Những lưu ý về điều trị mụn bọc ở tuổi dậy thì


4,226
1
1
Xu
53
Các bác sĩ, chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra những lưu ý về điều trị mụn bọc ở tuổi dậy thì qua phần giải đáp các câu hỏi thường gặp dưới đây.

Bị mụn bọc


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 17 tuổi nhưng bị mụn bọc rất nhiều không biết làm sao để tự chăm sóc cho da, để hạn chế tình trạng nổi mụn. Xin bác sĩ giúp cháu

Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình


Chào cháu, cháu cần đi khám ngay để tìm nguyên nhân của tình trạng mụn bọc. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, hãy sử dụng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc cháu sức khỏe!

Hỏi cách chữa mụn bọc và mụn mủ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ!

Em là nữ 22 tuổi, em chưa bao giờ có mụn, nhưng năm nay em bị lên rất nhiều. Em nghĩ là do em dùng kem trộn nên bây giờ mới bị vậy. Tháng trước em có đi khám bệnh viện Da liễu thành phố. Bác sĩ có cho em thuốc, A-Derma để bôi Rupafin và Philatonic và Circizanol dùng để uống mà không hết. Bác sĩ giải đáp cho em và cho em cách trị và cho em đơn thuốc và cả thuốc bôi. Em nổi mụn bọc nhỏ và cả mụn mủ nhỏ li ti rất nhiều, đau rát rất khó chịu và bị thâm đen rất nhiều.

Chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em cung cấp, em bị nổi mụn ở mặt nhiều nhưng không rõ tình trạng mụn ra sao. Việc chữa trị bằng kem trộn trong khi chưa rõ tình trạng tổn thương là cách khắc phục chưa đúng. Tuy nhiên, sau đó em đã tới chuyên khoa da liễu khám là đúng hướng nhưng không rõ có chẩn đoán là gì.

Qua mô tả tổn thương và hướng chữa trị thì nghĩ nhiều tới tình trạng mụn trứng cá. Mụn trứng cá hình thành do các tuyến tiết mồ hôi và tuyến bã ở trên da bài tiết nhưng không thoát được khỏi lỗ chân lông và cộng thêm với nhiễm vi khuẩn P.acnes gây ra tình trạng viêm, nên có thể gây nên nốt đỏ, đau và có thể hình thành các mụn trên da như mụn bọc, mụn nang, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,… Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do dao động nội tiết, sử dụng thuốc không thích hợp,…

Do vậy, điều quan trọng của em là chữa trị theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu và khám lại theo hẹn. Bên cạnh đó, em nên lưu ý tới việc vệ sinh da mặt sạch sẽ rất hay, nên rửa bằng nước sạch, không nên sử dụng hóa mỹ phẩm trong giai đoạn này. Đồng thời, em cũng nên đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, bổ sung thêm các vitamin và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh suy nghĩ căng thẳng.

Chúc em vui khỏe!

Điều trị mụn bọc và mụn trứng cá


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 14 tuổi, là nam giới. Em bị nổi mụn bọc và mụn trứng cá rất nhiều lên trên mặt và sau lưng. Vậy mong bác sĩ giải đáp cho em biết làm cách nào để điều trị?

Em xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Bình thường, vi khuẩn Pance không gây hại cho da. Ở độ tuổi của cháu, nội tiết tố thay đổi khiến các tuyến bã nhờn tăng tiết chất nhờn, cùng với bụi bẩn khiến lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Pance tăng sinh, gây viêm nhiễm, dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc. Vùng mặt và vùng lưng là những vùng da nhiều chất nhờn nên mới hình thành nhiều mụn trứng cá và mụn bọc ở cháu. Nội tiết tố thay đổi và vi khuẩn Pance là hai tác nhân chính gây mụn trứng cá và mụn bọc. Tuy nhiên cũng còn một số yếu tố khác tác động tới nội tiết tố hoặc làm gia tăng khả năng hình thành mụn. Chính vì vậy, không có cách nào có thể chữa trị triệt để mụn ở tuổi của cháu; việc chữa trị chủ yếu là ngăn ngừa cơ hội hình thành mụn và giảm thiểu những tổn thương do mụn gây ra.

Như đã nói ở trên, mụn bọc của cháu là triệu chứng mức độ nặng của tình trạng viêm nhiễm da nên cháu cần đi khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ đánh giá mức độ và phạm vi tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp cho cháu. Cháu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn, vì có thể khiến tổn thương nặng hơn và nhờn thuốc. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa sự hình thành mụn mới và hạn chế tổn thương do mụn gây ra, cháu nên:

Rửa mặt và tắm thường xuyên, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khi ra nhiều mồ hôi.

Không sờ tay lên mặt và trực tiếp vào những vùng có mụn.

Tuyệt đối không được nặn, bóp mụn.

Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

Ngủ đủ 7-8 giờ/đêm, tránh căng thẳng, lo âu, tránh thức khuya.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, gia vị cay nóng,…

Khi đi ra ngoài, tránh để vùng da có mụn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường ô nhiễm.

Tránh mặc quần áo bó sát, làm bằng chất liệu không thấm hút mồ hôi.

Để hạn chế tổn thương của mụn bọc, cháu có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:

Chườm đá, lấy 1 viên đá chườm trên vết mụn 5-10 phút vào buổi tối, giúp giảm sưng nề.

Nước cốt chanh, vắt chanh lấy nước, dùng tăm bông để thoa dung dịch nước cốt chanh này lên vết mụn.

Tỏi, đập giập tỏi, giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mụn trong 3 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

Kem đánh răng, thoa 1 lớp kem đánh răng thật mỏng lên vùng da bị mụn và để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.

Chúc sức khỏe!

Nam 17 tuổi bị mụn bọc phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ! Em năm nay 17 tuổi, là nam giới. Em bị mụn bọc ở 2 bên má, em đã uống thuốc trị mụn Avi-O 5 nhưng không giảm cho mấy. Cho em hỏi cách trị mụn bằng nguyên liệu nào rẻ tiền không ạ. Và có nên tiếp tục uống thuốc nữa không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Theo thông tin em mô tả thì em bị mụn hai bên má, đã uống thuốc Avi-O5 nhưng không giảm. Tuy nhiên, không rõ tổn thương của em là gì, em đã đi khám ở cơ sở y tế nào chưa. Avi-O5 là thuốc bôi chứa thành phần chủ yếu là vitamin A và được sử dụng để chữa trị một số bệnh da (loét trợt, trứng cá, vảy nến). Việc sử dụng thuốc bôi Avi-O5 mà chưa xác định rõ được tổn thương là điều không nên. Mặc dù tổn thương như em mô tả rất có thể là mụn trứng cá bọc, do bít tắc lỗ chân lông dẫn tới sự ứ đọng của các chất tiết, chất bã nhưng có thể Avi-O5 cũng chưa chắc đã phù hợp trong tình huống này vì còn phụ thuộc vào tính chất mụn, tình trạng sức khoẻ của em, nguy cơ phản ứng với thuốc. Chính vì vậy, để có thể chữa trị triệt để tình trạng mụn, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, xác định lý do gây mụn.

Chúc em sớm khỏi!

Mụn bọc ở vành tai là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Khoaphan

Chào bác sĩ!

Em năm nay 18 tuổi, đến tuổi dậy thì thì mọc mụn bọc, nhưng trong thời gian 4 tháng trở lại đây, trên tai em xuất hiện mụn bọc ở vành tai. Không biết đó là dấu hiệu gì ạ? Em lo lắm.

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Tuổi của em bị mụn là bình thường. Ở tuổi này có sự tăng tiết chất bã nhờn. Chất bã nhờn tiết nhiều ở mặt và phần trên lưng ngực, tai. Ở tai xuất hiện các nang bã, nếu bị nhiễm trùng các nang này sẽ thành nhọt đau nhức. Em hết sức bình tĩnh, cố gắng đi bác sĩ Da liễu trị mụn trứng cá thì các nang bã vùng tai cũng giảm.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl