Cảnh giác với những dấu hiệu bất thường ở hậu môn


4,226
1
1
Xu
53
Hậu môn là bộ phận khá nhạy cảm của chúng ta. Vì vậy, đối với những dấu hiệu bất thường ở khu vực này, chúng ta cần phải đặc biệt cảnh giác và lưu tâm tới.

Hậu môn bị phồng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cho cháu hỏi vì sao hậu môn của cháu bị phồng lên? Ngồi cũng bị đau, cho cháu hỏi là bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào bạn.

Có thể bạn bị trĩ thuyên tắc hoặc áp xe cạnh hậu môn mới có chỗ sưng lên. Bạn nên soi hậu môn và siêu âm qua hậu môn có kết quả mình sẽ giải đáp chữa trị chắc chắn.

Chúc bạn khỏe!

Dị tật hậu môn ở bé gái


Câu hỏi bởi: Lê văn vũ

Bac sy cho chau hoi bé gái nhà cháu mới sinh được 1 tháng, nhung bé nha cháu bị dị tật k có lỗ hậu môn thì có phẫu thuật đươc bây giờ k ạ.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy


Chào bạn,
Dị tật không có lỗ hậu môn là một trong những dị tật phải can thiệp xử trí ngay từ khi bé mới sinh ra đời. Bé nhà bạn đã được 1 tháng tuổi và nếu đã được chẩn đoán không có lỗ hậu môn thì có thể bé đã được xử trí trước đó tại một bệnh viên chuyên khoa nhi. Tuỳ vào từng loại dị tật không có lỗ hậu môn cụ thể, mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định xử trí triệt để hoàn toàn, hoặc sẽ làm hậu môn tạm cho bé đợi khi đủ điều kiện để phẫu thuật triệt để. Bạn cần đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để bác sĩ khám và đánh giá từ đó tư vấn phương pháp điều trị chính xác nhất.
Thân mến !

Bé đi táo, hậu môn bị loét


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Bé nhà em mới sinh được 3 tuần, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bắt đầu từ tuần thứ 2 tới giờ, bé đi ngoài rất khó. Mỗi lần đi thường rặn đỏ mặt, quấy khóc, khó chịu, ở hậu môn của bé bị loét ra nữa. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp bé nhà em không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Thông thường ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa rất non nớt và thích nghi dần với điều kiện sống bên ngoài sau khi rời khỏi bụng mẹ. Trường hợp bé nhà bạn, nếu sau sinh bé đi ngoài đã bình thường thì có thể loại bớt nghi ngờ về dị tật đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc bé khó đi ngoài, quấy khóc, loét hậu môn… là triệu chứng cần quan tâm. Trước hết có thể do chính tổn thương viêm loét ở vùng hậu môn hoặc bên trong khiến bé đau và quấy khóc, ức chế phản xạ đi đại tiện của bé.

Do vậy, bạn nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để khám, xác định chính xác tổn thương vùng hậu môn và chữa trị triệt để tình trạng rối loạn.

Chúc bé mạnh khỏe!

tức hậu môn và buồn đi ngoài


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ!

Tôi là nam, 42 tuổi. Tôi có hiện tượng tức phần hậu môn, buồn đi ngoài nhưng ngày 2 lần (phân lỏng nhão). Hiện tại tôi đang bệnh trĩ ngoại độ 2. Tôi muốn hỏi bệnh của tôi có liên quan đến trĩ hay dạ dày, đại tràng hay là bệnh gì khác trầm trọng hơn không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bệnh trĩ ngoại là các búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành. Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, không dễ bị chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau và cảm giác có vật lạ.

Theo lâm sàng có thể chia thành trĩ ngoại các mô liên kết, trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, trĩ ngoại do viêm và trĩ ngoại do tụ máu. Đặc điểm của trĩ ngoại:

Xuất phát bên dưới đường lược.

Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.

Có thần kinh cảm giác.

Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

Trĩ ngoại được chia làm 4 thời kỳ:

Trĩ lòi ra ngoài.

Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

Bạn bị trĩ ngoại độ II, bạn sẽ luôn có cảm giác tức ở hậu môn, hay có cảm giác buồn đi ngoài. Hiện tượng này đa phần là của trĩ. Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hay viêm đại trực tràng. Bạn có thể đi soi đại tràng để chẩn đoán xác định. Dù là bệnh gì thì với tình trạng này bạn cũng có thể giảm biểu hiện bằng cách:

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Uống nước đầy đủ.

Ăn nhiều chất xơ.

Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ,…

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Chúc bạn mạnh khỏe!

áp xe hậu môn


Câu hỏi bởi: vũ thị nhã

thưa bác sĩ.con em sinh được 1 tháng tuổi thì bị ap xe hậu môn.đã đi trích mủ và vết trích đã lành.nhưng gần đây khi cháu được 3 tháng tuổi ,ở hậu môn của cháu mé bên chưa trích lại xuất hiện khối cứng khi e dùng tay ấn vào.mấy hôm nay cháu quấy khóc và đi phân són.không biết đây có phải la hiện tượng áp xe hậu môn bị lại không ạ

Bác sĩ Nguyễn Văn Khái


Chào bạn,

Bạn có thể bị dò hậu môn. Tốt nhất bạn nên đến khoa Ngoại tiêu hóa để bác sĩ khâu lại.

Chúc bạn mau khỏi!

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn,

Theo như bạn đã trao đổi thì cháu đã bị bệnh từ rất lâu rồi khoảng 4 tháng thì phải. Và như bạn đã mô tả có lẽ nhận xét của bạn là đúng : con của bạn đã bị apxe tái phát .. Ở đây ta không bàn cãi là tại sao như vậy mà điều cần thiết là phải làm như thế nào? Cách tốt nhất là phải có một BS chuyên khoa ngoại lhams cho cháu và việc tiếp theo là phải dẫn lưu lại. Trong khi chờ đợi cho tổn thương lành việc thay băng và săn sóc tooner thương hết sức quan trọng để làm sao cho tổn thương lành bạn không phải xử lý cho cháu nhiều lần.Cũng nên lưu ý là con bạn phải được khám cũng như làm các thủ thuật tai bệnh viện tuyến tỉnh nhé.

Chúc bạn và cháu sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl