Bệnh chàm rất dễ phát hiện. Tuy nhiên, để nhận thấy những dấu hiệu xuất phát từ cơ địa lại không hề đơn giản. Nắm rõ những biểu hiện của bệnh giúp chúng ta có thể biết được nhanh chóng nguyên nhân và đưa ra giải pháp tốt nhất.
Bé 8 tháng nghi bị chàm da
Câu hỏi bởi: hienle85
Chào bác sĩ.
Con em 8 tháng và bị ghẻ. Đã đi khám ở bệnh viện Da liễu và bớt nhưng nách của bé bị nặng, hình thành mụn nước và hay bị nổi đỏ. Lúc trước dùng Benzyl đã khô da va lành nhưng nay bị lại. Bác sĩ cho em hỏi có phải bị chàm không va cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Chàm (còn gọi là eczema) là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn gọi chàm sữa. Dấu hiệu nhận biết: khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô, bị kéo căng, xuất hiện những mảng mẩn đỏ khiến bé khó chịu. Một số bé có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt và trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Bé trằn trọc trong giấc ngủ.
Chữa chàm cho bé: cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho bé, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có Costeroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến bé bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra Costeroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu uống thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận.
Để phòng tránh bệnh chàm cho bé bạn nên tránh để da bé bị khô ráp: bạn không cần phải tắm cho bé sơ sinh hàng ngày vì như vậy dễ khiến da bé bị khô. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho bé, vì nước nóng là lí do làm da bé bị mất nước, dẫn tới tình trạng da khô ráp. Dùng dầu gội và sữa tắm cho bé vào một chậu tắm riêng: điều này tránh cho bé phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho bé bằng nước ấm và đặt bé sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho bé. Để cho làn da của bé được “thở” tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho bé để tránh hiện tượng dị ứng da ở bé; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của bé.
Chúc cháu mau khỏi
Chàm khô ở chân và tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ 22 tuổi, cháu bị chàm khô đã rất lâu, đi khám mà vẫn không hết mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn ngủ không ngon giấc. Có thể nhiễm trùng da do chà xát và cào gãi. Thương tổn có khi ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối, nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy.
Theo thời gian, da chàm trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (hay sạm đi), da dày lên và khô, da dễ bị kích ứng. Nguyên nhân gây chàm không rõ ràng, có thể là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.
Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền sử gia đình có người thân bị chàm thể tạng, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng. Đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất.
Nơi sinh sống là những thành phố hay quốc gia phát triển, nhất là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường cao hay vùng khí hậu lạnh làm tăng nguy cơ chàm.
Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ bệnh cao hơn so với nam.
Tầng lớp xã hội: Bệnh gặp nhiều hơn ở người có điều kiện sống cao. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi chàm, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được bệnh mà thôi.
Tuy nhiên, việc chữa trị có vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa chàm trở nặng, làm dịu da, giảm đau và ngứa, giảm stress tâm lý, phòng ngừa nhiễm trùng, làm cho da không khô và dày thêm…
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Để ngừa bệnh chàm, cháu nên tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô).
Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo, cháu cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh.
Cháu nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cháu uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản…
Cháu nên bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, tăng sức đề kháng. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp cháu hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm cháu đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Cháu nên kiên trì chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa Da liễu và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Bé 6 tuổi chữa chàm khô như thế nào?
Câu hỏi bởi: NGOC
Chào bác sĩ.
Con em năm nay 6 tuổi. Hơn một tháng trở lại đây má trái của bé xuất hiện một đốm trắng bằng đầu đũa, bên dưới cũng hình thành một mảng trắng như vậy và càng ngày càng rõ hơn. Em có cho bé đi Bệnh viện Da Liễu khám, bác sĩ kết luận bé bị chàm khô mà không xét nghiệm gì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này chữa khỏi được không? Vết trắng trên má bé có thể mất không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh chàm khô hoặc chàm cánh bướm ở trẻ em có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn, không còn tổn thương, nhưng phải chữa lâu dài. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã chỉ định, không tự ý thay đổi hoặc nghe theo giải đáp của người khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ bị bệnh chàm nên dùng loại dưỡng ẩm nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em cháu được 4 tuổi, em có đưa cháu đi khám tại bệnh viện Da liễu Quận 3, bác sĩ chẩn đoán cháu bị chàm, bác sĩ cho em hỏi, da của chồng em, vẽ gì lên da cũng nổi lên như đường giun đi. Vậy chồng em có phải bị mề đay không bác sĩ? Bác sĩ cho em hỏi bố của cháu bị như vậy có phải di truyền cho cháu từ bố của cháu không? Xin bác sĩ giải đáp! Bác sĩ cho em hỏi cháu bị chàm nặng, mụn lên từng mảng dầy, có nước trắng, da cháu khô khiến cháu ngứa, khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi cháu có thể dùng loại dưỡng ẩm nào tốt cho da bé đang bị chàm. Xin bác sĩ nói rõ tên loại dưỡng ẩm đó. Xin bác sĩ giải đáp giúp em!
Chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Chàm còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa, là một bệnh da thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, gây ngứa nhiều, hay tái phát, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Bệnh chàm có thể gây ra các mảng ngứa, đỏ, khô trên da trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những chỗ da không thông thoáng như bẹn, khuỷu tay, chân… Trẻ thường phải chà xát lên giường, đệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi. Nếu bị chàm thể tạng trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục.
Nguyên nhân gây chàm là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh: gia đình có người thân bị hen, viêm mũi dị ứng; những vùng bị ô nhiễm môi trường; những sứ sở lạnh…
Chàm thường trải qua 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính. Chàm dễ bị tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Bạn nên đưa con đến các trung tâm Da liễu hoặc các bệnh viện Da liễu khám và chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Như bạn mô tả, thì da của chồng bạn có triệu chứng là khô, chứ không phải bị mề đay.
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất.
Để ngừa bệnh chàm, tắm rửa hàng ngày cho bé, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin…). Bạn thoa ngày 2 lần cho bé sau khi đã rửa sạch da. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không thấy hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo của bé, bạn cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh. Nên chọn quần áo vải sợi mềm mặc cho bé. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da bé. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cho bé uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản… Bổ sung thêm vitamin C cho bé mỗi ngày, tăng sức đề kháng cho bé. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp bé hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho bé. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bệnh nấm chàm hóa có lan rộng không?
Câu hỏi bởi: Ngọc Thanh
Em chào bác sĩ!
Em 29 tuổi, là nữ giới, bác sĩ cho em hỏi bệnh nấm chàm hoá có biểu hiện như thế nào và cách chữa trị như thế nào ạ? Da em bị nổi mẩn đỏ như lác đồng tiền ở ngực, và lan rộng ra lưng và cổ. Em đã đi khám Da liễu bác sĩ nói em bị nấm chàm hoá nhưng em uống thuốc không có hết. Lúc trước em có đặt câu hỏi giải đáp trên sống khỏe thì bác sĩ có giải đáp là có thể em bị phấn hồng Ribert, hiện tại em không biết phải theo khám ở đâu nữa, rất mong bác sĩ giải đáp giúp em. Và nếu là bị phấn hồng Ribert thì có thể để tự khỏi được không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Nếu bị nấm da mà chữa trị không tới nơi tới chốn để bệnh kéo dài do phản ứng miễn dịch của cơ thể gây nên chàm hóa, chữa trị phong song song chữa trị chàm và đồng thời chữa trị nấm! Nếu có hình ảnh kèm theo thì giải đáp tốt hơn, theo thông tin của em, em có thể bị viêm da tiết bã. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có chẩn đoán đúng và chữa trị theo phác đồ thì bệnh mới khỏi.
Chúc em khỏe mạnh!
Bé 8 tháng nghi bị chàm da
Câu hỏi bởi: hienle85
Chào bác sĩ.
Con em 8 tháng và bị ghẻ. Đã đi khám ở bệnh viện Da liễu và bớt nhưng nách của bé bị nặng, hình thành mụn nước và hay bị nổi đỏ. Lúc trước dùng Benzyl đã khô da va lành nhưng nay bị lại. Bác sĩ cho em hỏi có phải bị chàm không va cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Chàm (còn gọi là eczema) là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn gọi chàm sữa. Dấu hiệu nhận biết: khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô, bị kéo căng, xuất hiện những mảng mẩn đỏ khiến bé khó chịu. Một số bé có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt và trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Bé trằn trọc trong giấc ngủ.
Chữa chàm cho bé: cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho bé, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có Costeroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến bé bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra Costeroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu uống thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận.
Để phòng tránh bệnh chàm cho bé bạn nên tránh để da bé bị khô ráp: bạn không cần phải tắm cho bé sơ sinh hàng ngày vì như vậy dễ khiến da bé bị khô. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho bé, vì nước nóng là lí do làm da bé bị mất nước, dẫn tới tình trạng da khô ráp. Dùng dầu gội và sữa tắm cho bé vào một chậu tắm riêng: điều này tránh cho bé phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho bé bằng nước ấm và đặt bé sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho bé. Để cho làn da của bé được “thở” tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho bé để tránh hiện tượng dị ứng da ở bé; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của bé.
Chúc cháu mau khỏi
Chàm khô ở chân và tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ 22 tuổi, cháu bị chàm khô đã rất lâu, đi khám mà vẫn không hết mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn ngủ không ngon giấc. Có thể nhiễm trùng da do chà xát và cào gãi. Thương tổn có khi ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối, nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy.
Theo thời gian, da chàm trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (hay sạm đi), da dày lên và khô, da dễ bị kích ứng. Nguyên nhân gây chàm không rõ ràng, có thể là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.
Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền sử gia đình có người thân bị chàm thể tạng, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng. Đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất.
Nơi sinh sống là những thành phố hay quốc gia phát triển, nhất là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường cao hay vùng khí hậu lạnh làm tăng nguy cơ chàm.
Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ bệnh cao hơn so với nam.
Tầng lớp xã hội: Bệnh gặp nhiều hơn ở người có điều kiện sống cao. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi chàm, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được bệnh mà thôi.
Tuy nhiên, việc chữa trị có vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa chàm trở nặng, làm dịu da, giảm đau và ngứa, giảm stress tâm lý, phòng ngừa nhiễm trùng, làm cho da không khô và dày thêm…
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Để ngừa bệnh chàm, cháu nên tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô).
Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo, cháu cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh.
Cháu nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cháu uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản…
Cháu nên bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, tăng sức đề kháng. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp cháu hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm cháu đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Cháu nên kiên trì chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa Da liễu và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Bé 6 tuổi chữa chàm khô như thế nào?
Câu hỏi bởi: NGOC
Chào bác sĩ.
Con em năm nay 6 tuổi. Hơn một tháng trở lại đây má trái của bé xuất hiện một đốm trắng bằng đầu đũa, bên dưới cũng hình thành một mảng trắng như vậy và càng ngày càng rõ hơn. Em có cho bé đi Bệnh viện Da Liễu khám, bác sĩ kết luận bé bị chàm khô mà không xét nghiệm gì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này chữa khỏi được không? Vết trắng trên má bé có thể mất không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh chàm khô hoặc chàm cánh bướm ở trẻ em có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn, không còn tổn thương, nhưng phải chữa lâu dài. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã chỉ định, không tự ý thay đổi hoặc nghe theo giải đáp của người khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ bị bệnh chàm nên dùng loại dưỡng ẩm nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em cháu được 4 tuổi, em có đưa cháu đi khám tại bệnh viện Da liễu Quận 3, bác sĩ chẩn đoán cháu bị chàm, bác sĩ cho em hỏi, da của chồng em, vẽ gì lên da cũng nổi lên như đường giun đi. Vậy chồng em có phải bị mề đay không bác sĩ? Bác sĩ cho em hỏi bố của cháu bị như vậy có phải di truyền cho cháu từ bố của cháu không? Xin bác sĩ giải đáp! Bác sĩ cho em hỏi cháu bị chàm nặng, mụn lên từng mảng dầy, có nước trắng, da cháu khô khiến cháu ngứa, khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi cháu có thể dùng loại dưỡng ẩm nào tốt cho da bé đang bị chàm. Xin bác sĩ nói rõ tên loại dưỡng ẩm đó. Xin bác sĩ giải đáp giúp em!
Chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Chàm còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa, là một bệnh da thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, gây ngứa nhiều, hay tái phát, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Bệnh chàm có thể gây ra các mảng ngứa, đỏ, khô trên da trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những chỗ da không thông thoáng như bẹn, khuỷu tay, chân… Trẻ thường phải chà xát lên giường, đệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi. Nếu bị chàm thể tạng trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục.
Nguyên nhân gây chàm là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh: gia đình có người thân bị hen, viêm mũi dị ứng; những vùng bị ô nhiễm môi trường; những sứ sở lạnh…
Chàm thường trải qua 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính. Chàm dễ bị tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Bạn nên đưa con đến các trung tâm Da liễu hoặc các bệnh viện Da liễu khám và chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Như bạn mô tả, thì da của chồng bạn có triệu chứng là khô, chứ không phải bị mề đay.
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất.
Để ngừa bệnh chàm, tắm rửa hàng ngày cho bé, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin…). Bạn thoa ngày 2 lần cho bé sau khi đã rửa sạch da. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không thấy hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo của bé, bạn cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh. Nên chọn quần áo vải sợi mềm mặc cho bé. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da bé. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cho bé uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản… Bổ sung thêm vitamin C cho bé mỗi ngày, tăng sức đề kháng cho bé. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp bé hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho bé. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bệnh nấm chàm hóa có lan rộng không?
Câu hỏi bởi: Ngọc Thanh
Em chào bác sĩ!
Em 29 tuổi, là nữ giới, bác sĩ cho em hỏi bệnh nấm chàm hoá có biểu hiện như thế nào và cách chữa trị như thế nào ạ? Da em bị nổi mẩn đỏ như lác đồng tiền ở ngực, và lan rộng ra lưng và cổ. Em đã đi khám Da liễu bác sĩ nói em bị nấm chàm hoá nhưng em uống thuốc không có hết. Lúc trước em có đặt câu hỏi giải đáp trên sống khỏe thì bác sĩ có giải đáp là có thể em bị phấn hồng Ribert, hiện tại em không biết phải theo khám ở đâu nữa, rất mong bác sĩ giải đáp giúp em. Và nếu là bị phấn hồng Ribert thì có thể để tự khỏi được không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Nếu bị nấm da mà chữa trị không tới nơi tới chốn để bệnh kéo dài do phản ứng miễn dịch của cơ thể gây nên chàm hóa, chữa trị phong song song chữa trị chàm và đồng thời chữa trị nấm! Nếu có hình ảnh kèm theo thì giải đáp tốt hơn, theo thông tin của em, em có thể bị viêm da tiết bã. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có chẩn đoán đúng và chữa trị theo phác đồ thì bệnh mới khỏi.
Chúc em khỏe mạnh!
Theo ViCare