Bệnh rối loạn tiêu hóa có di truyền không?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Rối loạn tiêu hóa có di truyền? Thắc mắc này sẽ được các bác sĩ uy tín dưới đây giải đáp để giúp bạn có cái nhìn đúng nhất về căn bệnh này.

Bệnh rối loạn tiêu hóa có di truyền không?


Câu hỏi bởi: Trọng Thái

Thưa bác sĩ.

Tôi và đại gia đình nhà nội tôi điều bị ăn không tiêu. Cụ thể: Ăn uống cẩn thận, ăn chín uống sôi hay xay nhuyễn cũng điều bị. Tôi để ý cá nhân tôi nếu ăn đồ ăn có chất tanh như cá, hoặc uống 2 ly bia thì nhất định sẽ không tiêu 2-5 ngày sau đó. Bia thì có thể cũ còn thức ăn thì không nhất thiết là cá mới bị, miễn sao vào bụng không chịu là bị ngay nên rất khó né món nào. Đi khám nhiều nơi chỉ có 1 kết luận rối loạn tiêu hóa. Xin hỏi bác sĩ, đây có phải là di truyền không và có cách nào chữa triệt để không? Vì tôi để ý con trai tôi giờ ăn uống cũng hay ói. Rất mong bác sĩ tư vấn.

Tôi cảm ơn bác sĩ.

Bạn Thái thân mến.

Bao giờ cũng vậy, bất kỳ một bệnh nào khi có nhiều người trong gia đình cùng bị triệu chứng tương tự, chúng ta cần phải xem xét cách sinh hoạt, lối sống và ăn uống có thể ảnh hưởng cho tất cả thành viên trong gia đình, đồng thời còn phải tính đến yếu tố di truyền. Hiện nay, bằng chứng y học đã chứng minh một số rối loạn tiêu hóa như chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích điều có liên quan đến các yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm HP có thể xảy ra trong một gia đình do lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt chung.

Về di truyền thì rất khó kết luận trong trường hợp của gia đình bạn. Tuy nhiên, có khả năng gia đình bạn có cơ địa dị ứng với một số loại protein có trong động vật và một số loại men vi sinh (ví dụ: men bia…).

Ngoài ra, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của cả gia đình bạn cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khó tiêu của gia đình bạn. Yếu tố thứ ba cần lưu ý là tình trạng nhiễm trùng, nhất là nhiễm vi khuẩn HP vì vi khuẩn này lây theo đường ăn uống.

Còn vấn đề di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rõ rệt nhưng đã có những bằng chứng những người bị chứng rối loạn tiêu hóa chức năng gây đầy bụng không tiêu thường cũng có người trong gia đình mắc bệnh tương tự. Bạn cần:

Tầm soát tình trạng nhiễm khuẩn HP của các thành viên trong gia đình bạn.

Thay đổi chế độ ăn uống như: hạn chế các loại đồ ăn béo, chiên xào, các thức ăn sống chưa qua chế biến hoặc những thức ăn lạ (đồ biển hoặc thịt rừng).

Hạn chế các thức ăn cũ vì có thể nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc một số chất lạ dù không gây tiêu chảy cấp hay viêm dạ dày cấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn tiêu hóa chức năng.

Tầm soát tình trạng dị ứng cho cả gia đình bạn…

Chúc bạn sớm hết bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Cách chữa rối loạn tiêu hoá hiệu quả?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 47 tuổi, tôi bị rối loạn tiêu hoá, dùng thuốc nhưng không khỏi, liệu có thực phẩm hỗ chợ chữa được bệnh rối loạn tiêu hoá không? Muốn chữa trị hiệu quả phải làm như thế nào?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân


Xin chào anh (chị).

Vấn đề tiêu chảy ở tuổi 47 thường xảy ra ở nam giới, với người hay uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích. Tôi không biết bạn là nam giới hay là nữ giới. Tuy nhiên, dù là ai thì bạn cũng cần phải loại bỏ các yếu tố gây kích thích tiêu hoá như rượu, bia, thuốc lá, ăn cay, ăn nhiều mỡ, uống sữa đối với những người không rất hay uống sữa.

Bạn thực hiện một chế độ ăn điều độ, ăn cá tốt hơn ăn thịt, có rau xanh và ăn chín uống sôi. Nếu như vậy mà bạn vẫn còn bị tiêu chảy thì hãy đến cơ sở y tế có nội soi đại trực tràng và siêu âm bụng để kiểm tra. Nếu như mọi kiểm tra vẫn bình thường thì bạn đó thể dùng thêm men tiêu hoá và một số loại điều hoà nhu động ruột như Multilium hoặc thuốc giảm nhu động ruột như Imodium. Nếu như vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh nhé.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

Hỏi về rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: lambor

Chào bác sĩ!

Em 24 tuổi, thỉnh thoảng có bị đau bụng tiêu chảy sau khi ăn tầm 30 phút (tần suất tầm nửa tháng bị 1-2 lần). Những lúc bị thì em hay uống thuốc dạng viên nhộng Loperamid (2mg). Cho em hỏi thuốc đó dùng rất hay có tác dụng phụ gì không?

Thêm 1 trường hợp, từ lúc còn học phổ thông (cách đây tầm 10 năm), do tâm lý em sợ phải đi vệ sinh trong trường (dơ bẩn) nên em cứ tập đi vệ sinh 1-2 lần trước khi đến trường. Dần dần thành thói quen, mỗi khi phải đợi chờ điều gì đó, hay trước mỗi lần đi chơi với tập thể, đi xa đâu đó em lại đau bụng phải đi vệ sinh. Nếu không đi được thì cũng ráng ngồi trong nhà vệ sinh tới khi gần lên xe (do tâm lý em sợ đi xe 1-2 tiếng mà lỡ bị đau bụng thì không thể dừng xe đi được), đặc biệt là vào buổi sáng. Có phải em bị chứng đi vệ sinh mất kiểm soát không? Nhờ bác sĩ giải đáp cho em phương pháp chữa trị bệnh này.

Em cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý thường gặp. Đây là một rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng triệu chứng chủ yếu là các biểu hiện của đại tràng.

Các triệu chứng chính của hội chứng này là đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài không nhất thiết liên tục, kèm theo:

Giảm đi sau đại tiện. Thay đổi hình dạng khuôn phân. Thay đổi số lần đi đại tiện.

Trường hợp của bạn là một triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bạn đã dùng thuốc Loperamid 2 mg thấy đỡ. Tuy nhiên bạn cần biết Loperamid là một thuốc trị ỉa chảy được dùng để chữa biểu hiện các tình huống ỉa chảy cấp không rõ lí do và một số tình trạng ỉa chảy mãn tính. Nhưng vì là hội chứng ruột kích thích nên bạn không nên uống kéo dài mà khi có dấu hiệu cầm ỉa thì bạn nên ngừng.

Bạn nên biết thuốc được ví như một con dao 2 lưỡi nên nếu sử dụng không đúng sẽ mang lại hậu quả xấu. Đối với bệnh của bạn, bạn nên hạn chế uống thuốc và nên sử dụng các biện pháp chữa bệnh không uống thuốc như:

Dùng các thức ăn đặc dễ tiêu, nên hạn chế sử dụng các đồ uống có ga vì chúng dễ làm tăng sinh hơi ợ ruột. Khi ăn phải nhai kỹ, nên ăn chậm, không nên ăn nhiều quá cùng một lúc. Ăn chậm nhai kỹ có tác dụng hạn chế nuốt khí vào trong dạ dày nên giảm biểu hiện trướng hơi. Đồng thời nó còn làm giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của đại tràng nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau. Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng, cần xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần, cần phải tập đi ít bằng cách cố nhịn. Luyện tập cần công phu và có lòng kiên trì. Thay đổi môi trường sống để tạo một không khí thoải mái dễ chịu: tắm biển, suối nước nóng, nơi có khí hậu thích hợp dễ chịu

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị rối loạn tiêu hóa, thỉnh thoảng đi tiêu chảy xen lẫn táo bón chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: anhmai

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 21 tuổi. Gần đây tôi thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, mỗi lần ăn ợ rất nhiều lần, có khi ợ chua. Mỗi khi uống sữa hay ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ là bị rối loạn tiêu hóa. Tối ngủ bụng tôi thường kêu sôi lên dù không thấy đói bụng nó vẫn kêu. Đôi khi tôi còn bị tiêu chảy xen kẽ táo bón. Vậy mong bác sĩ chẩn đoán giúp tôi bị bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể đã mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (TNDD-TQ) là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: HCl, Pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, gây ra các biểu hiện và biến chứng tại thực quản . Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh này là ợ nóng, ợ chua.

Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết, nhưng người ta thấy rằng những yếu tố sau góp phần làm yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới làm hiện tượng trào ngược trở nên nặng hơn:

Lối sống: sử dụng rượu, bia, thuốc lá, béo phì, đi khom lưng.

Thuốc ức chế Calci, Theophylline (Tedral, Hydrophed, Marax, Brochial, Quibron), Nitrates, kháng histamine.

Chế độ ăn: nhiều mỡ và thức ăn chiên, sô cô la, tỏi, hành và thức uống có chứa caffein, thức ăn chua như trái cây thuộc giống cam quít, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị, hương liệu bạc hà.

Thói quen ăn uống: ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc, ăn trước khi đi ngủ.

Để xử lý hiện tượng này bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt tránh những yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh như kể trên. Nếu biểu hiện nặng thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và cho thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl