Tuyển tập câu hỏi hay về hiện tượng đông máu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Đông máu là một cơ chế cầm máu khi các mạch máu bị tổn thương và cần bảo vệ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua các câu hỏi hữu ích sau đây nhé.

Uống nước lạnh khi có kinh bị đông máu, có cần uống thuốc gì không?


Câu hỏi bởi: Kris

Thưa bác sĩ.

Khi có kinh nguyệt em hay uống nước để tủ lạnh như sữa, nước trái cây, kem (tại lúc này thèm ngọt) đôi khi có uống nước đá vậy sau này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Những lúc này thì em không kìm chế thèm đồ lạnh được. Nên mỗi lần vậy là máu ra đông lại thành cục rất đau bụng. Vậy em có cần đi bác sĩ hay uống cái gì cho máu tan loãng ra được không?

Em cảm ơn bác sĩ!

Chào em.

Những thức ăn và nước uống em thích dùng trong thời gian có kinh nguyệt không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này, nhưng nếu em dùng nhiều đồ lạnh quá có thể làm đau họng ngay lúc đó. Còn việc máu kinh ra thành cục không liên quan đến chế độ ăn uống, nếu đau bụng nhiều em có thể dùng thuốc để giảm co bóp tử cung như Spasmaverin, Paracetamol…

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Máu đông trong não


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Bạn em bị ho ra máu và phát hiện máu đông trong não thì cần phải xét nghiệm máu thế nào để biết chính xác kết quả ạ? Bác sĩ cho em hỏi giá cả hiện nay là thế nào nữa ạ. Cảm ơn bác sĩ

Chăm sóc khách hàng ViCare


Chào anh/chị ,

Trước tiên, ViCare cảm ơn anh/ chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của anh/chị liên quan đến chi phí xét nghiệm máu, nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.

Theo như thông tin ViCare tìm được thì anh/chị nên đi thăm khám mới được bác sĩ có chuyên môn khám cụ thể hơn về bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu cần phải xét nghiệm nhưng cái gì cụ thể nhất. Chi phí xét nghiệm máu hiện nay chi phí cũng khá rẻ nhưng tùy từng cơ sở y tế chi phí dao động từ 500.000 – 1.000.000 vnđ.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho anh/chị.
Chúc anh/chị sức khỏe.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!

Trước hết, hiện tượng ho ra máu và cục máu đông trong não thường không có mối liên quan trực tiếp về cơ chế bệnh lý với nhau. Ho ra máu chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân.

Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột, người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhẹ, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc trong giai đoạn hành kinh. Ho ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh sau:

Bệnh ở phổi như: Lao phổi, Viêm phổi, Áp xe phổi. Giãn phế quản, ung thư phổi, sán lá phổi, nấm phổi, bướu hơi ở phổi.

Bệnh ngoài phổi như: Các bệnh về tim mạch

Bệnh về máu: các bệnh làm thay đổi tình trạng đông máu có thể gây ho ra máu: suy tuỷ xương, bệnh bạch cầu, bệnh máu chảy lâu, v.v… ho ra máu ở đây chỉ là một triệu chứng trong bệnh cảnh chung.

,
Cục máu đông trong não, có thể từ nơi khác tới (viêm nội tâm mạc, thuyên tắc tĩnh mạch, … ) hoặc tự hình thành ở chính chỗ đó

Với 2 biểu hiện bạn nêu: “Ho ra máu và cục máu đông trong não “, Để biết kết quả chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, cần làm nhiều xét nghiệm cần thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh như: Chụp CT não. Chụp MRI não, Chụp toàn bộ hệ thống mạch máu não, các xét nghiệm về đông máu cầm máu, xét nghiệm đờm phát hiện BK, … siêu âm tim, hệ tĩnh mạch ….

Giá dịch vụ các loại xét nghiệm tùy thuộc vào loại bệnh viện mà bệnh nhân khám, xét nghiệm công nghệ cao hiện đại hay bình thường và bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không?. Vấn đề này bạn cần phải tham khảo tại chỗ trước khi tiến hành thủ thuật. ( chụp MRI có giá từ 800 000 đ-1.200.000 đ, các xét nghiệm đông máu cầm máu từ 80000 đ- 200.000 đ )

Chương trình tư vấn vicare chỉ có thể tư vấn cho bạn được như vậy, mong sự cảm thông ở bạn, đồng thời mong muốn bạn sớm tìm ra được nguyên nhân để được điều trị theo phác đồ hữu hiệu nhất.

Chúc các bạn sức khỏe.

Vì sao máu vừa chảy ra đã đông lại?


Câu hỏi bởi: Cam Thi

Xin chào bác sĩ.

Em 29 tuổi, có lần em bị đứt chân và máu vừa chảy ra đang đông lại, máu đỏ tươi. Hiện tượng này từ trước giờ em chưa từng gặp phải. Xin hỏi bác sĩ đó là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Khi cơ thể có vết thương chảy máu, sẽ tự kích hoạt hệ thống đông máu, dẫn đến hiện tượng tạo cục máu đông và ngưng chảy máu. Đó là cơ chế sinh tồn bình thường, không phải bất thường nên bạn không cần quá lo lắng.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bệnh máu khó đông


Câu hỏi bởi: Thương Hoài

Thưa bác sĩ!
Cháu có một thắc mắc muốn nhờ bác sỹ giải đáp ah? Con trai cháu 10 tháng tuổi đi khám thoát vị bẹn khi xét nghiệm máu phát hiện ra bệnh máu khó đông. Vậy bệnh này có nghuy hiểm không? Chi phí điều trị là như thế nào ah? Và khi nào thì con trai cháu có thể mổ được thoát vị bẹn ah?

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Khi có nhu cầu mổ thoát vị bẹn, đi xét nghiệm máu phát hiện máu khó đông thì bạn phải đưa bé đi bệnh viện nhi trung ương khám bệnh và điều tri. Vì tình trạng máu khó đông là một biểu hiện của nhiều bệnh về máu như: Giảm tiểu cầu, bệnh ung thư máu, bệnh rối loạn đông máu cầm máu, thiếu yếu tố cầm máu,… Những bệnh này đòi hỏi phải là bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ phương tiện xét nghiệm hiện đại mới xác định được bệnh chính xác. Từ việc xác định được bệnh mới có phương pháp điều trị hữu hiệu được.

Khi điều trị bệnh khả quan, tình trạng đông cầm máu được cải thiện thì mới có thể mổ cho bé được. Trước mắt chưa mổ được thì bạn có thể dùng silip và băng cục băng ép lên khối thoát vị để hạn chế sự phát triển của thoát vị phòng tránh thoát vị nghẹt phải mổ cấp cứu. Nếu khối thoát vị phồng to thì có thể để trẻ nằm ngửa, dùng ba ngón tay từ từ nhẹ nhàng ép vào khối phồng đẩy nhẹ khối phồng này vào trong bụng để khỏi bị chít nghẹt.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như trên đã nói, nguyên nhân của tình trạng rối loạn chức năng đông máu do rất nhiều nguyên nhân, có thể do xét nghiệm lần khám đó chưa định hướng được bệnh để chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán bệnh, đồng thời trẻ chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnh, cho nên bác sĩ mới quyết định hẹn tháng sau đến khám lại .

Nếu tình trạng thoát vị bẹn không nhiều, khối phồng của thoát vị không lớn, có thể đẩy lên và dùng băng ép khống chế tốt thì có thể đường hầm của ống bẹn có thể tự hẹp lại và không thoát vị nữa. Như vậy bạn có thể áp dụng giải pháp sau: dùng băng ép ngăn chặn khối thoát vị, nếu khối phồng thoát vị nổi to thì phải nhẹ nhàng dần dần đẩy nó vào trong để tránh tình trạng nghẹt phải mổ cấp cứu, tái khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ. Về chế độ ăn không có gì đặc biêt và bạn cũng không cần phải cho trẻ uống thuốc sắt, vi ta min . Khi tình trạng đông cầm máu về bình thường mà khối thoát vị vẫn còn thì sẽ mổ cho bé.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Mắt có cục máu đông chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Anh Dũng

Chào bác sĩ.

Một bên mắt của cháu do bị chấn thương khá mạnh nên bị tụ máu đông, phía bên dưới mắt thì bị bầm dập. Cháu đã chườm đá khá nhiều lần mà máu đông vẫn không tan, theo lời bác sĩ thì cháu nên làm thế nào ạ? Bị thế này thì chữa thế nào vậy bác sĩ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Qua thư không rõ cháu đã bị thương được bao lâu rồi và sau khi bị thương đã đi khám ở cơ sở y tế chưa. Nếu chỉ là tụ máu đơn thuần thì sau một thời gian khoảng 10 – 15 ngày chỗ tụ máu sẽ tan hết. Nếu sau thời gian này mà khối máu tụ chưa tan thì cháu nên đi khám ở cơ sở chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và có phương án chữa trị phù hợp. Việc chườm đá chỉ giúp giảm sưng, giảm phù nề lúc bị thương, chứ không phải là cách chữa bầm tụ máu.

Chúc cháu sớm khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl