Vảy nến dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đển thẩm mỹ không chỉ của chị em mà còn của tất cả mọi người. Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi trị vảy nến sau đây hy vọng sẽ giúp bạn không sợ đối mặt với bệnh vảy nến.
Thuốc trị bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: phan anh thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới, 19 tuổi, cháu bị vảy nến 4 năm. Trước giờ chỉ sử dụng thuốc Corticoid, vì ngưng thuốc là bệnh phát triển nặng thêm, cho nên bôi thường xuyên. Bệnh chủ yếu ở lưng, hiện trên lưng cháu xuất hiện nhiều mụn mủ. Có phải cháu bị tác dụng phụ của thuốc không? Và làm sao để hết được chỗ mụn đó? Có thuốc nào trị bệnh mà không chứa Corticoid không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Bệnh vảy nến là bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và di truyền. Đối với các bệnh do rối loạn miễn dịch, các bệnh tự miễn, việc chữa trị bằng thuốc Corticoid là bắt buộc và không thể thay thế. Điều trị Corticoid gồm cả: tại chỗ và toàn thân. Điều trị trị tại chỗ bằng các dạng thuốc bôi. Điều trị toàn thân bằng các thuốc dạng uống và dạng tiêm. Vì tiến triển của bệnh vảy nến thường dai dẳng, không ổn định nên bạn cần phải uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi tổn thương đã giảm.
Tuy nhiên, khi uống thuốc Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài. Tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid là tác dụng chính để chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng chính là tác dụng phụ đối với người bệnh. Khi bị ức chế miễn dịch, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…
Tình trạng trên da bạn xuất hiện nhiều mụn mủ không phải là biểu hiện của bệnh vảy nến mà là do viêm da, cũng có thể coi đó là biến chứng của Corticoid. Khi dùng Corticoid, biến chứng nhiễm trùng không chỉ là viêm da mà có thể nhiễm trùng ở bất kì vị trí nào khác như: viêm họng, viêm phổi, nấm miệng, nấm da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các tác dụng phụ khác của Corticoid như: loãng xương, sỏi thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, vết thương chậm liền sẹo,… Điều trị các mụn mủ trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đối với những mụn mủ đã vỡ, dùng đầu tăm bông thấm ướt lau sạch mủ sau đó chấm lại bằng Betadin đồng thời dùng kháng sinh đường uống. Ngoài việc chữa trị bệnh bằng thuốc, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: stress, rượu bia, thuốc lá,…
Chúc bạn mau khỏe!
Điều trị vết thâm do vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu bị vảy nến toàn thân. Bệnh vảy nến của cháu cũng đã khỏi được 1 năm nay nhưng các vết thâm vẫn như ngày đầu không có chiều hướng mờ nhạt đi. Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu nên bôi thuốc gì được ạ? Có gây tác dụng phụ gì không ạ ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bệnh vẩy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương điển hình với sự hình thành vảy da rất nhiều, bong tróc và nền da đỏ. Quá trình tăng sinh tế bào da, cộng thêm với việc chữa trị thuốc có thể dẫn tới hình thành các vết thâm da. Trường hợp của cháu, bị bệnh vảy nến và đã được chữa trị, nhưng không rõ tình trạng ra sao và đã chữa trị thuốc gì. Tuy nhiên, nếu bệnh vảy nến đã ổn định là điều đáng mừng, các vết thâm có thể mờ dần nhưng để xác định chính xác tình trạng vết thâm, cũng như có biện pháp chữa trị thích hợp nhất thì cháu cần tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Cháu cũng không nên tự ý bôi bất kỳ thuốc gì vì có thể gây biến chứng tác động tới da và sức khỏe. Bên cạnh đó, vì lí do gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: stress, rối loạn nội tiết, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Do vậy, cháu nên lưu ý tới các yếu tố nêu trên để phòng ngừa bệnh vảy nến được tốt hơn.
Chúc cháu vui khỏe!
Thuốc trị thâm cho bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cho em hỏi em bị vảy nến. Sau khi lành để lại vết thâm rất nhiều, theo thời gian thì vết thâm có hết được không ạ? Và có loại thuốc trị thâm đối với bệnh này không ạ và khi dùng thì có tác động gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vảy nến là bệnh mãn tính hay tái phát, bệnh chữa không khỏi hẳn chỉ làm mất biểu hiện. Khi chữa hết vảy để lại vết thâm đỏ một thời gian sẽ hết. Em xem lại coi chừng em không phải bị vảy nến. Nếu do vảy nến em có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần/ngày vết thâm sẽ giảm nhanh chóng.
Chào em!
Em bị vảy nến hay vảy phấn hồng?
Câu hỏi bởi: ba
Chào bác sĩ!
Em là Hùng, năm nay 21 tuổi. Hiện tại người của em nổi nhiều chấm đỏ, ngứa nhiều. Khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị vảy nến. Nhưng khi đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu lại chuẩn đoán bị vảy phấn hồng. Em có lên mạng tìm hiểu thì thấy biểu hiện của em có ở cả 2 bệnh. Hiện tại bác sĩ đưa cho em 1 ống thuốc về bôi bảo sau 2 tuần mà các đốm lặn là vảy nến, còn nếu không lặn là vảy phấn hồng. Vậy cho em hỏi giờ làm sao để biết em đang bị bệnh gì ạ? Hiện em đang rất lo vì không biết bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bệnh vảy nến và bệnh vảy phấn hồng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện không giống nhau. Vì không thấy hình ảnh và khám thực tế nên sau đây cung cấp cho em một số thông tin để em tìm hiểu:
Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh mắc phải ở da, với thương tổn lâm sàng là mảng da đỏ hồng có vảy phấn, kèm theo ngứa. Tổn thương mẹ hay đốm báo hiệu (Herald patch): thường là mảng tổn thương màu hồng đơn độc, có riềm vảy giống như viền đăng ten, đường kính từ 2-10cm, vị trí ở cổ hoặc thân người. Đốm báo hiệu gặp ở trên 50% bệnh nhân. Sau khoảng vài giờ đến 3 tháng, trung bình 1-2 tuần, xuất hiện những tổn thương thứ phát: những đám da màu hồng, đường kính 0,5-1,5cm, có riềm vảy nhỏ. Vị trí thường gặp ở thân người và gốc chi.
Triệu chứng cơ năng: Ngứa gặp ở 75% tình huống. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính liên quan đến yếu tố miễn dịch, di truyền. Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ – vẩy. Đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài cetimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm (Inflammation, Indurated) nhiều hoặc ít, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy.
Số lượng các đám: một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương tuỳ từng tình huống. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên. Số lượng vẩy nhiều. Trên bề mặt của các mảng thương tổn có phủ vẩy màu trắng lắp lánh, nếu cạo nhẹ ta thấy tróc lên nhiều lớp bể vụn giống như cạo lên cây nến. Vị trí thường ở các nơi đặc biệt như da đầu, lưng, cùi chỏ, đầu gối,… Đó là những vùng da thường tiếp xúc tỳ đè với các vật dụng bên ngoài.
Hện tượng Koebner: khi một vùng da bị trầy thì sau đó thương tổn vẩy nến sẽ xuất hiện tại chỗ đó và có hình vệt trầy đó. Cho nên ở đây em xem lại mình rơi vào bệnh gì. Nếu vảy phấn hồng sẽ chữa trị khỏi, còn bệnh vảy nến chỉ chữa trị ổn định và sau đó tái phát.
Chào em!
Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến hiện nay như thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:
Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.
Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều.
Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.
Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:
Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.
Dùng thuốc mỡ axit Salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.
Dùng kem chứa thành phần Steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ giải đáp xem có thích hợp với loại da của bạn không.
Dùng thuốc mỡ chứa thành phần Calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem Hydrocortisone để chữa trị vẩy nến.
Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các biểu hiện của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 – 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ Anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.
Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng Steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên uống thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được giải đáp từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Chúc bạn sức khỏe.
Thuốc trị bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: phan anh thu
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới, 19 tuổi, cháu bị vảy nến 4 năm. Trước giờ chỉ sử dụng thuốc Corticoid, vì ngưng thuốc là bệnh phát triển nặng thêm, cho nên bôi thường xuyên. Bệnh chủ yếu ở lưng, hiện trên lưng cháu xuất hiện nhiều mụn mủ. Có phải cháu bị tác dụng phụ của thuốc không? Và làm sao để hết được chỗ mụn đó? Có thuốc nào trị bệnh mà không chứa Corticoid không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Bệnh vảy nến là bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và di truyền. Đối với các bệnh do rối loạn miễn dịch, các bệnh tự miễn, việc chữa trị bằng thuốc Corticoid là bắt buộc và không thể thay thế. Điều trị Corticoid gồm cả: tại chỗ và toàn thân. Điều trị trị tại chỗ bằng các dạng thuốc bôi. Điều trị toàn thân bằng các thuốc dạng uống và dạng tiêm. Vì tiến triển của bệnh vảy nến thường dai dẳng, không ổn định nên bạn cần phải uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi tổn thương đã giảm.
Tuy nhiên, khi uống thuốc Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài. Tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid là tác dụng chính để chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng chính là tác dụng phụ đối với người bệnh. Khi bị ức chế miễn dịch, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…
Tình trạng trên da bạn xuất hiện nhiều mụn mủ không phải là biểu hiện của bệnh vảy nến mà là do viêm da, cũng có thể coi đó là biến chứng của Corticoid. Khi dùng Corticoid, biến chứng nhiễm trùng không chỉ là viêm da mà có thể nhiễm trùng ở bất kì vị trí nào khác như: viêm họng, viêm phổi, nấm miệng, nấm da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các tác dụng phụ khác của Corticoid như: loãng xương, sỏi thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, vết thương chậm liền sẹo,… Điều trị các mụn mủ trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đối với những mụn mủ đã vỡ, dùng đầu tăm bông thấm ướt lau sạch mủ sau đó chấm lại bằng Betadin đồng thời dùng kháng sinh đường uống. Ngoài việc chữa trị bệnh bằng thuốc, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: stress, rượu bia, thuốc lá,…
Chúc bạn mau khỏe!
Điều trị vết thâm do vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu bị vảy nến toàn thân. Bệnh vảy nến của cháu cũng đã khỏi được 1 năm nay nhưng các vết thâm vẫn như ngày đầu không có chiều hướng mờ nhạt đi. Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu nên bôi thuốc gì được ạ? Có gây tác dụng phụ gì không ạ ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bệnh vẩy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương điển hình với sự hình thành vảy da rất nhiều, bong tróc và nền da đỏ. Quá trình tăng sinh tế bào da, cộng thêm với việc chữa trị thuốc có thể dẫn tới hình thành các vết thâm da. Trường hợp của cháu, bị bệnh vảy nến và đã được chữa trị, nhưng không rõ tình trạng ra sao và đã chữa trị thuốc gì. Tuy nhiên, nếu bệnh vảy nến đã ổn định là điều đáng mừng, các vết thâm có thể mờ dần nhưng để xác định chính xác tình trạng vết thâm, cũng như có biện pháp chữa trị thích hợp nhất thì cháu cần tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Cháu cũng không nên tự ý bôi bất kỳ thuốc gì vì có thể gây biến chứng tác động tới da và sức khỏe. Bên cạnh đó, vì lí do gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: stress, rối loạn nội tiết, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Do vậy, cháu nên lưu ý tới các yếu tố nêu trên để phòng ngừa bệnh vảy nến được tốt hơn.
Chúc cháu vui khỏe!
Thuốc trị thâm cho bệnh vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cho em hỏi em bị vảy nến. Sau khi lành để lại vết thâm rất nhiều, theo thời gian thì vết thâm có hết được không ạ? Và có loại thuốc trị thâm đối với bệnh này không ạ và khi dùng thì có tác động gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vảy nến là bệnh mãn tính hay tái phát, bệnh chữa không khỏi hẳn chỉ làm mất biểu hiện. Khi chữa hết vảy để lại vết thâm đỏ một thời gian sẽ hết. Em xem lại coi chừng em không phải bị vảy nến. Nếu do vảy nến em có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần/ngày vết thâm sẽ giảm nhanh chóng.
Chào em!
Em bị vảy nến hay vảy phấn hồng?
Câu hỏi bởi: ba
Chào bác sĩ!
Em là Hùng, năm nay 21 tuổi. Hiện tại người của em nổi nhiều chấm đỏ, ngứa nhiều. Khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị vảy nến. Nhưng khi đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu lại chuẩn đoán bị vảy phấn hồng. Em có lên mạng tìm hiểu thì thấy biểu hiện của em có ở cả 2 bệnh. Hiện tại bác sĩ đưa cho em 1 ống thuốc về bôi bảo sau 2 tuần mà các đốm lặn là vảy nến, còn nếu không lặn là vảy phấn hồng. Vậy cho em hỏi giờ làm sao để biết em đang bị bệnh gì ạ? Hiện em đang rất lo vì không biết bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bệnh vảy nến và bệnh vảy phấn hồng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện không giống nhau. Vì không thấy hình ảnh và khám thực tế nên sau đây cung cấp cho em một số thông tin để em tìm hiểu:
Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh mắc phải ở da, với thương tổn lâm sàng là mảng da đỏ hồng có vảy phấn, kèm theo ngứa. Tổn thương mẹ hay đốm báo hiệu (Herald patch): thường là mảng tổn thương màu hồng đơn độc, có riềm vảy giống như viền đăng ten, đường kính từ 2-10cm, vị trí ở cổ hoặc thân người. Đốm báo hiệu gặp ở trên 50% bệnh nhân. Sau khoảng vài giờ đến 3 tháng, trung bình 1-2 tuần, xuất hiện những tổn thương thứ phát: những đám da màu hồng, đường kính 0,5-1,5cm, có riềm vảy nhỏ. Vị trí thường gặp ở thân người và gốc chi.
Triệu chứng cơ năng: Ngứa gặp ở 75% tình huống. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính liên quan đến yếu tố miễn dịch, di truyền. Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ – vẩy. Đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài cetimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm (Inflammation, Indurated) nhiều hoặc ít, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy.
Số lượng các đám: một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương tuỳ từng tình huống. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên. Số lượng vẩy nhiều. Trên bề mặt của các mảng thương tổn có phủ vẩy màu trắng lắp lánh, nếu cạo nhẹ ta thấy tróc lên nhiều lớp bể vụn giống như cạo lên cây nến. Vị trí thường ở các nơi đặc biệt như da đầu, lưng, cùi chỏ, đầu gối,… Đó là những vùng da thường tiếp xúc tỳ đè với các vật dụng bên ngoài.
Hện tượng Koebner: khi một vùng da bị trầy thì sau đó thương tổn vẩy nến sẽ xuất hiện tại chỗ đó và có hình vệt trầy đó. Cho nên ở đây em xem lại mình rơi vào bệnh gì. Nếu vảy phấn hồng sẽ chữa trị khỏi, còn bệnh vảy nến chỉ chữa trị ổn định và sau đó tái phát.
Chào em!
Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến hiện nay như thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:
Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.
Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều.
Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.
Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:
Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.
Dùng thuốc mỡ axit Salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.
Dùng kem chứa thành phần Steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ giải đáp xem có thích hợp với loại da của bạn không.
Dùng thuốc mỡ chứa thành phần Calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem Hydrocortisone để chữa trị vẩy nến.
Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các biểu hiện của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 – 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ Anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.
Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng Steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên uống thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được giải đáp từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Chúc bạn sức khỏe.
Theo ViCare