Da nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, mẩn nước,…thường là tiếng nói của cơ thể từng người. Nó cảnh báo một bệnh lý hoặc biến đổi nào đó mà bản thân mỗi chúng ta phải lưu ý tới.
Nổi mẩn ngứa trên da không khỏi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ, Gần đây, tôi thường xuất hiện các cơn ngứa và nổi mẩn toàn thân. Ban đầu, tôi nghĩ là viêm da nên có uống thuốc tây. Nhưng mãi những cơn ngứa không dứt, ngày càng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn, dù thời tiết nóng hay lạnh. Tôi không biết là mình bị mắc chứng bệnh gì và làm thế nào để chữa trị khỏi. Kính mong nhận được sự giúp đỡ từ Bác sĩ. Tôi xin chân thành cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Theo như miêu tả của bạn, có thể bạn bị mề đay. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có kết luận và cách chữa trị hợp lý.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sức khỏe!
Nổi mẩn đỏ, mụn nước trên mặt, da là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: tú trương
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, hôm nay ngủ dậy thì người cháu xuất hiện mẩn đỏ tròn nhỏ không phải mụn nước nổi trên da ở tay và mặt. Bác sĩ có thể cho cháu biết đây là bệnh gì và hướng điều trị không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Qua một đêm ngủ dậy thì xuất hiện mẩn đỏ tròn nhỏ không phải mụn nước nổi trên da ở tay và mặt. Cháu kiểm tra lại nếu có kèm theo hơi ngứa và rát thì có thể bị viêm da tiếp xúc. Nguyên nhân do cháu tiếp xúc hoặc vô tình tiếp xúc một chất nào đó dễ gây dị ứng mà mình không để ý tới. Bây giờ cháu phải rửa sạch và xem xét nếu tổn thương khô có thể bôi mỡ kháng viêm chống ngứa như Flucinar, còn tổn thương nước, có tiết dịch thì phải bôi dung dịch thuốc màu (dung dịch Millian 1%) khi khô mới bôi mỡ. Trong quá trình bôi thuốc cháu uống thêm một đợt kháng histamin (Cetirizin 10mg 2 viên 1 ngày).
Chúc cháu khỏe!
Mẩn ngứa xuất hiện rồi mất nhanh là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: ViMinh
Kính chào bác sĩ.
Cháu bị nổi mẩn ngứa đã gần 1 tuần nay. Các nốt ngứa xuất hiện như muỗi đốt, nếu dùng tay căng ra thì không nhìn thấy, các nốt ngứa này không kéo dài, khoảng 1 đến 2 tiếng nếu bôi cao bạch hổ thì mất đi, chỉ để lại vết rất nhỏ, sau đó sẽ tự mất trong vòng 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên cứ vào buổi sáng hoặc buổi tối thì nốt ngứa lại xuất hiện (ở các vị trí khác). Vậy xin hỏi bác sĩ, cháu có phải bị dị ứng không ạ? Hay đó là biểu hiện của viêm gan B ạ. (Cháu bị mắc bệnh viên gan B).
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng nổi mẩn trên da, ngứa gặp ở rất nhiều bệnh khác nhau từ bệnh nhiễm khuẩn do vi rút hay nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc một số bệnh da khác gây nên. Các nguyên nhân có thể gây ngứa toàn thân: dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh của da (nấm da, lang ben, ghẻ…), nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán) cũng hay gây ngứa toàn thân, bệnh ở gan…
Để chữa trị bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó bác sĩ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Không tự ý mua thuốc ở hiệu thuốc về uống, không những không chữa trị được bệnh, có thể làm bệnh nặng thêm, mà còn làm mất các dấu hiệu của bệnh, dẫn đến khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán.
Ngoài ra bạn nên:
Vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ sau khi hoạt động mạnh ra nhiều mồ hôi.
Vệ sinh phòng ở, nhà cửa và xung quanh nơi ở: Làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc.
Uống nhiều nước lọc, giúp cơ thể thanh lọc chất thải.
Ăn nhiều rau xanh và quả tươi, hạn chế đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu,…), không uống bia rượu và thuốc lá.
Tập các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và sở thích, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Nổi ban giống như sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 27 tuổi, là nữ giới. Em bị nổi ban giống sởi nhưng đi khám bác sĩ nói vì nóng quá nên bị nổi. Em xét nghiệm máu cũng không bị gì. Nó rất ngứa, em bị 1 tháng rồi nhưng khoảng 2 tuần nay ban ngày thì nó lặn hết nhưng chiều tối lại nổi lên. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì vậy ạ?
Xin cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì khả năng nhiều bạn bị dị ứng hay còn gọi là mề đay.
Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo biểu hiện ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc thậm chí cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh kéo dài trong vài tuần là mề đay cấp tính, trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính. Có rất nhiều lí do khác nhau gây mề đay. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Cá biệt, cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Một số tác nhân gây mề đay không dễ nhận diện, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết tìm các kháng nguyên. Bạn không được tự ý uống thuốc. Bạn nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước cam, chanh để tăng sức đề kháng. Hạn chế cắm các loại hoa có mùi thơm, nuôi chó mèo trong nhà.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ngứa toàn thân, nổi mẩn và phù da mặt, là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 33 tuổi, 2 ngày nay tôi ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng lại xuất hiện ngứa mắt, hậu môn, sinh dục, da đầu. Và ngứa mười đầu ngón tay, chân ngứa toàn da mặt. Nổi mẩn trên da mặt, phù da mặt, tôi không bao giờ dùng mỹ phẩm. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng trên là tôi bị làm sao ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ngứa có thể do rất nhiều lí do gây ra như: Do dị ứng, viêm da tiếp xúc (tác nhân có thể là bất cứ thứ gì: bụi, khói, hơi, hóa chất, đồ dùng sinh hoạt, thực phẩm, hóa mỹ phẩm,…), có thể do bệnh lý tại da như viêm nhiễm do mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng,…), do rối loạn tại tổ chức da, hoặc bệnh lý của cơ thể (rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh lý gan, bệnh lý thận, bệnh lý hệ tiêu hóa,…).
Trường hợp của em, có ngứa mắt, hậu môn, sinh dục, da đầu, ngón chân, tay, nổi mẩn da mặt, phù da mặt,… nhưng không rõ vùng tổn thương ngứa có nổi mụn (mụn đỏ, mụn nước,…) hay không, tình trạng ngứa có giảm vào thời điểm nào trong ngày hay không,…
Do vậy, trước hết em nên rà soát để loại trừ các yếu tố nghi ngờ dị nguyên gây dị ứng, kể cả các vật dụng sinh hoạt thông dụng nhất. Bên cạnh đó, em nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước sạch, không sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng trong giai đoạn này và vệ sinh môi trường sống xung quanh. Rất có thể sau khi kiểm soát các yếu tố trên thì em có thể tìm ra dị nguyên nghi ngờ và tình trạng dị ứng sẽ giảm và hết. Tuy nhiên, nếu mẩn đỏ, ngứa tiếp tục xuất hiện thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng để khám nhằm xác định chính xác lí do và có hướng khắc phục thích hợp nhất.
Chúc em sức khoẻ!
Nổi mẩn ngứa trên da không khỏi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ, Gần đây, tôi thường xuất hiện các cơn ngứa và nổi mẩn toàn thân. Ban đầu, tôi nghĩ là viêm da nên có uống thuốc tây. Nhưng mãi những cơn ngứa không dứt, ngày càng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn, dù thời tiết nóng hay lạnh. Tôi không biết là mình bị mắc chứng bệnh gì và làm thế nào để chữa trị khỏi. Kính mong nhận được sự giúp đỡ từ Bác sĩ. Tôi xin chân thành cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Theo như miêu tả của bạn, có thể bạn bị mề đay. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có kết luận và cách chữa trị hợp lý.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sức khỏe!
Nổi mẩn đỏ, mụn nước trên mặt, da là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: tú trương
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, hôm nay ngủ dậy thì người cháu xuất hiện mẩn đỏ tròn nhỏ không phải mụn nước nổi trên da ở tay và mặt. Bác sĩ có thể cho cháu biết đây là bệnh gì và hướng điều trị không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Qua một đêm ngủ dậy thì xuất hiện mẩn đỏ tròn nhỏ không phải mụn nước nổi trên da ở tay và mặt. Cháu kiểm tra lại nếu có kèm theo hơi ngứa và rát thì có thể bị viêm da tiếp xúc. Nguyên nhân do cháu tiếp xúc hoặc vô tình tiếp xúc một chất nào đó dễ gây dị ứng mà mình không để ý tới. Bây giờ cháu phải rửa sạch và xem xét nếu tổn thương khô có thể bôi mỡ kháng viêm chống ngứa như Flucinar, còn tổn thương nước, có tiết dịch thì phải bôi dung dịch thuốc màu (dung dịch Millian 1%) khi khô mới bôi mỡ. Trong quá trình bôi thuốc cháu uống thêm một đợt kháng histamin (Cetirizin 10mg 2 viên 1 ngày).
Chúc cháu khỏe!
Mẩn ngứa xuất hiện rồi mất nhanh là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: ViMinh
Kính chào bác sĩ.
Cháu bị nổi mẩn ngứa đã gần 1 tuần nay. Các nốt ngứa xuất hiện như muỗi đốt, nếu dùng tay căng ra thì không nhìn thấy, các nốt ngứa này không kéo dài, khoảng 1 đến 2 tiếng nếu bôi cao bạch hổ thì mất đi, chỉ để lại vết rất nhỏ, sau đó sẽ tự mất trong vòng 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên cứ vào buổi sáng hoặc buổi tối thì nốt ngứa lại xuất hiện (ở các vị trí khác). Vậy xin hỏi bác sĩ, cháu có phải bị dị ứng không ạ? Hay đó là biểu hiện của viêm gan B ạ. (Cháu bị mắc bệnh viên gan B).
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng nổi mẩn trên da, ngứa gặp ở rất nhiều bệnh khác nhau từ bệnh nhiễm khuẩn do vi rút hay nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc một số bệnh da khác gây nên. Các nguyên nhân có thể gây ngứa toàn thân: dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh của da (nấm da, lang ben, ghẻ…), nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán) cũng hay gây ngứa toàn thân, bệnh ở gan…
Để chữa trị bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó bác sĩ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Không tự ý mua thuốc ở hiệu thuốc về uống, không những không chữa trị được bệnh, có thể làm bệnh nặng thêm, mà còn làm mất các dấu hiệu của bệnh, dẫn đến khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán.
Ngoài ra bạn nên:
Vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ sau khi hoạt động mạnh ra nhiều mồ hôi.
Vệ sinh phòng ở, nhà cửa và xung quanh nơi ở: Làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc.
Uống nhiều nước lọc, giúp cơ thể thanh lọc chất thải.
Ăn nhiều rau xanh và quả tươi, hạn chế đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu,…), không uống bia rượu và thuốc lá.
Tập các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và sở thích, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Nổi ban giống như sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 27 tuổi, là nữ giới. Em bị nổi ban giống sởi nhưng đi khám bác sĩ nói vì nóng quá nên bị nổi. Em xét nghiệm máu cũng không bị gì. Nó rất ngứa, em bị 1 tháng rồi nhưng khoảng 2 tuần nay ban ngày thì nó lặn hết nhưng chiều tối lại nổi lên. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì vậy ạ?
Xin cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì khả năng nhiều bạn bị dị ứng hay còn gọi là mề đay.
Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo biểu hiện ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc thậm chí cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh kéo dài trong vài tuần là mề đay cấp tính, trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính. Có rất nhiều lí do khác nhau gây mề đay. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Cá biệt, cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Một số tác nhân gây mề đay không dễ nhận diện, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết tìm các kháng nguyên. Bạn không được tự ý uống thuốc. Bạn nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước cam, chanh để tăng sức đề kháng. Hạn chế cắm các loại hoa có mùi thơm, nuôi chó mèo trong nhà.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ngứa toàn thân, nổi mẩn và phù da mặt, là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 33 tuổi, 2 ngày nay tôi ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng lại xuất hiện ngứa mắt, hậu môn, sinh dục, da đầu. Và ngứa mười đầu ngón tay, chân ngứa toàn da mặt. Nổi mẩn trên da mặt, phù da mặt, tôi không bao giờ dùng mỹ phẩm. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng trên là tôi bị làm sao ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ngứa có thể do rất nhiều lí do gây ra như: Do dị ứng, viêm da tiếp xúc (tác nhân có thể là bất cứ thứ gì: bụi, khói, hơi, hóa chất, đồ dùng sinh hoạt, thực phẩm, hóa mỹ phẩm,…), có thể do bệnh lý tại da như viêm nhiễm do mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng,…), do rối loạn tại tổ chức da, hoặc bệnh lý của cơ thể (rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh lý gan, bệnh lý thận, bệnh lý hệ tiêu hóa,…).
Trường hợp của em, có ngứa mắt, hậu môn, sinh dục, da đầu, ngón chân, tay, nổi mẩn da mặt, phù da mặt,… nhưng không rõ vùng tổn thương ngứa có nổi mụn (mụn đỏ, mụn nước,…) hay không, tình trạng ngứa có giảm vào thời điểm nào trong ngày hay không,…
Do vậy, trước hết em nên rà soát để loại trừ các yếu tố nghi ngờ dị nguyên gây dị ứng, kể cả các vật dụng sinh hoạt thông dụng nhất. Bên cạnh đó, em nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước sạch, không sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng trong giai đoạn này và vệ sinh môi trường sống xung quanh. Rất có thể sau khi kiểm soát các yếu tố trên thì em có thể tìm ra dị nguyên nghi ngờ và tình trạng dị ứng sẽ giảm và hết. Tuy nhiên, nếu mẩn đỏ, ngứa tiếp tục xuất hiện thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng để khám nhằm xác định chính xác lí do và có hướng khắc phục thích hợp nhất.
Chúc em sức khoẻ!
Theo ViCare