Triệu chứng phổ biến của sai khớp là đau, sưng tại vùng khớp bị sai và khó cử động. Hãy cùng đọc những ý kiến sau để hiểu thêm về hiện tượng này.
Nhô xương ngón tay sau tháo bột gãy xương có phải sai khớp không?
Câu hỏi bởi: fhi
Thưa bác sĩ!
Em bị gãy 2 đốt ngón tay, bó bột được 2 tháng đến lúc tháo bột thấy nó hơi bị nhô xương lên. Vậy xin hỏi em có bị sai khớp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Nếu sau nắn bó bột bạn đã được bác sĩ cho chụp X-quang kiểm tra xương thẳng trục mà sau 1 tháng lại bị: “nhô xương” như bạn nói thì rất có thể xương gẫy của bạn bị di lệch thứ phát sau nắn bó bột. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và nên chụp X-quang xem xương có bị di lệch hay không, khi đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp. Bạn không nên để lâu mới đi khám vì để lâu xương liền ở tư thế lệch trục thì rất khó xử lý vì xương ngón tay tuy nhỏ nhưng rất khó chữa trị.
Chúc bạn khỏe!
Chân trẻ đi không bình thường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bé nhà cháu mới 15 tháng và bắt đầu biết đi. Ngày trước khoảng lúc bé 9 tháng trong quá trình nô với quả bóng mẹ cháu lấy chân cháu ra gẩy đẩy quá bóng đi và cháu như bị sai khớp và gia đình cho cháu đi rút tại 1 ông lang gần nhà. Cháu không còn đau nữa và bình thường trở lại. Bây giờ tôi nhìn cháu đi chân cảm giác như ko đều nhau 1 chân hơi thõng. Vậy tôi có nên cho cháu đi chụp X quang và khám ở đâu để biết rõ bệnh ko ạ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là trẻ bị sai khớp mà lại đi nắn sai khớp ở thày lang không có phương tiện X quang để kiểm tra xem đã vào đúng khớp chưa? sức phát triển của trẻ em rất nhanh, nếu khớp không vào đúng chỗ, tổ chức xơ sẽ lấp đầy ổ rỗng làm khớp không thể về vị trí chuẩn, thời gian này đối với người lớn là 2 tháng còn trẻ là chỉ sau vài tuần.
Bạn nên đưa trẻ đi chụp X quang, cần thiết có thể chụp MRI vùng nghi tổn thương để xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó mới có được giải pháp can thiệp đúng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Xuất hiện vết tím bầm và không đi lại được sau khi nắn khớp?
Câu hỏi bởi: cúc xù
Thưa bác sĩ.
Cháu là nữ 19 tuổi, 1 tuần trước cháu có bị ngã cầu thang, bị sai khớp đã đi nắn lại rồi. Sau chân cháu bớt sưng nhưng lại xuất hiện các vết tím bầm (không thấy cảm giác đau), vùng mắt cá chân lại rất đau dù không đi lại nhiều. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy có tác động gì không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Một tuần trước bạn bị ngã cầu thang, bị sai khớp đã đi nắn lại rồi. Sau chân bạn bớt sưng nhưng lại xuất hiện các vết tím bầm (không thấy cảm giác đau), vùng mắt cá chân lại rất đau dù không đi lại nhiều. Như vậy có thể bạn đã bi gãy chân mà không biết. Do bạn tưởng chỉ bị sai khớp nên đã đi nắn sai khớp. Chính điều này đã gây di lệch làm cho xương chọc vào các mạch máu gây bầm tím lan rộng. Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá.
Trong các tình huống này, bạn cũng như đa số nạn nhân khác thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự chữa trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu v.v… Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó chữa trị hơn rất nhiều. Chấn thương vùng cổ chân đặc biệt dễ sưng hơn trên gối. Ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi.
Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim. Dấu hiệu bầm tím muộn sau 24 – 48 giờ rất có giá trị trong chẩn đoán gãy xương. Vì vậy, bạn cần nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ. Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá. Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch. Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn.
Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót. Bạn cần lưu ý rằng ngay dưới da cổ chân là xương và máu tụ do chấn thương, do đó rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, trong xương gãy và mô lành xung quanh. Một số ca bó lá thuốc không rửa sạch có thể gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân. Do đó bạn nên đi chụp XQ sớm để có biện pháp chữa trị kip thời.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
SAu 1 tháng, bị ngã cầu thang ngón chân đau nhói thì phải xử lý như thế nào?
Câu hỏi bởi: Ngọc
Lúc mới bị té chân em có nhiều nơi máu bầm tụ lại, ngón út rất nhạy cảm với mọi vật, em chỉ uống Cefa + 650 cầm chừng (khoảng 3 liều) cho hết đau, hiện đã 1 tháng vết bầm đã hết, bình thường không đau nhưng khi dùng lực hay lỡ và chạm hơi mạnh tý là ngón chân đau nhói chảy cả nước mắt, phải dùng đá chườm mới giảm được đâu. Em xin hỏi liệu em có bị sao không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể áp dụng một trong hai cách xử lý sau:
Một là: Đi khám chụp X-quang bàn chân xem có bị gãy xương đốt 1 ngón út hay không. Từ đó có cách xử lý phù hợp.
Hai là: Dùng băng vải quấn hai ngón út và ngón 4 bàn chân lại với nhau để cố định, đi dày có cỡ lớn hơn, chân kia đi tất dày để tránh va chạm vào ngón út. Sau một thời gian dài (2-3 tháng ) nếu có bị gãy xương ngón chân hoặc sai khớp thì tổn thương sẽ liền lại vì được cố định hạn chế va chạm.
Chúc bạn mau lành bệnh!
Phần hàm có cảm giác giống như trật khớp chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, ở phần hàm cháu cứ có cảm giác giống như trật khớp, nó không đau, như cứ gây cảm giác vướng víu, và đặc biệt là từ lúc bị đến giờ cháu có thể làm kêu như mình bẻ khớp tay (chỉ cháu nghe được thôi). Cháu bị 3 năm rồi ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Hiện tượng của em là do tác động của khớp thái dương hàm. Đây là khớp được hợp thành bởi xương hàm dưới và xương thái dương hàm trên. Khớp thái dương hàm phụ trách việc há miệng giúp nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng. Nguyên nhân dẫn đến những tổn thương ở khớp thái dương hàm có thể là do những rối loạn chức năng cắn khớp tức là sự ăn khớp giữa răng hàm trên và răng hàm dưới như sai khớp cắn, những thói quen như siết chặt răng, nghiến răng, mút ngón tay, cắn bút, v.v.
Em không nên cử động đưa hàm để tạo tiếng kêu sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Em nên đến các trung tâm Nha khoa để chụp phim và chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Nhô xương ngón tay sau tháo bột gãy xương có phải sai khớp không?
Câu hỏi bởi: fhi
Thưa bác sĩ!
Em bị gãy 2 đốt ngón tay, bó bột được 2 tháng đến lúc tháo bột thấy nó hơi bị nhô xương lên. Vậy xin hỏi em có bị sai khớp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Nếu sau nắn bó bột bạn đã được bác sĩ cho chụp X-quang kiểm tra xương thẳng trục mà sau 1 tháng lại bị: “nhô xương” như bạn nói thì rất có thể xương gẫy của bạn bị di lệch thứ phát sau nắn bó bột. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và nên chụp X-quang xem xương có bị di lệch hay không, khi đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp. Bạn không nên để lâu mới đi khám vì để lâu xương liền ở tư thế lệch trục thì rất khó xử lý vì xương ngón tay tuy nhỏ nhưng rất khó chữa trị.
Chúc bạn khỏe!
Chân trẻ đi không bình thường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bé nhà cháu mới 15 tháng và bắt đầu biết đi. Ngày trước khoảng lúc bé 9 tháng trong quá trình nô với quả bóng mẹ cháu lấy chân cháu ra gẩy đẩy quá bóng đi và cháu như bị sai khớp và gia đình cho cháu đi rút tại 1 ông lang gần nhà. Cháu không còn đau nữa và bình thường trở lại. Bây giờ tôi nhìn cháu đi chân cảm giác như ko đều nhau 1 chân hơi thõng. Vậy tôi có nên cho cháu đi chụp X quang và khám ở đâu để biết rõ bệnh ko ạ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là trẻ bị sai khớp mà lại đi nắn sai khớp ở thày lang không có phương tiện X quang để kiểm tra xem đã vào đúng khớp chưa? sức phát triển của trẻ em rất nhanh, nếu khớp không vào đúng chỗ, tổ chức xơ sẽ lấp đầy ổ rỗng làm khớp không thể về vị trí chuẩn, thời gian này đối với người lớn là 2 tháng còn trẻ là chỉ sau vài tuần.
Bạn nên đưa trẻ đi chụp X quang, cần thiết có thể chụp MRI vùng nghi tổn thương để xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó mới có được giải pháp can thiệp đúng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Xuất hiện vết tím bầm và không đi lại được sau khi nắn khớp?
Câu hỏi bởi: cúc xù
Thưa bác sĩ.
Cháu là nữ 19 tuổi, 1 tuần trước cháu có bị ngã cầu thang, bị sai khớp đã đi nắn lại rồi. Sau chân cháu bớt sưng nhưng lại xuất hiện các vết tím bầm (không thấy cảm giác đau), vùng mắt cá chân lại rất đau dù không đi lại nhiều. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy có tác động gì không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Một tuần trước bạn bị ngã cầu thang, bị sai khớp đã đi nắn lại rồi. Sau chân bạn bớt sưng nhưng lại xuất hiện các vết tím bầm (không thấy cảm giác đau), vùng mắt cá chân lại rất đau dù không đi lại nhiều. Như vậy có thể bạn đã bi gãy chân mà không biết. Do bạn tưởng chỉ bị sai khớp nên đã đi nắn sai khớp. Chính điều này đã gây di lệch làm cho xương chọc vào các mạch máu gây bầm tím lan rộng. Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá.
Trong các tình huống này, bạn cũng như đa số nạn nhân khác thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự chữa trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu v.v… Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó chữa trị hơn rất nhiều. Chấn thương vùng cổ chân đặc biệt dễ sưng hơn trên gối. Ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi.
Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim. Dấu hiệu bầm tím muộn sau 24 – 48 giờ rất có giá trị trong chẩn đoán gãy xương. Vì vậy, bạn cần nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ. Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá. Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch. Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn.
Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót. Bạn cần lưu ý rằng ngay dưới da cổ chân là xương và máu tụ do chấn thương, do đó rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, trong xương gãy và mô lành xung quanh. Một số ca bó lá thuốc không rửa sạch có thể gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân. Do đó bạn nên đi chụp XQ sớm để có biện pháp chữa trị kip thời.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
SAu 1 tháng, bị ngã cầu thang ngón chân đau nhói thì phải xử lý như thế nào?
Câu hỏi bởi: Ngọc
Lúc mới bị té chân em có nhiều nơi máu bầm tụ lại, ngón út rất nhạy cảm với mọi vật, em chỉ uống Cefa + 650 cầm chừng (khoảng 3 liều) cho hết đau, hiện đã 1 tháng vết bầm đã hết, bình thường không đau nhưng khi dùng lực hay lỡ và chạm hơi mạnh tý là ngón chân đau nhói chảy cả nước mắt, phải dùng đá chườm mới giảm được đâu. Em xin hỏi liệu em có bị sao không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể áp dụng một trong hai cách xử lý sau:
Một là: Đi khám chụp X-quang bàn chân xem có bị gãy xương đốt 1 ngón út hay không. Từ đó có cách xử lý phù hợp.
Hai là: Dùng băng vải quấn hai ngón út và ngón 4 bàn chân lại với nhau để cố định, đi dày có cỡ lớn hơn, chân kia đi tất dày để tránh va chạm vào ngón út. Sau một thời gian dài (2-3 tháng ) nếu có bị gãy xương ngón chân hoặc sai khớp thì tổn thương sẽ liền lại vì được cố định hạn chế va chạm.
Chúc bạn mau lành bệnh!
Phần hàm có cảm giác giống như trật khớp chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, ở phần hàm cháu cứ có cảm giác giống như trật khớp, nó không đau, như cứ gây cảm giác vướng víu, và đặc biệt là từ lúc bị đến giờ cháu có thể làm kêu như mình bẻ khớp tay (chỉ cháu nghe được thôi). Cháu bị 3 năm rồi ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Hiện tượng của em là do tác động của khớp thái dương hàm. Đây là khớp được hợp thành bởi xương hàm dưới và xương thái dương hàm trên. Khớp thái dương hàm phụ trách việc há miệng giúp nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng. Nguyên nhân dẫn đến những tổn thương ở khớp thái dương hàm có thể là do những rối loạn chức năng cắn khớp tức là sự ăn khớp giữa răng hàm trên và răng hàm dưới như sai khớp cắn, những thói quen như siết chặt răng, nghiến răng, mút ngón tay, cắn bút, v.v.
Em không nên cử động đưa hàm để tạo tiếng kêu sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Em nên đến các trung tâm Nha khoa để chụp phim và chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Theo ViCare