Bệnh rối loạn giấc ngủ và những điều nhất định phải biết!


4,226
1
1
Xu
53
Đồng hồ sinh học của mỗi con người kiểm soát lịch trình sinh hoạt cơ bản của họ mỗi ngày như thời gian ăn, ngủ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có một chiếc đồng hồ sinh học hoạt động tốt, vì thế nhiều người gặp phải vấn đề về sức khỏe do rối loạn giấc ngủ. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả 5 câu hỏi phổ biến của bệnh nhân rối loạn giấc ngủ.

Khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ


Câu hỏi bởi: tini

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Về đêm cháu rất khó đi vào giấc ngủ, khi nằm xuống khoảng 1-2h sau mới ngủ nhưng rất dễ thức giấc, đến sáng lại rất buồn ngủ và mệt mỏi và cả ngày hôm sau thì rất buồn ngủ, không biết có cách nào xử lý tình trạng buồn ngủ.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu bị rối loạn giấc ngủ, bác trao đổi với cháu như sau:

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ. Mất ngủ làm cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng sức khỏe giảm sút kéo theo năng xuất và hiệu quả học tập và làm việc cũng giảm sút. Mất ngủ hay kém ngủ đó là rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ do một số lí do sau đây:

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ chia làm 2 loại:

Mất ngủ nguyên phát :

– Không rõ lí do: Mất ngủ từ khi còn nhỏ không rõ lý do.

– Do tâm sinh lý: Do mất khả năng thích ứng hoàn cảnh hay điều kiện của hoàn cảnh sống, ví dụ thay đổi múi giờ, thay đổi môi trường sống, thay đổi chỗ ở .

– Do thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu tưới não gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân này chiếm >50% các tình huống rối loạn giấc ngủ.

– Ám ảnh mất ngủ: Gặp trong chứng ám ảnh mất ngủ, bệnh nhân đêm vẫn ngủ tốt nhưng sáng dậy vẫn cho rằng mình không ngủ được.

Mất ngủ thứ phát :

– Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm suy nghĩ không ngủ được hay do stress gây căng thẳng không ngủ được .

– Thói quen làm mất ngủ như làm ca đêm ,ăn khuya, gần chỗ ồn ào, ánh sáng…

– Bệnh tâm thần: Trầm cảm, động kinh, lo âu, tâm thần phân liệt…

– Bệnh thực thể mãn tính:đau, tê mỏi… tuổi cao.

– Dùng thuốc hay hóa chất: lệ thuộc vào thuốc ngủ, buổi tối uống cà phê, trà, hút thuốc lá hoặc dung các chất kích thích thần kinh…

Tại Hà Nội chưa có thống kê về tỷ lệ mất ngủ .Tại thành phố Hồ Chí Minh một số nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ mất ngủ của nhân dân trên địa bàn là 18,3%. Trong đó mất ngủ bệnh tâm thần là 14,5%. Thống kê tại bộ môn Nội Thần kinh Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nhân dân đến khám vì mất ngủ chiếm khoảng 10-20% .Trường hợp của cháu là khó đi vào giấc ngủ và giấc ngủ không sâu nên rễ thức giấc. Cháu thử xem các lí do của rối loạn giấc ngủ nói trên có lí do nào thuộc về cháu không ? Theo bác ở lứa tuổi trẻ như cháu lí do kém ngủ thường do sức ép trong học tập quá lớn hoặc có stress trong cuộc sống hay có những sang chấn tâm lý trong mối quan hệ trong gia đình hoặc bạn bè mà gây lên rối loạn giấc ngủ.

Cháu nên bố trí thời gian học tập khoa học và hợp lý, không nên học tập quá sức và quá lo lắng để đạt mục tiêu. Nên ngủ nghỉ hợp lý không thức khuya sẽ tạo thói quen. Duy trì đều giấc ngủ buổi trưa khoảng 30 phút, ngoài giấc ngủ trưa thời gian còn lại luôn hoạt động như làm việc, học tập… theo thời gian biểu đề ra . Không nằm để tránh buồn ngủ. Ngoài thời gian học nên bố trí thời gian để vui chơi giải trí. Tập thể dục đều đặn vừa sức và nên để quỹ thời gian đi dã ngoại, du lịch nữa. Cháu nên ăn uống đủ chất và tránh xa các chất đồ uống, thực phẩm, gia vị gây kích thích thần kinh.Tránh các stress trong cuộc sống, tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái, như vậy giấc ngủ tốt sẽ trở lại với cháu.

Chúc cháu khỏe mạnh và có giấc ngủ ngon.

Bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Nguyên Anh

Chào bác sĩ!

Em bị stress nhiều tháng nay vì không tìm được việc làm (em 22 tuổi). Hơn tháng nay em không ngủ được vào ban đêm, nếu ngủ từ khoảng 8, 9 giờ tối thì em ngủ ngon giấc tới 1, 2 hoặc 3h sáng là dậy và thức tới sáng. Còn nếu đi ngủ lúc 12h, 1h đêm thì không ngủ được luôn, làm ban ngày em rất mệt mỏi và ngủ bù. Ban ngày thì em ngủ được. Nhưng như vậy thì rối loạn thời gian làm việc, học tập hết. Có lúc em thử ban ngày không ngủ để ban đêm ngủ nhưng vẫn không ngủ được. Bây giờ em phải làm gì đây?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có một số lời khuyên dành cho những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ như sau:

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Không nên nằm nướng trên giường vào buổi sáng, dậy ngay khi thức giấc.

Đi ngủ ngay khi có những dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt lim dim. Không cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ.

Không đọc những cuốn sách quá lôi cuốn, hấp dẫn vào buổi tối cũng như không xem tivi trên giường ngủ. Tránh những cãi cọ hay tranh luận căng thẳng, tạm quên đi những lo toan, bận tâm trong ngày.

Không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, cà phê, sô cô la, vitaman C vào buổi tối.

Ăn tối không trễ quá, nên ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no và nên uống một ly sữa vào buổi tối.

Không nên chơi những môn thể thao nặng vào buổi tối, trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, mát xa nhẹ nhàng tạo cảm giác thư giãn.

Phòng ngủ nên bố trí thoáng mát, yên tĩnh, giường gối êm ái, ánh sáng dịu nhẹ.

Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ dùng khi cần thiết và tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Bạn hãy cố gắng suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn để cho đầu óc được thư thái, tự thiết lập đồng hồ sinh học cho mình bằng cách tạo lại thói quen, tuân thủ chế độ trên để có thể có giấc ngủ ngon. Nếu bạn vẫn bị rối loạn giấc ngủ, tôi khuyên bạn nên gặp bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học, các chuyên gia sẽ có nhiều biện pháp hiệu quả hơn để giúp đỡ bạn.

Chúc bạn sống khỏe!

Đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ lí do do đâu?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào bác sĩ.

Cháu là nam giới 25 tuổi. 8 tháng trước cháu có hiện tượng đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. Cháu đi khám ở bệnh viện Tâm thần Hải Phòng, bác sĩ kết luận cháu bị thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn vận mạch, bác sĩ kê thuốc cháu uống 3 tháng, cháu khám lại thì rối loạn vận mạch đã hết, còn thiểu năng tuần hoàn não vẫn chưa hết cho đến tận bây giờ (cháu đã chụp Xquang đốt sống cổ & Dopper xuyên sọ không bị làm sao). Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu, cháu bị thiểu năng tuần hoàn não như vậy lí do là do đâu ạ?

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới – thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng lặp lại nhiều lần. Não bộ thường được nuôi bởi 2 hệ động mạch cảnh và 2 động mạch cột sống (động mạch thân nền) ở hai bên cổ. Giữa chúng còn có một hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để bù trừ khi một nhánh nào đó bị tắc hay đột ngột có vấn đề không bảo đảm đủ máu nuôi não. Bình thường não tiếp nhận chừng 15% cung lượng tim (50 ml máu/100 gr não/phút) và sử dụng 25% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Do đó, có rất nhiều lí do gây thiếu máu não:

Xơ mỡ động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển (lí do chính chiếm 60 – 80%).

Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch.

Các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu.

Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ làm đè ép vào mạch máu vốn đi chui trong lòng chúng.

Các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch…

Các yếu tố nguy cơ của nó thì rất nhiều nhưng đứng hàng đầu vẫn là cao huyết áp, tiểu đường, tăng Homosystein máu và nhất là các trạng thái tăng mỡ máu. Nghiện rượu, béo phì, hút thuốc lá, uống thuốc tránh thai… là những nguy cơ dẫn đến các rối loạn về mạch máu não. Bệnh có thể được chẩn đoán qua siêu âm Doppler, CT-Scan, chụp động mạch não, lưu huyết não đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI)… hay gián tiếp thông qua điện não (EEG), xét nghiệm sinh hóa và đông máu… Bản chất các tổn thương ở não trong thiểu năng tuần hoàn là do thiếu Oxy và Glucose làm tế bào thần kinh bị đói năng lượng – gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh.

Việc chữa trị chủ yếu làm sao cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch làm cản trở dòng chảy của máu như uống thuốc: Aspirin, Ticlcodipin, Dipiridamol, các thuốc chống đông máu… Cố gắng tìm ra các lí do gây nên thiểu năng tuần hoàn não để khắc phục được tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não thì nên phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để khác trước khi để chúng gây ra tai biến.

Khi đã có các tổn thương ở não do thiếu máu gây ra thì việc sử dụng các chất bổ giúp phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh (Cerebrolysin, Gliatilin, Vitamin nhóm B…) là điều nên làm để giảm bớt tỷ lệ các di chứng sau đó. Ngoài ra, tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa, tự bù đắp của cơ thể và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch do xơ mỡ hay các cục vón tắc.

Chúc bạn sức khỏe!

Bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn hoảng sợ


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hiền

Chào bác sĩ.

Cháu trai nhà tôi năm nay lên 10 tuổi. Nửa năm nay khi đi ngủ, tôi thấy cháu hay co giật các ngón tay, chân và giật mình liên tục. Khi cháu đã ngủ tôi không dám lau mồ hôi, đánh thức giấc hoặc sờ vào người hay làm phát ra âm thanh làm cháu giật mình. Vì cháu hay thức dậy, đi lại và hoảng sợ la hét. Sáng dậy cháu quên gì. Thường tôi cho cháu ngủ khoảng 10 giờ 30 hoặc 11 giờ thì cháu thường dậy trước hoặc sau 12 giờ đêm và ôm chặt mẹ và đi bật điện nói ” Con sợ”. Khi điện tâm đồ, bác sĩ nói có kích thích nhẹ vùng trẩm. Vậy bệnh của cháu có nguy hiểm không? Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cháu. Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cảm ơn bác sĩ.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể cháu bạn có những triệu chứng của cơn co giật. Có nhiều lí do gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:

– Nguyên nhân nhiễm trùng: Áp xe não, Viêm não, Sốt cao co giật, Viêm màng não, Nhiễm ký sinh trùng trong não.

– Các bệnh tâm.

– Thần kinh: Sang chấn lúc sinh, Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, Bệnh thoái hoá não, Thiếu oxy não cục bộ.

– Rối loạn chuyển hoá: Tăng CO2 máu, Hạ calci máu; Hạ đường máu; Hạ magne máu, Thiếu oxy máu.

– Bất thường chuyển hoá bẩm sinh: Thiếu pyridoxine.

– Chấn thương hay bất thường mạch máu: Tai biến mạch máu não, Xâm hại trẻ em gây chấn thương não, Chấn thương sọ não, Xuất huyết nội sọ.

– Ngộ độc: Ngộ độc rượu, Thuốc chống dị ứng, Thuốc gây nghiện, Ngộ độc chì, Khí CO, Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

– Động kinh.

– Sang chấn sản khoa.

– Khối choán chỗ trong não: u não…

Bạn nên nhắc bố mẹ cháu quay video lại khi bé có triệu chứng co giật và đưa cháu đi khám tại viện Nhi, đưa băng tư liệu cho bác sĩ để giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nhé.

Chúc gia đình bạn sống khỏe!

Nên mua những loại thuốc nào để chữa bệnh mất ngủ và rối loạn tuần hoàn não?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Em muốn nhờ bác sĩ giải đáp giúp em một số điều như sau. Má em năm nay 44 tuổi, bị mắc chứng bệnh mất ngủ. Má em đã uống thuốc ngủ nhưng chỉ ngủ đến 12 giờ tối là tỉnh. Má em còn bị thêm bệnh rối loạn tuần hoàn não. Mong bác sĩ giải đáp giúp em nên mua những loại thuốc nào để chữa bệnh của má? Và thuốc của hai loại bệnh này có thể uống chung với nhau được không?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Rối loạn tuần hoàn máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái suy giảm lượng máu đến não và tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương gây ra các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và bao gồm cả rối loạn giấc ngủ là một biểu hiện thường xuyên gặp với nhiều triệu chứng đa dạng như: người thì mất ngủ (không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, sáng thức dậy không sảng khoái, tính táo), người thì rối loạn nhịp ngủ (nửa đêm thức giấc, mình mỏi, chân tay tê buồn, trằn trọc không ngủ được, gần sáng lại ngủ, ban ngày ngủ gà ngủ gật). 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não.

Tình trạng mất ngủ của mẹ bạn rất có thể do bệnh thiếu năng tuần hoàn máu não nên cần phải chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não. Để chữa trị thiểu năng tuần hoàn máu não mẹ bạn có thể sử dụng các thuốc cải thiện tuần hoàn máu não như Ginkgo biloba nhưng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị, quan trọng là phải tìm lí do gây thiểu năng tuần hoàn não để chữa trị triệt để. Bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ thăm khám trực tiếp, tìm lí do và có hướng chữa trị hiệu quả. Khi tình trạng mất ngủ trầm trọng gây tác động nhiều đến sức khỏe có thể sử dụng phối hợp với thuốc ngủ tuy nhiên nên hạn chế vì nó gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể gây phụ thuộc vào thuốc.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl