U não là chứng bệnh rất nguy hiểm đối với mọi lứa tuổi. Tuyển tập bộ câu hỏi giới đây sẽ trang bị những kiến thức cần thiết nhất cho bạn về căn bệnh này.
Mổ u não cho người cao tuổi
Câu hỏi bởi: Hai
Chào bác sĩ.
Bố em hiện đã 75 tuổi, 3 năm trước bị phát hiện u não, đã mổ qua 1 lần rồi. Hiện tại tái khám thì phát hiện có u khác mọc lên, bác sĩ yêu cầu mổ lần 2. Vậy cho em hỏi, với độ tuổi 75 của ba em hiện tại thì mổ lần 2 có được không? Có an toàn không? Và những di chứng có thể để lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
U não thì dù là khối u nhỏ hay to thì phương pháp chữa trị tốt nhất vẫn là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thông thường phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh gia tăng cơ hội sống và kéo dài sự sống của người bệnh. Tuy nhiên hiệu quả và tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật tùy thuộc vào các đối tượng, khối u và độ tuổi của bệnh nhân. Bệnh nhân càng ít tuổi thì tỷ lệ thành công càng cao. Tỷ lệ di chứng cũng phụ thuộc vào vị trí của khối u. Do vậy em nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ đã khám cho bố em để xác định rõ hơn.
Thân mến chào em.
Tiên lượng cho người bệnh u não
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 36 tuổi, bị khối u não, u thần kinh đệm bậc thấp, phía trái thuỳ thái dương. Xin bác sĩ tiên lượng giúp tôi ạ!
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
U thần kinh đệm bậc thấp bao gồm u tế bào hình sao, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, u hỗn hợp giữa sao bào và thần kinh đệm ít nhánh. U thần kinh đệm thân não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 75% bệnh nhân chẩn đoán bệnh dưới 20 tuổi (một số nghiên cứu có ngưỡng là 16 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nằm ở độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi.
Về thời gian sống, theo một số nghiên cứu, thời gian sống thêm của bệnh nhân nếu không chữa trị thường chỉ vài tháng kể từ khi chẩn đoán. Nếu được chữa trị thích hợp thì cũng có một số tình huống sống sau 3 năm.
Trường hợp của bạn, khả năng sống được bao lâu khó có thể nói trước vì nó phục thuộc vào sự tăng trưởng của các khối u và việc kiểm soát những khối u này. Bạn nên tích cực chữa trị và quan trọng nhất là phải lạc quan.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau đầu có phải bị u não không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 24 tuổi, là nam giới. Gần đây tôi thường xuyên bị đau đầu. Lúc thì đau phần thái dương. Lúc thì đau nửa đầu trái. Lúc thì sáng, lúc thì trưa. Nhưng sau khi tôi tập thể dục. Mồi hôi toát ra. Tôi lại thấy không còn mệt nữa. Xin hỏi bác sĩ tôi có bị u não không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn!
Đau đầu do nhiều lí do gây ra. U não có thể gây đau đầu nhưng u não còn kèm theo nhiều biểu hiện khác. Có tình huống u não không gây đau đầu, các biểu hiện kín đáo khó phát hiện. Trường hợp của bạn ít có khả năng là u não. Tuy nhiên để xác định chính xác bạn cần đi khám thần kinh và làm một số xét nghiệm.
Chúc bạn mau khỏi chứng bệnh đau đầu!
Bị u não và tiểu đường cần làm gì?
Câu hỏi bởi: Hàn Hương
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ạ em có bà bị u não bà em bị tiểu đường lâu rồi. Mới gần đây mới phát bệnh ra. Thì mới đầu chỉ vào Nội tiết xét nghiệm thì người ta nói là chưa phát hiện ra bệnh gì. Đến bây giờ chuyển sang Xanh-Pôn bác sĩ bảo bị u não em không biết phải làm gì nữa đầu óc em rối quá. Cho em hỏi bà em sống được bao lâu nữa ạ? Em nên chữa trị tâm lý của mình như nào bây giờ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng lâm sàng của u não ở bệnh nhân cao tuổi thường nghèo nàn hơn so với u não ở tuổi trẻ hơn, thường triệu chứng qua các biểu hiện đau đầu, động kinh và các dấu hiệu thần kinh khu trú, cũng như sự sa sút về trí tuệ. Triệu chứng tăng áp lực trong sọ thường xuất hiện rất muộn, có khi không có ở một số bệnh nhân nữa. Kỹ thuật mổ các u não này không khác ở người trẻ tuổi hơn, tuy vậy biến chứng hậu phẫu nhiều hơn. Những biến chứng sau mổ thường gặp nhất ở người cao tuổi thuộc về hô hấp: viêm phổi, xẹp phổi và rối loạn nước, điện giải.
Vì vậy với u não ở người có tuổi việc đánh giá, hồi sức trước, trong và sau mổ là rất quan trọng. Phẫu thuật làm giảm khối lượng và số tế bào u, sau đó xạ trị ngoài trở thành cánh chữa trị chuẩn, đồng thời cũng được so sánh với các cách thức chữa trị khác. Việc quyết định phẫu thuật u não ở một bệnh nhân cao tuổi phải căn cứ vào tình trạng thực tế về thần kinh của bệnh nhân trước mổ, khả năng có thể mổ vào đến vị trí có thương tổn hay không? Và việc mổ lấy khối u có gây ra những nguy cơ sau mổ chấp nhận được không? Các biến chứng liên quan có thể giảm thiểu phần nào nhờ vào việc ứng dụng đúng đắn thuốc và kỹ thuật gây mê. Vì vậy gia đình bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để có hướng giải quyết phù hợp nhé.
Chúc gia đình gặp nhiều may mắn.
Chồng bị u não có ảnh hưởng đến con không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, vợ chồng cháu lấy nhau được 4 năm mà chưa có con. Mới đây, cháu lại phát hiện anh ấy đã bị u não giai đoạn 2 rồi. Chồng cháu đã phẫu thuật lấy u được 5 tháng và bây giờ lại đang chuẩn bị mổ Gamma. Liệu chồng cháu có thể sống khoảng bao nhiêu năm nữa ạ? Chúng cháu muốn thụ tinh nhân tạo để có con thì liệu có ảnh hưởng gì đến con không ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U não có 2 nhóm phổ biến:
– Nhóm thứ nhất: bao gồm những loại u lành tính thường gặp như u màng não, u dây thần kinh thính giác, u tuyến yên.
– Nhóm thứ hai là những u não phát triển nhanh hoặc ác tính, có nguồn gốc từ bên trong não như u tế bào thần kinh đệm.
Ngoài ra, u não còn có thể do di căn từ những ung thư từ các bộ phận khác trong cơ thể như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng… Những ung thư này có thể gây tổn thương cho não bộ yếu, liệt chi, điếc, gây mù lòa, mất vị giác…
Trường hợp chồng cháu, cháu nói u não giai đoạn 2 thì có thể là ung thư não. Chồng cháu đã phẫu thuật lấy u được 5 tháng bây giờ lại đang chuẩn bị mổ Gamma. Phẫu thuật dao Gamma sử dụng tia Gamma tập trung rất mạnh có thể được tiến hành trong một vài giờ để kim hãm sự tăng trưởng của những khối u nhỏ mà không cần phẫu thuật. Như vậy có thể là sau khi mổ u não lần đầu tiên, chồng cháu vẫn còn những khối u nhỏ trong não và cần được phẫu thuật tiếp. Khả năng chồng cháu có thể sống được bao lâu khó có thể nói trước vì nó phục thuộc vào sự tăng trưởng của các khối u và việc kiểm soát những khối u này.
Thông thường u não không di truyền, chỉ có yếu tố gia đình, ví dụ bố và/hoặc mẹ bị u não thì con có khả năng bị bệnh cao hơn so với người có bố mẹ không thấy u. Do vậy, nếu các cháu muốn thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của chồng cháu thì không lo tác động đến con. Tuy nhiên, nếu chồng cháu phải hóa trị hay xạ trị thì cần để sau 1 năm mới nên có con.
Chúc vợ chồng cháu mạnh khỏe!
Mổ u não cho người cao tuổi
Câu hỏi bởi: Hai
Chào bác sĩ.
Bố em hiện đã 75 tuổi, 3 năm trước bị phát hiện u não, đã mổ qua 1 lần rồi. Hiện tại tái khám thì phát hiện có u khác mọc lên, bác sĩ yêu cầu mổ lần 2. Vậy cho em hỏi, với độ tuổi 75 của ba em hiện tại thì mổ lần 2 có được không? Có an toàn không? Và những di chứng có thể để lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
U não thì dù là khối u nhỏ hay to thì phương pháp chữa trị tốt nhất vẫn là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thông thường phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh gia tăng cơ hội sống và kéo dài sự sống của người bệnh. Tuy nhiên hiệu quả và tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật tùy thuộc vào các đối tượng, khối u và độ tuổi của bệnh nhân. Bệnh nhân càng ít tuổi thì tỷ lệ thành công càng cao. Tỷ lệ di chứng cũng phụ thuộc vào vị trí của khối u. Do vậy em nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ đã khám cho bố em để xác định rõ hơn.
Thân mến chào em.
Tiên lượng cho người bệnh u não
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 36 tuổi, bị khối u não, u thần kinh đệm bậc thấp, phía trái thuỳ thái dương. Xin bác sĩ tiên lượng giúp tôi ạ!
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
U thần kinh đệm bậc thấp bao gồm u tế bào hình sao, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, u hỗn hợp giữa sao bào và thần kinh đệm ít nhánh. U thần kinh đệm thân não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 75% bệnh nhân chẩn đoán bệnh dưới 20 tuổi (một số nghiên cứu có ngưỡng là 16 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nằm ở độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi.
Về thời gian sống, theo một số nghiên cứu, thời gian sống thêm của bệnh nhân nếu không chữa trị thường chỉ vài tháng kể từ khi chẩn đoán. Nếu được chữa trị thích hợp thì cũng có một số tình huống sống sau 3 năm.
Trường hợp của bạn, khả năng sống được bao lâu khó có thể nói trước vì nó phục thuộc vào sự tăng trưởng của các khối u và việc kiểm soát những khối u này. Bạn nên tích cực chữa trị và quan trọng nhất là phải lạc quan.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau đầu có phải bị u não không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 24 tuổi, là nam giới. Gần đây tôi thường xuyên bị đau đầu. Lúc thì đau phần thái dương. Lúc thì đau nửa đầu trái. Lúc thì sáng, lúc thì trưa. Nhưng sau khi tôi tập thể dục. Mồi hôi toát ra. Tôi lại thấy không còn mệt nữa. Xin hỏi bác sĩ tôi có bị u não không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn!
Đau đầu do nhiều lí do gây ra. U não có thể gây đau đầu nhưng u não còn kèm theo nhiều biểu hiện khác. Có tình huống u não không gây đau đầu, các biểu hiện kín đáo khó phát hiện. Trường hợp của bạn ít có khả năng là u não. Tuy nhiên để xác định chính xác bạn cần đi khám thần kinh và làm một số xét nghiệm.
Chúc bạn mau khỏi chứng bệnh đau đầu!
Bị u não và tiểu đường cần làm gì?
Câu hỏi bởi: Hàn Hương
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ạ em có bà bị u não bà em bị tiểu đường lâu rồi. Mới gần đây mới phát bệnh ra. Thì mới đầu chỉ vào Nội tiết xét nghiệm thì người ta nói là chưa phát hiện ra bệnh gì. Đến bây giờ chuyển sang Xanh-Pôn bác sĩ bảo bị u não em không biết phải làm gì nữa đầu óc em rối quá. Cho em hỏi bà em sống được bao lâu nữa ạ? Em nên chữa trị tâm lý của mình như nào bây giờ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng lâm sàng của u não ở bệnh nhân cao tuổi thường nghèo nàn hơn so với u não ở tuổi trẻ hơn, thường triệu chứng qua các biểu hiện đau đầu, động kinh và các dấu hiệu thần kinh khu trú, cũng như sự sa sút về trí tuệ. Triệu chứng tăng áp lực trong sọ thường xuất hiện rất muộn, có khi không có ở một số bệnh nhân nữa. Kỹ thuật mổ các u não này không khác ở người trẻ tuổi hơn, tuy vậy biến chứng hậu phẫu nhiều hơn. Những biến chứng sau mổ thường gặp nhất ở người cao tuổi thuộc về hô hấp: viêm phổi, xẹp phổi và rối loạn nước, điện giải.
Vì vậy với u não ở người có tuổi việc đánh giá, hồi sức trước, trong và sau mổ là rất quan trọng. Phẫu thuật làm giảm khối lượng và số tế bào u, sau đó xạ trị ngoài trở thành cánh chữa trị chuẩn, đồng thời cũng được so sánh với các cách thức chữa trị khác. Việc quyết định phẫu thuật u não ở một bệnh nhân cao tuổi phải căn cứ vào tình trạng thực tế về thần kinh của bệnh nhân trước mổ, khả năng có thể mổ vào đến vị trí có thương tổn hay không? Và việc mổ lấy khối u có gây ra những nguy cơ sau mổ chấp nhận được không? Các biến chứng liên quan có thể giảm thiểu phần nào nhờ vào việc ứng dụng đúng đắn thuốc và kỹ thuật gây mê. Vì vậy gia đình bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để có hướng giải quyết phù hợp nhé.
Chúc gia đình gặp nhiều may mắn.
Chồng bị u não có ảnh hưởng đến con không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, vợ chồng cháu lấy nhau được 4 năm mà chưa có con. Mới đây, cháu lại phát hiện anh ấy đã bị u não giai đoạn 2 rồi. Chồng cháu đã phẫu thuật lấy u được 5 tháng và bây giờ lại đang chuẩn bị mổ Gamma. Liệu chồng cháu có thể sống khoảng bao nhiêu năm nữa ạ? Chúng cháu muốn thụ tinh nhân tạo để có con thì liệu có ảnh hưởng gì đến con không ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U não có 2 nhóm phổ biến:
– Nhóm thứ nhất: bao gồm những loại u lành tính thường gặp như u màng não, u dây thần kinh thính giác, u tuyến yên.
– Nhóm thứ hai là những u não phát triển nhanh hoặc ác tính, có nguồn gốc từ bên trong não như u tế bào thần kinh đệm.
Ngoài ra, u não còn có thể do di căn từ những ung thư từ các bộ phận khác trong cơ thể như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng… Những ung thư này có thể gây tổn thương cho não bộ yếu, liệt chi, điếc, gây mù lòa, mất vị giác…
Trường hợp chồng cháu, cháu nói u não giai đoạn 2 thì có thể là ung thư não. Chồng cháu đã phẫu thuật lấy u được 5 tháng bây giờ lại đang chuẩn bị mổ Gamma. Phẫu thuật dao Gamma sử dụng tia Gamma tập trung rất mạnh có thể được tiến hành trong một vài giờ để kim hãm sự tăng trưởng của những khối u nhỏ mà không cần phẫu thuật. Như vậy có thể là sau khi mổ u não lần đầu tiên, chồng cháu vẫn còn những khối u nhỏ trong não và cần được phẫu thuật tiếp. Khả năng chồng cháu có thể sống được bao lâu khó có thể nói trước vì nó phục thuộc vào sự tăng trưởng của các khối u và việc kiểm soát những khối u này.
Thông thường u não không di truyền, chỉ có yếu tố gia đình, ví dụ bố và/hoặc mẹ bị u não thì con có khả năng bị bệnh cao hơn so với người có bố mẹ không thấy u. Do vậy, nếu các cháu muốn thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của chồng cháu thì không lo tác động đến con. Tuy nhiên, nếu chồng cháu phải hóa trị hay xạ trị thì cần để sau 1 năm mới nên có con.
Chúc vợ chồng cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare