Người bệnh trước đến nay luôn cần một chế độ sinh hoạt riêng biệt để hỗ trợ điều trị và giảm thiểu sự phát triển của các triệu chứng. HIV/AIDS cũng vậy! Khi lây nhiễm, bất cứ ai cũng phải điều chỉnh một chế độ hợp lý và đạt chuẩn theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn.
Chờ xét nghiệm HIV có được ăn chung với gia đình không?
Câu hỏi bởi: thanhtuu
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em đang chờ 3 tháng để đi xét nghiệm HIV, vậy trong thời gian này em có được ăn chung với gia đình không hay phải ăn riêng?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em cứ sinh hoạt với gia đình như bình thường nhé, không cần phải ăn riêng, ăn cơm chung với mọi người trong gia đình. Vì HIV không thể tồn tại được ngoài cơ thể, do đó HIV không lây nhiễm cho người khác khi ăn chung, khi mặc chung quần áo, sử dụng chung nhà vệ sinh và dùng chung bồn tắm.
Chúc em mạnh khỏe !
Tư vấn về cách sinh con cho người chồng bị nhiễm HIV?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em thân chào bác sĩ.
Hiện tại em là người nhiễm HIV. CD4 của em là 462 và em mới bắt đầu điều trị 2 tuần. Các bệnh giang mai em không bị. Vợ em không bị nhiễm HIV. Vợ chồng em muốn đẻ con. Vậy cho em hỏi em nên làm những xét nghiệm gì? Và nơi nào có thể thụ tinh nhân tạo hay hỗ trợ đẻ con cho 1 người nhiễm HIV. Vì hiện tại vợ chồng em cũng đã cưới nhau lâu rồi. Nên hi vọng có con sớm. Mong bác sĩ tư vấn và chỉ bảo giúp. Cũng kèm theo chi phí và nơi điều trị luôn ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu thụ thai thành công và an toàn, vợ không bị lây nhiễm HIV từ chồng thì con sinh ra sẽ không nhiễm HIV. Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV khi thụ thai, người ta có thể chữa trị ARV cho cả vợ và chồng, có thể áp dụng biện pháp lọc rửa tinh trùng, thụ tinh nhân tạo.
Tuy nhiên hiện nay việc lọc rửa tinh trùng và thụ tinh nhân tạo cho người nhiễm HIV chưa được cho phép tại Việt Nam. Trong tình huống người chồng là người nhiễm HIV, vợ không nhiễm HIV, nếu vợ chồng em vẫn muốn đẻ con theo cách tự nhiên thì người chồng cần được chữa trị ARV cho đến khi xét nghiệm định lượng HIV ở mức dưới ngưỡng phát hiện, khi đó mới có thể tiến hành thụ thai vào ngày rụng trứng của người vợ.
Người vợ cũng nên được chữa trị dự phòng với ARV để tránh nguy cơ nhiễm HIV. Việc chữa trị cho cả vợ và chồng để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho vợ. Nếu vợ chồng em quyết tâm có ý định mang thai, vợ chồng em cần xác định tư tưởng có thể có nguy cơ rủi ro cho vợ, vợ có thể bị lây nhiễm HIV. Vợ chồng em cần đi khám để được theo dõi và giải đáp bởi bác sĩ chữa trị HIV và bác sĩ Sản khoa.
Chúc vợ chồng em mạnh khỏe, hạnh phúc.
Sử dụng nước Javen để ngâm người bị HIV có được không?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ!
Theo em được biết virut HIV sẽ chết khi ở nhiệt độ cao. Vậy người bị nhiễm HIV có thể đi xông hơi để làm tăng nhiệt độ cơ thể ra khỏi nhiệt độ 20-35 độ C không? Hoặc sử dụng nước Javen để ngâm người bị HIV có được không?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
HIV không thể tồn tại được ở nhiệt độ trên 60 độ C, tuy nhiên cơ thể chúng ta luôn có sự điều hòa để đạt được thân nhiệt hằng định ở mức 37 độ C. Trong một số tình huống mà thân nhiệt không thể điều hòa được sẽ dẫn tới những rối loạn bệnh lý mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như tình trạng say nắng, say nóng.
Khi xông hơi, nhiệt độ bên ngoài tăng cao nhưng nhiệt độ cơ thể chúng ta được điều hòa làm mát cơ thể thông qua cơ chế bay hơi mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ dẫn tới rối loạn bện lý khi phản ứng điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị phá vỡ. Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu nhiệt độ lõi của cơ thể lên tới 40 – 41 độ C, như vậy không thể nâng nhiệt độ cơ thể lên để giết chết HIV được. Cũng không thể ngâm mình trong dung dịch Javen để chữa trị HIV vì không có ảnh hưởng tới virut mà còn làm tác động đến sức khỏe.
Thân chào em!
3 lần xét nghiệm HIV kết quả âm tính và đang điều trị lao có cho con bú được không ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu có câu hỏi muốn hỏi bác sĩ: Trước khi vợ cháu lấy máu xét nghiệm HIV bằng phương pháp combo khoảng 3 tiếng vợ cháu có tiêm thuốc cản quang để chụp ct scanner. Như thế có tác động tới kết quả xét nghiệm HIV không bác sĩ. Kết quả của vợ cháu là âm tính. Trước đó 5 tháng cháu xét nghiệm và dương tính với HIV và đang chữa trị thuốc ARV. Vì lo lắng nên cháu có kếu vợ cháu đi xét nghiệm HIV 3 lần: lần 1: sau hành vi nguy cơ cuối cùng 14 tuần bằng phương pháp elisa (murex hiv ag/ab combination) tại Pastuer (25/09/2015) lần 2: cách lần 1 sáu tuần bằng phương pháp test nhanh tại bệnh viện huyện (09/11/2015) lần 3: cách lần 2 một tuần bằng phương pháp combo tại trung tâm Hòa Hỏa thành phố Hồ Chí Minh. (17/11/2015) sau hành vi nguy cơ cuối gần 5 tháng. Cả 3 lần đều âm tính. Do vợ cháu mới sinh bé được 3 tháng 10 ngày thì vợ cháu có sốt nhẹ và ho khi đi khám thì bác sĩ bảo tràn dịch màng phổi (09/11/2015). Và các xét nghiệm máu, đờm, dich màng phổi bình thường không có vi khuẩn lao và tế bào lành tính. Dịch màng phổi có màu vàng chanh. Vợ cháu không ho nhiều, sức khỏe tốt.
Bác sĩ nghi ung thư phổi nên cho chụp ct scanner (17/11/2015). Kết quả hình ảnh cũng bình thường không phát hiện u. chỉ phát hiện dich màng phổi lượng nhiều. Và bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh kết luận vợ cháu: bị lao màng phổi và chuyển hồ sơ về địa phương chữa trị lao. Bác sĩ cho con hỏi không phát hiện vi khuẩn lao mà tại sao chuẩn đoán lao. Và vợ cháu có thể cho bé tiếp tục bú sữa mẹ được không. Và nếu bị lao màng phổi thì thời gian cửa sổ HIV có kéo dài hơn 3 tháng không. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
+ Có thể vợ cháu may mắn khi cháu có HIV dương tính mà cháu không bị lây nhiễm.
+ Sau hơn 5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ cuối cùng vợ cháu có kết quả xét nghiệm HIV âm tính, cháu có thể yên tâm.
+ Vợ cháu có tràn dịch màng phổi màu vàng chanh, không suy nhược, không có giảm Protein máu, loại trừ lí do tràn dịch màng phổi do các căn nguyên khác thì bác sĩ có thể chẩn đoán là tràn dịch màng phổi do lao. Không cứ nhất thiết phải tìm thấy trực khuẩn lao mới có thể chẩn đoán. Thực tế vẫn có chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, lao màng phổi AFB âm tính.
+ Về chữa trị uống thuốc chống lao thông thường không tác động đến sữa mẹ và bà mẹ có thể tiếp tục cho con bú, cháu tham vấn trực tiếp ý kiến bác sĩ chữa trị.
Tôi tin rằng vợ cháu an toàn với HIV và con có thể bú sữa mẹ. Cháu có thể tới trung tâm phòng chống HIV/AIDS của địa phương để tham vấn trực tiếp. Để chắc chắn hơn, vợ cháu làm xét nghiệm HIV sau hành vi nguy cơ cuối cùng 6 tháng.
Chúc cháu vui vẻ..
Chờ xét nghiệm HIV có được ăn chung với gia đình không?
Câu hỏi bởi: thanhtuu
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em đang chờ 3 tháng để đi xét nghiệm HIV, vậy trong thời gian này em có được ăn chung với gia đình không hay phải ăn riêng?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em cứ sinh hoạt với gia đình như bình thường nhé, không cần phải ăn riêng, ăn cơm chung với mọi người trong gia đình. Vì HIV không thể tồn tại được ngoài cơ thể, do đó HIV không lây nhiễm cho người khác khi ăn chung, khi mặc chung quần áo, sử dụng chung nhà vệ sinh và dùng chung bồn tắm.
Chúc em mạnh khỏe !
Tư vấn về cách sinh con cho người chồng bị nhiễm HIV?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em thân chào bác sĩ.
Hiện tại em là người nhiễm HIV. CD4 của em là 462 và em mới bắt đầu điều trị 2 tuần. Các bệnh giang mai em không bị. Vợ em không bị nhiễm HIV. Vợ chồng em muốn đẻ con. Vậy cho em hỏi em nên làm những xét nghiệm gì? Và nơi nào có thể thụ tinh nhân tạo hay hỗ trợ đẻ con cho 1 người nhiễm HIV. Vì hiện tại vợ chồng em cũng đã cưới nhau lâu rồi. Nên hi vọng có con sớm. Mong bác sĩ tư vấn và chỉ bảo giúp. Cũng kèm theo chi phí và nơi điều trị luôn ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu thụ thai thành công và an toàn, vợ không bị lây nhiễm HIV từ chồng thì con sinh ra sẽ không nhiễm HIV. Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV khi thụ thai, người ta có thể chữa trị ARV cho cả vợ và chồng, có thể áp dụng biện pháp lọc rửa tinh trùng, thụ tinh nhân tạo.
Tuy nhiên hiện nay việc lọc rửa tinh trùng và thụ tinh nhân tạo cho người nhiễm HIV chưa được cho phép tại Việt Nam. Trong tình huống người chồng là người nhiễm HIV, vợ không nhiễm HIV, nếu vợ chồng em vẫn muốn đẻ con theo cách tự nhiên thì người chồng cần được chữa trị ARV cho đến khi xét nghiệm định lượng HIV ở mức dưới ngưỡng phát hiện, khi đó mới có thể tiến hành thụ thai vào ngày rụng trứng của người vợ.
Người vợ cũng nên được chữa trị dự phòng với ARV để tránh nguy cơ nhiễm HIV. Việc chữa trị cho cả vợ và chồng để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho vợ. Nếu vợ chồng em quyết tâm có ý định mang thai, vợ chồng em cần xác định tư tưởng có thể có nguy cơ rủi ro cho vợ, vợ có thể bị lây nhiễm HIV. Vợ chồng em cần đi khám để được theo dõi và giải đáp bởi bác sĩ chữa trị HIV và bác sĩ Sản khoa.
Chúc vợ chồng em mạnh khỏe, hạnh phúc.
Sử dụng nước Javen để ngâm người bị HIV có được không?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ!
Theo em được biết virut HIV sẽ chết khi ở nhiệt độ cao. Vậy người bị nhiễm HIV có thể đi xông hơi để làm tăng nhiệt độ cơ thể ra khỏi nhiệt độ 20-35 độ C không? Hoặc sử dụng nước Javen để ngâm người bị HIV có được không?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
HIV không thể tồn tại được ở nhiệt độ trên 60 độ C, tuy nhiên cơ thể chúng ta luôn có sự điều hòa để đạt được thân nhiệt hằng định ở mức 37 độ C. Trong một số tình huống mà thân nhiệt không thể điều hòa được sẽ dẫn tới những rối loạn bệnh lý mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như tình trạng say nắng, say nóng.
Khi xông hơi, nhiệt độ bên ngoài tăng cao nhưng nhiệt độ cơ thể chúng ta được điều hòa làm mát cơ thể thông qua cơ chế bay hơi mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ dẫn tới rối loạn bện lý khi phản ứng điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị phá vỡ. Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu nhiệt độ lõi của cơ thể lên tới 40 – 41 độ C, như vậy không thể nâng nhiệt độ cơ thể lên để giết chết HIV được. Cũng không thể ngâm mình trong dung dịch Javen để chữa trị HIV vì không có ảnh hưởng tới virut mà còn làm tác động đến sức khỏe.
Thân chào em!
3 lần xét nghiệm HIV kết quả âm tính và đang điều trị lao có cho con bú được không ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu có câu hỏi muốn hỏi bác sĩ: Trước khi vợ cháu lấy máu xét nghiệm HIV bằng phương pháp combo khoảng 3 tiếng vợ cháu có tiêm thuốc cản quang để chụp ct scanner. Như thế có tác động tới kết quả xét nghiệm HIV không bác sĩ. Kết quả của vợ cháu là âm tính. Trước đó 5 tháng cháu xét nghiệm và dương tính với HIV và đang chữa trị thuốc ARV. Vì lo lắng nên cháu có kếu vợ cháu đi xét nghiệm HIV 3 lần: lần 1: sau hành vi nguy cơ cuối cùng 14 tuần bằng phương pháp elisa (murex hiv ag/ab combination) tại Pastuer (25/09/2015) lần 2: cách lần 1 sáu tuần bằng phương pháp test nhanh tại bệnh viện huyện (09/11/2015) lần 3: cách lần 2 một tuần bằng phương pháp combo tại trung tâm Hòa Hỏa thành phố Hồ Chí Minh. (17/11/2015) sau hành vi nguy cơ cuối gần 5 tháng. Cả 3 lần đều âm tính. Do vợ cháu mới sinh bé được 3 tháng 10 ngày thì vợ cháu có sốt nhẹ và ho khi đi khám thì bác sĩ bảo tràn dịch màng phổi (09/11/2015). Và các xét nghiệm máu, đờm, dich màng phổi bình thường không có vi khuẩn lao và tế bào lành tính. Dịch màng phổi có màu vàng chanh. Vợ cháu không ho nhiều, sức khỏe tốt.
Bác sĩ nghi ung thư phổi nên cho chụp ct scanner (17/11/2015). Kết quả hình ảnh cũng bình thường không phát hiện u. chỉ phát hiện dich màng phổi lượng nhiều. Và bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh kết luận vợ cháu: bị lao màng phổi và chuyển hồ sơ về địa phương chữa trị lao. Bác sĩ cho con hỏi không phát hiện vi khuẩn lao mà tại sao chuẩn đoán lao. Và vợ cháu có thể cho bé tiếp tục bú sữa mẹ được không. Và nếu bị lao màng phổi thì thời gian cửa sổ HIV có kéo dài hơn 3 tháng không. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
+ Có thể vợ cháu may mắn khi cháu có HIV dương tính mà cháu không bị lây nhiễm.
+ Sau hơn 5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ cuối cùng vợ cháu có kết quả xét nghiệm HIV âm tính, cháu có thể yên tâm.
+ Vợ cháu có tràn dịch màng phổi màu vàng chanh, không suy nhược, không có giảm Protein máu, loại trừ lí do tràn dịch màng phổi do các căn nguyên khác thì bác sĩ có thể chẩn đoán là tràn dịch màng phổi do lao. Không cứ nhất thiết phải tìm thấy trực khuẩn lao mới có thể chẩn đoán. Thực tế vẫn có chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, lao màng phổi AFB âm tính.
+ Về chữa trị uống thuốc chống lao thông thường không tác động đến sữa mẹ và bà mẹ có thể tiếp tục cho con bú, cháu tham vấn trực tiếp ý kiến bác sĩ chữa trị.
Tôi tin rằng vợ cháu an toàn với HIV và con có thể bú sữa mẹ. Cháu có thể tới trung tâm phòng chống HIV/AIDS của địa phương để tham vấn trực tiếp. Để chắc chắn hơn, vợ cháu làm xét nghiệm HIV sau hành vi nguy cơ cuối cùng 6 tháng.
Chúc cháu vui vẻ..
Theo ViCare