Tuyển chọn giải đáp những thắc mắc thú vị nhất về các nhóm máu


4,226
1
1
Xu
53
Nhóm máu thường mang khá nhiều ý nghĩa đối với một người. Tạm bỏ qua những nhận định về tính cách, hành vi, chúng ra cùng tìm hiểu những vấn đề thú vị về nó dưới góc nhìn khoa học đã nhé.

Chồng nhóm máu B, vợ nhóm máu O, con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh về máu không?


Câu hỏi bởi: Duy Anh

Chào bác sĩ.

Cháu mới lấy vợ, cháu nhóm máu B còn vợ nhóm máu O. Vậy khi lấy nhau con cháu sinh ra có nguy cơ mắc bệnh về máu không ạ? Cháu rất lo vì bạn cháu cũng nhóm máu B và vợ nhóm máu O, con bạn cháu bị bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh. Mong bác sĩ giúp cháu ạ.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Để trả lời câu hỏi của cháu, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh để giúp cháu hiểu hơn về căn bệnh này.

Thiếu máu huyết tán bẩm sinh (y học gọi là bệnh Thalassemia) là bệnh di truyền gen lặn của nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân: Do cấu tạo bất thường của hemoglobin trong hồng cầu (bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố, thiếu enzym G6DP).

Biểu hiện: Khi mang gen bệnh này, quá trình hủy hồng cầu diễn ra nhanh và nhiều hơn so với bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính kéo dài. Tùy thể bệnh và tình trạng bệnh mà có mức độ bệnh lý khác nhau. Triệu chứng tan máu có thể được phát hiện ngay trong thời kỳ bào thai (phù thai, thai chết lưu), sau khi trẻ ra đời hoặc đến khi trưởng thành mới phát hiện ra.

Điều trị: Phương pháp chữa trị chủ yếu đối với bệnh này là truyền máu, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định chữa trị cụ thể.

Phòng bệnh: Giải đáp di truyền trước hôn nhân nhằm hạn chế và tốt nhất là tránh kết hôn và đẻ con giữa 2 người cùng mang gen bệnh. Vì nếu bố mẹ cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh thì 25% trẻ sinh ra mắc bệnh dạng nặng, phải truyền máu suốt đời. Nếu vẫn quyết định kết hôn thì bắt buộc phải thực hiện chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện những bào thai mang bệnh thể nặng để có biện pháp xử trí kịp thời.

Trường hợp con của bạn cháu bị bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh là do một trong hai người hoặc cả hai vợ chồng bạn cháu có mang gen gây bệnh này. Như vậy, nhóm máu của bố mẹ không ảnh hưởng đến việc con cái sinh ra có nguy cơ mắc bệnh về máu hay không mà phụ thuộc vào việc bố mẹ có mang yếu tố nguy cơ gây bệnh đó hay không. Nếu hai vợ chồng cháu đã kết hôn, thì khi mang thai nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản – Nhi để được tư vấn hoặc làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết giúp phòng tránh các bệnh lý di truyền nói chung ở thai nhi cũng như bệnh lý về máu nói riêng.

Chúc cháu mạnh khoẻ!

Công thức máu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, con gái tôi năm nay 15 tuổi. Cháu cao 163cm nặng 51kg, nhưng không hiểu sao da cháu rất xanh, nhìn cháu lúc nào cũng nhợt nhạt kể cả lúc mới ngủ dậy. Tôi có cho cháu đi xét nghiệm công thức máu thì cho kết quả với một số chỉ số thấp hơn bình thường như sau:
Huyết sắc tố: 11.6 g/dl
Hematocrit: 34.8 %
MCH : 27.3 pg
Neut#: 2.7G/L
Nhóm máu ABO: Nhóm O
Nhóm máu Rh: Dương
Các chỉ số khác đều ở trong mức cho phép.
Vậy xin bác sĩ cho tôi hỏi các chỉ số trên của cháu có tiềm ẩn bệnh gì không. Tôi cần phải cho cháu làm thêm xét nghiệm gì để xác định.

Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Qua kết quả xét nghiệm con bạn bị thiếu máu nhẹ, có thể là thiếu máu nhược sắc. Kết quả trên không gợi ý hướng tới một bệnh lý gì trầm trọng.
Bạn có thể cho cháu uống bổ xung thêm sắt, vitamin B12. Theo dõi định kỳ xét nghiệm công thức máu. Sau thời gian vài tháng không thấy kết quả thì bạn đưa bé đi tái khám, tùy tình trạng thực tế mà bác sĩ có thể cần phải làm thêm các thăm dò chuyên sâu khác.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Máu hệ Rh âm cần làm gì để giữ thai ?


Câu hỏi bởi: hương

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 24 tuổi. Cháu bị thai chết lưu 3 tháng đã được khoảng 2 tháng nay. Cháu xét nghiệm và được biết máu hệ Rh âm. Cháu muốn hỏi bác sĩ là lần thai sau cháu cần phải làm gì để giữ con không ạ? Chồng cháu có nhóm máu O+ ạ.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Trước hết tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bà mẹ mang thai có nhóm máu Rh âm. Nếu người mẹ có Rh âm (Rh -) kết hợp với người cha cũng có Rh âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh âm nên không có việc sản xuất kháng thể… Vấn đề phát sinh khi một người mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu Rh dương (Rh +). Trong khi sinh, người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch nên người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết.

Tuy nhiên, nếu bà mẹ trước đó có nạo hút thai, sẩy thai thì cơ thể mẹ cũng có kháng thể kháng RH dương. Vì vậy đối với tình huống của bạn, trước hết nên xét nghiệm sự hiện diện của kháng thể kháng Rh dương để tiêm ngừa anti-D nếu cần thiết. Trong lần mang thai tiếp theo bạn nên đăng kí và theo dõi thai sản chặt chẽ tại bệnh viện. Kiểm tra kháng thể vào tuần thứ 12, 28 và 36 của thai kỳ, siêu âm kiểm tra tình trang của thai nhi để tiên lượng và có hướng chữa trị cụ thể.

Chúc bạn sức khỏe!

Thiếu máu ở người già


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Mẹ em năm nay 70 tuổi người gày yếu, thiếu máu cả 3 dòng em ở tận Lào Cai muốn đưa mẹ về khám, em đi từ chiều thứ sáu, sáng thứ bảy có kịp khám không ạ

Chăm sóc khách hàng ViCare


Chào anh/chị
Trước tiên, ViCare cảm ơn anh/ chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của anh/chị liên quan đến lịch khám ở bệnh viện Lão khoa Trung ương nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.
Lịch làm việc của bệnh viện :
Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 17:30
Thứ Bảy: 07:30 – 12:00
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho anh/chị.
Chúc anh/chị sức khỏe.

xét nghiệm máu ở đâu tốt


Câu hỏi bởi: vũ hường

thưa bác sĩ con cháu bây giờ được 26 tháng nhưng mới được 10,4 kg. cháu càng lớn càng ăn kém, mà ăn chậm tiêu lắm à.ăn vẫn hay nôn à, ăn cháo có 1 bát con thôi nhưng ăn xong 2 tiếng sau ăn thêm ít sữa để ngủ tối mà nôn hết ra.có hôm k sao có hôm lại nôn .cháu k biết lí do tại sao.( hồi bé ăn sữa cũng toàn trớ). đã có thời gian gần 2 tuổi cháu hết hiện tượng này nhưng bây giờ lại thế. đọc trên mạng cháu được biết con cháu như vậy là hiện tượng thiếu kẽm. cháu cũng mua kẽm cho uống nhưng uống kẽm lại càng nôn. công việc của cháu thì bận cháu chưa thu xếp cho con đi khám được. nên cháu hỏi bác sĩ con cháu có phải thiếu kẽm không à.liệu hay nôn có phải bị dạ dày hay hiện tượng của não không à. mà muốn biết chính xác con có thiếu vi chất dinh dưỡng không thì có thể làm xét nghiệm được ở đâu à. cháu rât mong câu trả lời của bác sĩ. cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn


Chào bạn,
Nhiều khả năng cháu không phải bị thiếu kẽm.
Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được thăm dò kĩ các vấn đề dạ dày và thực quản để tìm ra nguyên nhân nôn trớ kéo dài.
Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl