Để giữ gìn sức khỏe, tập luyện thể thao là cách được nhiều người lựa chọn để tăng cường thể lực, sau đây là 5 câu hỏi về vấn đề luyện tập thể thao thường gặp.
Đau đầu gối chân phải khi chơi thể thao, đặc biệt là lúc duỗi chân hết cỡ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Hiển
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu chơi bóng đá và thuận chân phải. Gần đây cháu hay bị đau đầu gối chân phải nhưng không phải đau xương bánh chè, nó đau ở dưới xương bánh chè, không biết có phải là gân hay dây chằng không nữa. Khi đi đứng thì cháu thấy rất bình thường nhưng khi đá bóng hay chơi môn thể thao khác thì đau, đặc biệt là lúc duỗi chân hết cỡ. Liệu cháu có bị viêm đầu gối không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Cháu bị đau phần gân cơ tứ đầu đùi ở dưới xương bánh chè. Khả năng cháu bị va chạm phần gối khi chơi thể thao. Biểu hiện bệnh của cháu là khi đứng thì không đau, nhưng khi chơi thể thao lại bị đau. Hiện giờ cháu không nên chơi đá bóng trong vòng 3 tuần, sau khi hết đau cháu chỉ nên tập chạy nhẹ nhàng trong vòng một tuần, nếu không đau nữa thì mới được đá bóng lại.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau bụng dưới sau khi chơi thể thao, quan hệ tình dục là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 25 tuổi, giới tính nam, đã có gia đình. Cách đây khoảng 6 tháng tôi có biểu hiện đau phần bụng dưới, cách rốn gần 10cm (gần bộ phận sinh dục). Mỗi lần chơi thể thao chạy thì thấy hơi đau. Triệu chứng đau thể hiện rõ nhất là khi ngủ về tôi khuya, lúc gần sáng, không thấy biểu hiện đi tiểu tiện khó, hay đi tiểu ra máu, hay rát buốt. Tôi ấn vùng xương phía dưới có cảm giác hơi đau nhẹ, nhưng không chơi thể thao một thời gian thì không có hiện tượng đó xuất hiện, nhưng khi quan hệ tình dục thì lại đau trở lại. Tôi đã đi khám bàng quang, thận thì bác sĩ kết luận không thấy triệu chứng gì, mong bác sĩ giải đáp giúp đỡ.
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả: đau bụng dưới cách rốn 10cm, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu, là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mà nghĩ nhiều tới tình trạng viêm bàng quang.
Ngoài bệnh lý viêm nhiễm tiết niệu, các biểu hiện này còn có thể gặp trong bệnh lý sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang,…), đặc biệt là những sỏi sần sùi, sắc cạnh dễ gây chảy máu khi di chuyển. Bạn cần phải được làm xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm, chụp Xquang hệ tiết niệu và siêu âm thận – tiết niệu để kiểm tra xem có sỏi hay không, đánh giá tình trạng nhu mô thận và cơ bàng quang.
Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để bác sĩ trực tiếp khám và tìm lí do để chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bị đau và nhức đầu gối dữ dội là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn phương hoa
Chào bác sĩ!
Năm nau cháu 18 tuổi là nữ giới. Cháu bị đau và nhức đầu gối rất dữ dội, không biết là làm thế nào cho khỏi ạ? Nhiều lúc cháu cong chân lên lại đau đến chảy nước mắt, đi đứng rất là bất tiện.
Mong bác sĩ giúp cháu.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Theo như triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đã bị đau đầu gối ở tuổi thiếu niên hay còn gọi là bệnh Osgood-Schlatter. Đây là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ mà dây chằng rộng gắn vào.
– Nguyên nhân mắc bệnh:
Ở độ tuổi của cháu, cơ thể vẫn đang phát triển. Khi cùng chịu một lực tác dụng, xương không tổn thương, còn sụn không chắc khỏe như xương nên bị sưng và đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kiểu này thường là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động, tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè. Những hoạt động như chạy nhảy, gập gối nhiều khi tập luyện các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ…làm cho cơ tứ đầu đùi co kéo nhiều, tác động lên gân xương bánh chè. Khi gân xương bánh chè bị kéo rút, thậm chí bị bóc tách khỏi vùng nó bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau.
– Biểu hiện của bệnh là đau ở đầu gối, nhìn thấy sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Tính chất đau là đau tăng khi vận động, nhất là lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tùy theo tổn thương mà mức độ đau ít hay nhiều, chỉ cảm thấy đau nhẹ khi chạy nhảy nếu tổn thương lần đầu hoặc nhẹ.
Tình trạng của cháu đau đến mức chảy nước mắt khi cong chân lên, có thể là do cháu đã bị tổn thương nặng hoặc tái phát nhiều lần. Đau kéo có thể dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, đau tái phát mỗi khi vận động hay tập luyện. Tình trạng đau này có thể sẽ tiếp diễn đến khi ngừng tăng trưởng. Bệnh thường xảy ra ở một bên gối hoặc cả hai bên. Các cơ liên quan, nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt.
– Cách điều trị:
Khi bị đau đầu gối, cháu có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm viêm và đau bằng nhiều biện pháp như để cho khớp gối được nghỉ ngơi, dùng nước đá chườm lên vùng tổn thương để giảm sưng và đau. Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cần băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối để bảo vệ khớp gối. Giảm sức ép lên đầu gối bằng cách đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày. Bên cạnh đó, cần chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi. Hạn chế những động tác làm ảnh hưởng đến vùng đầu gối như quỳ, chạy, nhảy… Nếu đau nhiều, cần phải ngừng hoàn toàn các động tác ảnh hưởng đến khớp gối một thời gian cho đến khi hết đau.
– Thuốc có thể dùng để điều trị là: thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen. Tuy nhiên, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chỉ có một số rất ít trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật khi các mảnh xương gãy không lành ở thời kỳ các xương đã ngừng tăng trưởng.
Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên một tháng, cháu cần nghỉ ngơi, không được hoạt động thể chất năng động, và phải cố định trong khung nhựa từ 6 – 8 tuần. Phương pháp chữa trị này rất có hiệu quả. Nếu cháu tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có nhiều khả năng bệnh không tái phát cho đến khi trưởng thành.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cháu có thể đến những cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các triệu chứng: khớp gối sưng, đỏ, đau; chụp X-quang thấy tổn thương gân và xương.
Chúc cháu chóng khỏi bệnh!
Hở van tim có nên ngừng chơi thể thao?
Câu hỏi bởi: Đoàn Anh Tuấn
Chào bác sĩ.
Lần đi hiến máu cách đây một năm có một bác sĩ bảo cháu có vấn đề về tim, cụ thể là hở van tim. Cháu vẫn chơi thể thao bình thường nhưng cảm thấy hụt hơi hơn trước và lâu lâu cũng thấy nhói nhói ngực trái. Nếu đúng là cháu bị hở van tim thì có thể chữa trị bằng thuốc không ạ và có nên ngừng chơi thể thao không ạ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim, do vậy tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn đến suy tim và có thể gây tử vong. Hiện nay, bệnh hở van tim được chia 4 mức độ hở là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì mức độ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên phải tái khám và theo dõi định kỳ, đề phòng biến chứng.
Nếu hở từ 3/4 trở lên thì mức độ khá nghiêm trọng, phải chữa trị tích cực cũng như áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách tối ưu nhất hoặc mổ để sửa chữa hoặc thay van tim. Các triệu chứng điển hình nhất của hở van tim vẫn là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Cháu đi hiến máu và được bác sĩ cho biết là bị hở van tim
Với các triệu chứng của cháu thì cũng có thể cháu bị hở van tim. Tuy nhiên, để chẩn đoán thì không thể chỉ dựa trên biểu hiện. Cháu cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để xác định xem có bị hở van tim không và nếu hở thì ở mức độ nào để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Làm sao để giảm số đo đùi?
Câu hỏi bởi: Tú
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay lên lớp 9 rồi ạ. Nhìn cháu thì cũng tròn béo nhưng không phù nề quá. Cháu có tập thể dục ạ, trước khi tập thể dục cháu có đứng thẳng người và gòng chân lại thì thấy mỡ tích dưới đùi cũng nhiều. Mà sau khi cháu tập thường xuyên với một thời gian dài, còn chế độ ăn uống cháu không thấy ăn kiêng ạ, nhưng cháu cũng không ăn vô độ cũng có chừng vì cháu đang tuổi lớn. Sau đó cháu có đo lại thì thấy số đùi của cháu tăng. Cháu rất buồn vì cháu muốn thân hình gọn hơn, và cháu gòng chân thì thấy mỡ trên đùi ít hơn so với lúc trước. Cháu có nên tiếp tục chế độ luyện tập như thế không ạ nếu như cháu muốn có thân hình thon gọn hơn?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ. Không rõ cháu là nam hay nữ, chiều cao và cân nặng thế nào. Vì không rõ chiều cao, cân nặng nên không thể giải đáp cụ thể cho cháu được. Cháu cũng không nói rõ bài tập thể dục mà cháu hay tập là bài tập gì. Tuy nhiên, có thể giải đáp cho cháu một số bài tập để có đôi chân thon gọn hơn:
– Nhảy dây: Chỉ cần tập 30 lần nhảy, sau đó quen dần thì tăng 60 lần. Có thể luyện tập 3-4 lần/tuần. Bài tập này không những giảm mỡ đùi, còn giúp bạn giảm mỡ bụng rất hiệu quả.
– Nâng chân: tư thế người nằm nghiêng, tay trái chống đỡ dưới đầu bên trái, tay phải chống trước ngực. Chân trái đặt song song sát sàn, chân phải thẳng và nâng cao lên trên, càng cao càng tốt, rồi hạ xuống. Khi cảm thấy mỏi thì xoay người đổi chân.
– Ngồi xổm: Đầu gối uốn cong và dần hạ thấp cơ thể xuống. Giữ chặt đầu gối bằng các ngón chân. Dừng lại vài giây khi bạn đang ở vị trí 90 độ. Tiếp đó, lấy gót chân để làm điểm tựa đứng thẳng dậy như vị trí lúc đầu. Thực hiện động tác từ 20 -25 lần.
– Ngoài ra cháu có thể chạy bộ, leo cầu thang.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau đầu gối chân phải khi chơi thể thao, đặc biệt là lúc duỗi chân hết cỡ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Hiển
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu chơi bóng đá và thuận chân phải. Gần đây cháu hay bị đau đầu gối chân phải nhưng không phải đau xương bánh chè, nó đau ở dưới xương bánh chè, không biết có phải là gân hay dây chằng không nữa. Khi đi đứng thì cháu thấy rất bình thường nhưng khi đá bóng hay chơi môn thể thao khác thì đau, đặc biệt là lúc duỗi chân hết cỡ. Liệu cháu có bị viêm đầu gối không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Cháu bị đau phần gân cơ tứ đầu đùi ở dưới xương bánh chè. Khả năng cháu bị va chạm phần gối khi chơi thể thao. Biểu hiện bệnh của cháu là khi đứng thì không đau, nhưng khi chơi thể thao lại bị đau. Hiện giờ cháu không nên chơi đá bóng trong vòng 3 tuần, sau khi hết đau cháu chỉ nên tập chạy nhẹ nhàng trong vòng một tuần, nếu không đau nữa thì mới được đá bóng lại.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau bụng dưới sau khi chơi thể thao, quan hệ tình dục là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 25 tuổi, giới tính nam, đã có gia đình. Cách đây khoảng 6 tháng tôi có biểu hiện đau phần bụng dưới, cách rốn gần 10cm (gần bộ phận sinh dục). Mỗi lần chơi thể thao chạy thì thấy hơi đau. Triệu chứng đau thể hiện rõ nhất là khi ngủ về tôi khuya, lúc gần sáng, không thấy biểu hiện đi tiểu tiện khó, hay đi tiểu ra máu, hay rát buốt. Tôi ấn vùng xương phía dưới có cảm giác hơi đau nhẹ, nhưng không chơi thể thao một thời gian thì không có hiện tượng đó xuất hiện, nhưng khi quan hệ tình dục thì lại đau trở lại. Tôi đã đi khám bàng quang, thận thì bác sĩ kết luận không thấy triệu chứng gì, mong bác sĩ giải đáp giúp đỡ.
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả: đau bụng dưới cách rốn 10cm, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu, là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mà nghĩ nhiều tới tình trạng viêm bàng quang.
Ngoài bệnh lý viêm nhiễm tiết niệu, các biểu hiện này còn có thể gặp trong bệnh lý sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang,…), đặc biệt là những sỏi sần sùi, sắc cạnh dễ gây chảy máu khi di chuyển. Bạn cần phải được làm xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm, chụp Xquang hệ tiết niệu và siêu âm thận – tiết niệu để kiểm tra xem có sỏi hay không, đánh giá tình trạng nhu mô thận và cơ bàng quang.
Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để bác sĩ trực tiếp khám và tìm lí do để chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bị đau và nhức đầu gối dữ dội là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn phương hoa
Chào bác sĩ!
Năm nau cháu 18 tuổi là nữ giới. Cháu bị đau và nhức đầu gối rất dữ dội, không biết là làm thế nào cho khỏi ạ? Nhiều lúc cháu cong chân lên lại đau đến chảy nước mắt, đi đứng rất là bất tiện.
Mong bác sĩ giúp cháu.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Theo như triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đã bị đau đầu gối ở tuổi thiếu niên hay còn gọi là bệnh Osgood-Schlatter. Đây là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ mà dây chằng rộng gắn vào.
– Nguyên nhân mắc bệnh:
Ở độ tuổi của cháu, cơ thể vẫn đang phát triển. Khi cùng chịu một lực tác dụng, xương không tổn thương, còn sụn không chắc khỏe như xương nên bị sưng và đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kiểu này thường là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động, tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè. Những hoạt động như chạy nhảy, gập gối nhiều khi tập luyện các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ…làm cho cơ tứ đầu đùi co kéo nhiều, tác động lên gân xương bánh chè. Khi gân xương bánh chè bị kéo rút, thậm chí bị bóc tách khỏi vùng nó bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau.
– Biểu hiện của bệnh là đau ở đầu gối, nhìn thấy sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Tính chất đau là đau tăng khi vận động, nhất là lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tùy theo tổn thương mà mức độ đau ít hay nhiều, chỉ cảm thấy đau nhẹ khi chạy nhảy nếu tổn thương lần đầu hoặc nhẹ.
Tình trạng của cháu đau đến mức chảy nước mắt khi cong chân lên, có thể là do cháu đã bị tổn thương nặng hoặc tái phát nhiều lần. Đau kéo có thể dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, đau tái phát mỗi khi vận động hay tập luyện. Tình trạng đau này có thể sẽ tiếp diễn đến khi ngừng tăng trưởng. Bệnh thường xảy ra ở một bên gối hoặc cả hai bên. Các cơ liên quan, nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt.
– Cách điều trị:
Khi bị đau đầu gối, cháu có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm viêm và đau bằng nhiều biện pháp như để cho khớp gối được nghỉ ngơi, dùng nước đá chườm lên vùng tổn thương để giảm sưng và đau. Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cần băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối để bảo vệ khớp gối. Giảm sức ép lên đầu gối bằng cách đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày. Bên cạnh đó, cần chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi. Hạn chế những động tác làm ảnh hưởng đến vùng đầu gối như quỳ, chạy, nhảy… Nếu đau nhiều, cần phải ngừng hoàn toàn các động tác ảnh hưởng đến khớp gối một thời gian cho đến khi hết đau.
– Thuốc có thể dùng để điều trị là: thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen. Tuy nhiên, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chỉ có một số rất ít trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật khi các mảnh xương gãy không lành ở thời kỳ các xương đã ngừng tăng trưởng.
Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên một tháng, cháu cần nghỉ ngơi, không được hoạt động thể chất năng động, và phải cố định trong khung nhựa từ 6 – 8 tuần. Phương pháp chữa trị này rất có hiệu quả. Nếu cháu tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có nhiều khả năng bệnh không tái phát cho đến khi trưởng thành.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cháu có thể đến những cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các triệu chứng: khớp gối sưng, đỏ, đau; chụp X-quang thấy tổn thương gân và xương.
Chúc cháu chóng khỏi bệnh!
Hở van tim có nên ngừng chơi thể thao?
Câu hỏi bởi: Đoàn Anh Tuấn
Chào bác sĩ.
Lần đi hiến máu cách đây một năm có một bác sĩ bảo cháu có vấn đề về tim, cụ thể là hở van tim. Cháu vẫn chơi thể thao bình thường nhưng cảm thấy hụt hơi hơn trước và lâu lâu cũng thấy nhói nhói ngực trái. Nếu đúng là cháu bị hở van tim thì có thể chữa trị bằng thuốc không ạ và có nên ngừng chơi thể thao không ạ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim, do vậy tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn đến suy tim và có thể gây tử vong. Hiện nay, bệnh hở van tim được chia 4 mức độ hở là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì mức độ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên phải tái khám và theo dõi định kỳ, đề phòng biến chứng.
Nếu hở từ 3/4 trở lên thì mức độ khá nghiêm trọng, phải chữa trị tích cực cũng như áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách tối ưu nhất hoặc mổ để sửa chữa hoặc thay van tim. Các triệu chứng điển hình nhất của hở van tim vẫn là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Cháu đi hiến máu và được bác sĩ cho biết là bị hở van tim
Với các triệu chứng của cháu thì cũng có thể cháu bị hở van tim. Tuy nhiên, để chẩn đoán thì không thể chỉ dựa trên biểu hiện. Cháu cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để xác định xem có bị hở van tim không và nếu hở thì ở mức độ nào để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Làm sao để giảm số đo đùi?
Câu hỏi bởi: Tú
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay lên lớp 9 rồi ạ. Nhìn cháu thì cũng tròn béo nhưng không phù nề quá. Cháu có tập thể dục ạ, trước khi tập thể dục cháu có đứng thẳng người và gòng chân lại thì thấy mỡ tích dưới đùi cũng nhiều. Mà sau khi cháu tập thường xuyên với một thời gian dài, còn chế độ ăn uống cháu không thấy ăn kiêng ạ, nhưng cháu cũng không ăn vô độ cũng có chừng vì cháu đang tuổi lớn. Sau đó cháu có đo lại thì thấy số đùi của cháu tăng. Cháu rất buồn vì cháu muốn thân hình gọn hơn, và cháu gòng chân thì thấy mỡ trên đùi ít hơn so với lúc trước. Cháu có nên tiếp tục chế độ luyện tập như thế không ạ nếu như cháu muốn có thân hình thon gọn hơn?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ. Không rõ cháu là nam hay nữ, chiều cao và cân nặng thế nào. Vì không rõ chiều cao, cân nặng nên không thể giải đáp cụ thể cho cháu được. Cháu cũng không nói rõ bài tập thể dục mà cháu hay tập là bài tập gì. Tuy nhiên, có thể giải đáp cho cháu một số bài tập để có đôi chân thon gọn hơn:
– Nhảy dây: Chỉ cần tập 30 lần nhảy, sau đó quen dần thì tăng 60 lần. Có thể luyện tập 3-4 lần/tuần. Bài tập này không những giảm mỡ đùi, còn giúp bạn giảm mỡ bụng rất hiệu quả.
– Nâng chân: tư thế người nằm nghiêng, tay trái chống đỡ dưới đầu bên trái, tay phải chống trước ngực. Chân trái đặt song song sát sàn, chân phải thẳng và nâng cao lên trên, càng cao càng tốt, rồi hạ xuống. Khi cảm thấy mỏi thì xoay người đổi chân.
– Ngồi xổm: Đầu gối uốn cong và dần hạ thấp cơ thể xuống. Giữ chặt đầu gối bằng các ngón chân. Dừng lại vài giây khi bạn đang ở vị trí 90 độ. Tiếp đó, lấy gót chân để làm điểm tựa đứng thẳng dậy như vị trí lúc đầu. Thực hiện động tác từ 20 -25 lần.
– Ngoài ra cháu có thể chạy bộ, leo cầu thang.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare