Sai khớp và những nguyên nhân chủ yếu


4,226
1
1
Xu
53
Những tai nạn trong vận động là nguyên nhân chủ yếu của sai khớp.

Cổ tay đau sau khi ngã phải làm sao?


Câu hỏi bởi: hieu nhok

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi, hôm nay cháu chơi dây không cẩn thận trượt chân té. Cháu chống tay bây giờ chỗ cổ tay cháu rất đau là hiện tượng gì vậy bác sĩ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Cháu bị ngã, chống tay và hiện tại cổ tay bị đau. Đau có thể do tổn thương: cân, cơ, xương, khớp, thần kinh. Nếu cháu vẫn có thể vận động được khớp cổ tay gần như bình thường, không thấy điểm đau chói: cháu không thấy gãy xương, không thấy sai khớp, không thấy tổn thương thần kinh. Nếu không thấy tổn thương xương và tổn thương khớp, thì lí do gây đau do tổn thương phần mềm. Khuyên cháu nên đi khám, chụp phim X-Q cổ bàn tay, phát hiện tổn thương và chữa trị.

Chúc cháu sớm khỏi bệnh!

SAu 1 tháng, bị ngã cầu thang ngón chân đau nhói thì phải xử lý như thế nào?


Câu hỏi bởi: Ngọc

Lúc mới bị té chân em có nhiều nơi máu bầm tụ lại, ngón út rất nhạy cảm với mọi vật, em chỉ uống Cefa + 650 cầm chừng (khoảng 3 liều) cho hết đau, hiện đã 1 tháng vết bầm đã hết, bình thường không đau nhưng khi dùng lực hay lỡ và chạm hơi mạnh tý là ngón chân đau nhói chảy cả nước mắt, phải dùng đá chườm mới giảm được đâu. Em xin hỏi liệu em có bị sao không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn có thể áp dụng một trong hai cách xử lý sau:

Một là: Đi khám chụp X-quang bàn chân xem có bị gãy xương đốt 1 ngón út hay không. Từ đó có cách xử lý phù hợp.

Hai là: Dùng băng vải quấn hai ngón út và ngón 4 bàn chân lại với nhau để cố định, đi dày có cỡ lớn hơn, chân kia đi tất dày để tránh va chạm vào ngón út. Sau một thời gian dài (2-3 tháng ) nếu có bị gãy xương ngón chân hoặc sai khớp thì tổn thương sẽ liền lại vì được cố định hạn chế va chạm.

Chúc bạn mau lành bệnh!

Ngủ sai vị trí dẫn đến dây trần khớp cổ bị đau, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi lúc tối em ngủ sai vị trí dẫn đến dây trần khớp cổ bị đau, chỉ nhìn được về trước và dưới đất không nhìn được trên cao và sang trái sang phải, nếu phải nhìn thì cơ rất đau nằm xuống và ngồi dậy rất khó khăn. Mong bác sĩ cho em biết rõ về vấn đề này và cách điều trị.

Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng… Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Có rất nhiều lí do có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các lí do thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính…; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau… Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những tình huống hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không thấy lí do rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp X-quang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau. Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự chữa trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở Vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Thuốc thường dùng trong chữa trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B.

Tùy theo từng lí do, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những lí do chèn ép, có tổn thương thì chữa trị chủ yếu là uống thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số tình huống người bệnh cần được chữa trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống… Vì vậy trước khi quyết định chữa trị bằng phương pháp nào bạn nên đến bệnh viện khám bệnh tìm đúng lí do đã nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị trật khớp vai và tự nắn vào được, giờ cứ tập thể dục là bị đau, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 28 tuổi đã có gia đình, là nữ ạ. 6 năm trước em bị trật khớp vai và tự nắn vào được, trong quá trình học thể dục hiện tượng này có lặp lại 3 lần nữa. Tình trạng của em sau khi bị vậy là bị đau mỏi mất 2 tuần, sau đó mọi hoạt động bình thường, thi thoảng làm nặng tay đó có hơi run. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em, liệu không cần phẫu thuật được không nếu như em không làm việc nặng và chơi thể thao nữa và không bị trật lại nữa… Có cần phải dùng thuốc bổ sụn khớp không ạ?

Em xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn.

Bị trật (sai) khớp sau khi đã được nắn vào khớp cần vận động nhẹ nhàng để tránh tái sai khớp, vì khi sai khớp các dây chằng quanh bao khớp bị dãn nên yếu rất dễ sai khớp trở lại. Bị trật khớp vai sau khi đã nắn vào không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần sau nhiều năm không làm việc nặng để dẫn đến sai khớp tiếp thì khớp vai sẽ trở lại sinh lý như bình thường. Bạn không cần phải dùng thuốc bổ sung sụn khớp

Chúc bạn mạnh khỏe

Đau quai hàm, vùng ngang và dưới tai là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em là nam, năm nay 22 tuổi. Khoảng 3 ngày trước em bị đau quai hàm (vùng ngang và dưới tai). Mở miệng vừa hoặc lớn khi đóng lại thì bên phải hàm em có cảm giác như bị sai khớp, hơi hơi đau. Trước đây em không để ý lắm nhưng 3 ngày trước em ngáp nhiều mở miệng lớn nhiều nên thấy như thế. Vậy thưa bác sĩ em có phải bị viêm khớp thái dương hàm không ạ? Bệnh có nguy hiểm gì không? Chữa trị như thế nào có hết hẳn không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có biểu hiện là bệnh nhân đau nhức ở vùng khớp thái dương hàm phía trước tai. Bệnh nhân khó há miệng, khó thực hiện các cử động nhai, nói. Các lí do là nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc há miệng rộng đột ngột làm trật khớp. Đối với tình huống của em thì chưa phải là bệnh viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên em không nên ngáp nhiều vì đó là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh.

Em có thể uống thuốc sau: Efferalgal codein 500mg uống 2 viên một ngày chia 2 lần, hòa một viên vào 200ml nước. Ăn các thức ăn mềm; chườm nóng vùng bị đau.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl