể mất chất lượng và có thể bị vỡ vụn. Ho: Do kích thích họng bệnh nhân ho nhiều và ho khan. Một số lí do gây bệnh: Nhiễm khuẩn tái phát đi phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mãn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là lí do rất hay gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng. Viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi. Sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc sống trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp.
Trường hợp của cháu có thể là viêm họng mãn tính có liên quan đến tình trạng viêm mũi trước đây của cháu. Nếu đúng là bệnh này thì không nguy hiểm nhưng việc chữa trị cần chữa trị lâu dài. Khi phát hiện được lí do cần chữa trị lí do trước. Đồng thời loại bỏ một số thói quen không tốt ăn thức ăn quá cay hoặc nóng cũng làm giảm được lí do gây viêm họng mãn tính. Tuy nhiên, các triệu chứng cháu mô tả cũng là những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng ngoài những triệu chứng như chảy máu cam, nghẹt mũi 1 bên, đờm lẫn chút máu, vướng họng, nuốt khó còn có những dấu hiệu khác là ù tai, nghe kém, nổi hạch ở cổ.
Tốt nhất là cháu nên đi khám để xác định lí do và loại trừ bệnh nguy hiểm ung thư vòm họng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Thường xuyên bị chảy máu cam và chỉ bị một bên mũi
Câu hỏi bởi: Kẹo Đắng
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi rồi. Cháu bị chảy máu cam rất thường xuyên và chỉ bị một bên mũi. Có khi một ngày bị chảy 3-4 lần, có khi thì 2-3 ngày chảy một lần. Có nhiều lúc rất khó cầm máu thường khi đó chảy rất nhiều. Hồi cấp 3 cháu cũng hay bị vậy. Cách đây 1,5 năm cháu không bị chảy nữa, nhưng giờ lại bị. Ngày trước khi chuẩn bị chảy cháu còn cảm giác được (máu chảy chậm) nhưng bây giờ thì không, máu chảy nhanh và chảy nhiều hơn. Bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên được không ạ?
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Chảy máu cam là một hiện tượng thường gặp trong các bệnh lý tai mũi họng. Nó có thể là nguyên nhân tại họng nhưng cũng có thể là do hậu quả của một bệnh lý khác toàn thân. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu…
Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:
– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).
– Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫn đến viêm mũi…).
– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.
– Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.
– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).
– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.
Trường hợp của cháu bị chảy máu cam thường xuyên, tình trạng theo như cháu mô tả có vẻ như nặng lên. Cháu hãy đi khám chuyên khoa tai mũi họng và làm xét nghiệm đông cầm máu. Có thể là do cháu bị rối loạn đông cầm máu nhưng cũng có thể do điểm mạch của cháu bị suy yếu kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu. Nếu tổn thương chảy máu chỉ là do điểm mạch bị suy yếu hay phình mạch thì việc đốt điểm mạch bằng sóng cao tần sẽ có thể làm hết hẳn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách điều trị chảy máu cam?
Câu hỏi bởi: thủy thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 13 tuổi, cháu thường bị chảy máu cam, 2 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần. Có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Xin bác sĩ cho cháu hỏi lí do và cách điều trị hiệu quả?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Chảy máu mũi là biểu hiện của nhiều bệnh. Các tình huống chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần. Chảy máu mũi vô căn là lí do thường gặp nhất, chiếm trên 90% tình huống, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại. Một số lí do ít gặp hơn là:
Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi và chảy mũi, nghẹt mũi một bên.
Viêm mũi xoang làm cho trẻ ngứa mũi và chọc ngón tay vào gãi gây vỡ điểm mạch.
Trẻ hiếu động, bị ngả, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi.
Do ho, hắt hơi nhiều gây tăng áp lực dẫn đến chảy máu mũi.
Một số bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.
Ngoài ra, chảy máu mũi còn do một số lí do hiếm gặp như:
+ Các loại u: u máu vách ngăn hoặc trên cuốn mũi hoặc trong hố mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm mũi họng.
+ Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.
Trường hợp của cháu thường bị chảy máu cam, 1 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần, có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Cháu cần xem mình có bị những lí do trên không. Nếu có thể cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để xác định nguyên lí do gây chảy máu mũi. Tuy nhiên, bệnh của cháu cũng có khi tự khỏi khi lớn lên.
Khi bị chảy máu cần phải ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, khi đó cháu phải thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì cháu phải đến bệnh viện. Tại bệnh viện. bác sĩ có thể nhét mét tẩm thuốc co mạch mũi hoặc can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.
Tuy nhiên do lí do nào thì cháu cũng cần phòng ngừa chảy máu mũi bằng các biện pháp sau:
Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, sịt Xisat hằng ngày
Tránh tiếp xúc với các vật có kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.
Không nên chọc ngoáy mũi khi ngứa.
Ăn uống, dinh dưỡng phù hợp.
Chúc cháu khỏe mạnh!
Đau cổ tay, chảy máu cam, tụt canxi máu có phải bị ung thư máu?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em tên Bùi Khôi Nguyên giới tính nam, em 20 tuổi. Em không biết chắc là em có bị ung thư máu không. Nhưng em xem trên mạng thì em cũng thấy có những triệu chứng của ung thư máu, như là đau ngay cổ tay, với lại em mới chảy máu cam được 2 ngày, cảm thấy mệt mỏi nhức đầu khó ngủ. Với lại em mới đây tầm chừng 2 tuần em hay bị tụt canxi máu. Vậy cho em hỏi em có bị ung thư máu không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết một số biểu hiện cơ bản của bệnh ung thư máu dưới đây:
– Sưng hạch bạch huyết. Khi bị bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu mất dần khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Do vậy, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
– Xanh xao, mệt mỏi. Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu”. Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
– Đốm đỏ trên da. Những đốm màu đỏ hoặc màu tím nổi trên da có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chăn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da.
– Đau xương. Một trong những biểu hiện chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng…
– Nhức đầu. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư máu thường có những cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao.
-Chảy máu cam. Thông thường, chảy máu cam thưởng xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay. Tuy nhiên, nếu gặp tình huống lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
– Sốt cao. Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
– Khó thở. Như đã nói ở trên, ung thư máu dẫn đến sự suy giảm hồng cầu, điều này đã khiến cơ thể không thấy đủ oxy để thực hiện các chức năng hô hấp và trao đổi dưỡng khí trong cơ thể. Cơ thể bệnh nhân mắc ung thư máu luôn trong tình trạng thiếu oxy dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
– Đau bụng. Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi.
– Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ói mửa thường là kết quả xuất phát từ gan và lá lách bị tổn thương.
Bạn mới xuất hiện các biểu hiện đau cổ tay, chảy máu cam, hạ canxi máu và không kèm theo các biểu hiện khác. Đó có thể là các biểu hiện của các bệnh khác nhau nhưng cũng có thể là do cùng một bệnh. Thay vì lo lắng, bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare