Ung thư tuyến tuyền liệt và những triệu chứng


4,226
1
1
Xu
53
Các triệu chứng bao gồm: tiểu gián đoạn, dòng nước tiểu yếu, bí tiểu, tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt, đau khi xuất tinh, đau lưng, đau khi đại tiện, đau ở vị trí tế bào ung thư lan đến xương. Để nhận diện đúng những nguyên nhân này, hãy cùng đọc loạt câu hỏi-giải đáp dưới đây.


Chỉ số PSA 5 – 6 và đi tiểu đêm nhiều, đau mỏi người có phải là biểu hiện của ung thư tiền liệt tuyến không?


Câu hỏi bởi: duong.kd

Chào bác sĩ!

Bố của tôi năm nay 60 tuổi bị bệnh đi tiểu nhiều, và cơ thể luôn mỏi mệt và bị sốt một thời gian. Cách đây 2 tháng bố tôi có đi khám và xét nghiệm máu, phát hiện ra có khối u tuyến tiền liệt và chỉ số PSA là 6. Bác sĩ có gợi ý kiểm tra bằng sinh thiết để chuẩn đoán chính xác hơn và chữa trị bằng xạ trị. Tuy nhiên, do những rủi ro của các phương pháp trên là lớn nên bố tôi quyết định theo dõi một thời gian. Trong thời gian vừa qua, ông thường xuyên tập thể dục, kết hợp chế độ ăn đặc biệt, dùng thuốc đông y. Sau hơn 2 tháng kiểm tra thấy khối u có kích thước nhỏ đi, cắt sốt, PSA giảm từ 6 xuống 5. Tôi băn khoăn, xin hỏi bác sĩ:

1. Liệu việc PSA giảm có phải là tín hiệu bệnh giảm hay không?

2. Chỉ số PSA 5 – 6 và đi tiểu đêm nhiều, đau mỏi người có phải là biểu hiện của ung thư tiền liệt tuyến không?

3. Nếu với các biểu hiện trên, bác sĩ có thể cho lời khuyên bố tôi nên chữa trị thế nào? Xạ trị thì có khả năng khỏi cao không và có thể chữa bằng Đông y không?

Chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt dựa trên:

– Các dấu hiệu cơ năng của người bệnh:

Tần xuất đi tiểu thay đổi.

Dòng nước tiểu yếu.

Rỉ nước tiểu sau khi đã tiểu tiện.

– Dấu hiệu thực thể: Khi thăm khám trực tràng bằng tay, thầy thuốc có thể sờ thấy u tuyến tiền liệt qua lòng trực tràng.

– Các xét nghiệm cận lâm sàng.

+ Siêu âm thấy khối u ngay dưới cổ bàng quang, đây là phương pháp tương đối đơn giản và có thể đo được thể tích, sự xâm lấn của khối u giúp cho việc lựa chọn phương pháp chữa trị.

+ Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu ung thư tuyến tiền liệt (PSA). Đây là loại kháng nguyên đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt, ngoài việc giúp cho chẩn đoán xác định, định lượng PSA còn cho phép theo dõi, đánh giá trong và sau chữa trị. Nồng độ PSA toàn phần trong máu người khỏe mạnh rất thấp, chỉ khoảng < 4 ng/mL. Tuy nhiên, ở những người khỏe mạnh bình thường, do kích thước tuyến tiền liệt tăng theo tuổi nên khi tuổi tăng, mức độ PSA được tuyến tiền liệt bài tiết vào máu cũng tăng theo tuổi:

Từ 40 – 49 tuổi: PSA ≤ 2,5 ng/mL.

Từ 50 – 59 tuổi: PSA ≤ 3,5 ng/mL.

Từ 60 – 69 tuổi: PSA ≤ 4,5 ng/mL.

Từ 70 – 79 tuổi: PSA ≤ 6,5 ng/mL.

Nồng độ PSA toàn phần trong máu càng tăng, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng cao, phụ thuộc vào độ tuổi. Giá trị giới hạn (cut – off) cho chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của PSA toàn phần huyết tương là ≥ 4 ng/mL. Người ta thấy có sự liên quan giữa mức độ PSA toàn phần và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt

Mức độ PSA toàn phần (ng/mL) – Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt (%)

0 – 2,4 Hiếm gặp

2,5 – 4,0 12 – 23

4,1 – 10,0 25

> 10,0 > 5



– Về tốc độ tăng PSA toàn phần (PSA velocity) trong máu: ở người bị ung thư tuyến tiền liệt nồng độ PSA toàn phần có tốc độ tăng nhanh hơn ở người bình thường. Người có tốc độ tăng PSA toàn phần > 0,75 ng/mL/năm có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng, người có tốc độ tăng PSA < 0,75 ng/mL/năm có thể có bệnh tuyến tiền liệt lành tính.

– Để đánh giá nguy cơ tử vong của những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thể khu trú, xét nghiệm PSA được đánh giá cùng với tiêu chuẩn phân loại giai đoạn Gleason và phân loại theo lâm sàng:

Nguy cơ thấp: PSA < 10 ng/mL, số điểm Gleason ≤ 6 và giai đoạn lâm sàng ≤ T2a Nguy cơ trung bình: PSA= 10-20 ng/mL, số điểm Gleason = 7 và giai đoạn lâm sàng ≤ T2b/c

Nguy cơ cao: PSA >20 ng/mL, số điểm Gleason ≥ 8 và giai đoạn lâm sàng ≥ T3

Với các nội dung tham khảo trên thì tình huống của bố bạn bị ung thư tuyến tiền liệt chữa trị bằng thuốc đông y sau hơn 1 tháng kiểm tra thấy khối u có kích thước nhỏ đi, cắt sốt, PSA giảm từ 6 xuống 5. Những tín hiệu trên cho thấy là bệnh giảm. Chỉ số PSA 5 – 6 như bạn nói không rõ đơn vị nên có thể hiểu đây là số điểm Gleason được áp dụng để phân loại giai đoạn bệnh hay nồng độ PSA. Với PSA là 6 ng/ml thì với độ tuổi 60 như bố bạn là tăng. Tuy nhiên vì nồng độ PSA toàn phần trong máu có thể tăng trong các tình huống khác như trong các bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt, kích thích tuyến tiền liệt hoặc sau phóng tinh.

Vì vậy, để chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với các bệnh tuyến tiền liệt khác, bạn cần làm thêm xét nghiệm định lượng thêm PSA tự do và xác định tỷ số fPSA/ tPSA. Do đó PSA 5 – 6 và đi tiểu đêm nhiều, đau mỏi người chưa chắc đã phải là ung thư tiền liệt tuyến. Bạn cần cho bố đi khám tại các trung tâm chẩn đoán và sàng lọc ung thư để có chẩn đoán chính xác. Việc chữa trị bằng xạ trị thì có khả năng khỏi cao không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu ở giai đoạn sớm thì có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể chữa bằng đông y không thì tôi không dám nói vì cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định được cả. Tuy nhiên bệnh của bố bạn cũng chưa chắc đã phải là ung thư vì bố bạn chưa làm đủ xét nghiệm và chưa làm sinh thiết. Nên việc bố bạn dùng thuốc đông y mà các biểu hiện giảm có thể chỉ là viêm hay phì đại tuyến tiền liệt chứ chưa chắc đã phải là ung thư.

Chúc bạn và bố mạnh khỏe!

Xét nghiệm PSA với trị số là 7,8 ng/ml có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không?


Câu hỏi bởi: Nguyen Ha

Xin chào bác sĩ!

Năm nay em 31 tuổi, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm có xét nghiệm PSA với trị số là 7,8 ng/ml. Em lo lắng không biết mình có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không? Và nếu làm xét nghiệm khác có đau và bị tác động đến sức khoẻ không?

Em xin cám ơn !

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Xin chào bạn!

Trước tiên xin giải thích với bạn PSA là một protein do các tế bào tiền liệt tuyến sản xuất. Xét nghiệm nồng độ PSA trong máu là xét nghiệm máu duy nhất giúp phát hiện sớm ung thư. Ngoài ra, PSA còn là một xét nghiệm rất giá trị trong việc theo dõi sau điều trị. Khi làm xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó, hoặc vừa được làm một xét nghiệm nào đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ vì chúng có thể tác động đến kết quả xét nghiệm. Ví dụ, PSA tăng cao trong phì đại tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu, sau sinh thiết tiền liệt tuyến, v.v… Bác sĩ sẽ dựa vào đó để phân tích kết quả.

Giá trị của nồng độ PSA như sau:

Dưới 4 ng/ml: PSA bình thường. Từ 4 đến 10 ng/ml: PSA cao hơn bình thường, không nghi ngờ nhưng cần theo dõi. Trên 10 ng/ml: PSA cao và đáng nghi ngờ, có thể mắc ung thư.

Như vậy chỉ số PSA của bạn vẫn ở giới hạn an toàn nhưng bạn cần phải theo dõi. Ở giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không thấy biểu hiện. Phần lớn được phát hiện nhờ các biện pháp tầm soát ung thư. Khi ung thư đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định, khối bướu đủ lớn và chèn ép hoặc xâm lấn vào niệu đạo, người bệnh sẽ có các triệu chứng rối loạn đi tiểu như:

Tiểu khó (phải rặn mạnh mới tiểu được) Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày Tiểu không hết nước tiểu Tiểu ra máu Thậm chí bí tiểu

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định bạn có bị ung tiền liệt tuyến hay không chỉ có 1 biện pháp duy nhất đó là sinh thiết tuyến tiền liệt. Đây là một thủ thuật tương đối đơn giản, có thể thực hiện sau khi gây tê tại chỗ vì vậy bạn sẽ không bị đau. Tại đây, các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. Việc sinh thiết tiền liệt tuyến hầu như không gây ra biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn có thể xảy ra một số phản ứng phụ thoáng qua. Sau khi làm sinh thiết, bệnh nhân có thể thấy có máu trong tinh dịch, tiểu ra máu, xuất huyết ở trực tràng, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn, tiểu khó, v.v…

Chúc bạn sống khỏe!

Cách điều trị và mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến tiền liệt


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ bố tôi năm nay 62 tuổi, bố tôi phát hiện bị u tuyến tiền liệt cách đây khoảng 5 năm. Ngày 12/8/2016 bố tôi bị bí tiểu và phải đưa đi cấp cứu, đến ngày 25/8/2016 bố tôi được bác sĩ bệnh viện Đại học Y Thái Bình mổ nội soi. Bệnh viện có làm xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bố tôi và nghi bị ung thư. Ngày 05/9/2016 gia đình tôi đã mang mẫu bệnh phẩm đến bệnh viện K để làm xét nghiệm thì nhận được kết quả là ” carcicom tuyến tiền liệt, gleason 5+4″. Vậy xin hỏi bác sĩ là bố tôi bị ung thư ở giai đoạn mấy và hướng điều trị như thế nào, mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến tiền liệt là như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của bệnh nhân gi:
Carcinom tuyến tiền liệt, tức là ung thư tuyến tiền liêt . Gleason là hệ thống điểm phân loại ung thư tuyến tiền liệt.

Khối u ít nguy hiểm thường trông giống như các mô khỏe mạnh, và các khối u nguy hiểm hơn phát triển nhanh và xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể thì ít giống các mô khỏe mạnh. Trên cơ sở đó hình thành: Hệ thống chấm điểm Gleason, Gleason là hệ thống phân loại bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nhìn trên kính hiển vi: Tế bào ung thư giống với những tế bào khỏe mạnh được cho điểm thấp, và các tế bào ung thư mà ít giống các tế bào khỏe mạnh được cho một điểm số cao hơn. Điểm số thấp nhất được sử dụng là 6 (là một loại ung thư ở mức độ thấp, phát triển chậm), điểm Gleason 7 – 8 là một bệnh ung thư mức trung bình, và điểm 8, 9, hoặc 10 là một bệnh ung thư ác tính
Bệnh nhân có số điểm Gleason 5+4= 9 , như vậy là ở mức độ cao, sự phát triển mạnh (ác tính)

Bạn nên đưa bố đi khám ở bệnh viện K, để có thêm tác động sau phẫu thuật nhằm hạn chế sự phát triển của ung thư như: cắt bỏ tinh hoàn, điều trị nội tiết tố, tia xạ,…

Hy vọng tư vấn trên có ích cho bạn.

Tiền liệt tuyến


Câu hỏi bởi: Nguyễn Kim Hoa

Thưa bác sĩ, chồng tôi năm nay 62 tuổi, mấy ngày nay đi tiểu bị buốt, đi nhiều lần trong ngày. Ngày 18/8 có đi siêu âm tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp cơ sở 1 có kết quả là: tiền liệt tuyến: khó đánh giá, sơ bộ P ~ 30g, nhu mô có nốt vôi hoá. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ thế nghĩa là gì và có cần can thiệp phẫu thuật nội soi k?

Bác sĩ Đinh Quang Huy


Chào bác,
Theo như bác mô tả, rất có thể bác được thăm khám siêu âm khi bằng quang chưa thật sự căng nước tiểu nên tiền liệt tuyến khó đánh giá.
Vấn đề thứ 2, tiền liệt tuyến của bác khối lượng khoảng 30g, tuy nhiên triệu chứng tiểu buốt mới xảy ra từ mấy ngày nay, rất có thể bác bị nhiễm trùng đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến vì vậy bác nên dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để điều trị dứt điểm vấn đề này tránh gây viêm mạn tính.
Vấn đề thứ 3, tiền liệt tuyến 30g, nhu mô có nốt vôi hóa: nghĩa là bác đã bị phì đại tiền liệt tuyến, tuy nhiên bác không nhắc tới tình trạng tiểu khó, nên bác cần theo dõi thêm nếu sau điều trị nội khoa mà các triệu chứng của bác không đỡ hoặc bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần, thì khi ấy mới cân nhắc tới phẫu thuật bác nhé. Nốt vôi hóa TLT do lắng đọng calci trong nhu mô tiền liệt tuyến, rất hay gặp ở nam giới, thông thường không phải xử trí gì vì ít ảnh hưởng đến cơ thể.
Chúc bác sức khỏe!

Viêm tuyến tiền liệt


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bs ,e đi khám bệnh xét nghiệm dịch tuyến tiền liệt,máu,nước tiểu.. Thấy các chỉ số này cao hơn bt WBC là ++( 30) . tạp khuẩn +. HC(BLD) là 100 . như vậy có phải là viêm tuyến tiền liệt không. Nếu bị thì e đang o mức độ nào. Cách chữa trị ntn a. Cám ơn bs.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Không biết em bị triệu chứng gì mà đi khám có làm xét nghiệm dịch tuyến tiền liệt, máu và nước tiểu:

Với xét nghiệm thường quy, thì công thức máu có 17 chỉ số, theo trình tự đọc của máy như sau:

1 WBC (white blood cell): Bạch cầu.
2 NEUT (neurophil count hoặc neutrophils): Số lượng bạch cầu trung tính.
3 LYM (lymphocyte count hoặc lymphocytes): Số lượng bạch cầu Lympho.
4 MONO (MONOCYTE): Mono bào.
5 EOS (EOSINOPHIL): Đa nhân ái toan.
6 BASO (BASOPHIL): Đa nhân ái kiềm.
7 RBC (Red Blood Cell Count): Số lượng hồng cầu.
8 HGB = Hb (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố.
9 HCT (Hematocrit): Dung tích hồng cầu, khối hồng cầu.
10 MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu.
11 MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
12 MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
13 RDW (Red (cell) Distribution width): Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
14 PLT (platelet count): Số lượng tiểu cầu.
14 MPV (Mean platelet volume): Thể tích trung bình tiểu cầu.
15 PCT (Plateletcrit): Thể tích khối tiểu cầu.
16 PDW (Platelet disrabution width): Độ phân bố tiểu cầu.
17 Các xét nghiệm chuyên khoa thì có thể đề nghị làm thêm bộ 3 xét nghiệm chức năng đông cầm máu: TP (Prothrombin content), aPTT (activative Partial Thromboplastin Time) và Fibrinogen.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về chỉ số bạch cầù WBC

WBC là viết tắt của từ White Blood Cell: có nghĩa là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của thông số này là 4000 – 10000 bạch cầu/mm³ (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu). Khi chỉ số WBC này tăng hay giảm thì có thể biết được tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm:

– Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid.

– Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

Xét nghiệm nước tiểu
-Tạp khuẩn +
– HC (BLD) : 100
Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
bình thường không có
Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL

Vậy với hai xét nghiệm trên chưa thể kết luận được có viêm đường tiết niệu không.

Chúc em mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Với câu hỏi của em là tại sao dương vật của em không cương cứng khi quan hệ, cứng không được lâu, có thể em bị rối loạn cương dương.Em tìm hiểu nguyên nhân gây nên nhé

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dương vật cương cứng ít hoặc không thể cương cứng khi quan hệ tình dục. Đây cũng được xem là những biểu hiện điển hình của một số bệnh lý nam khoa như:

Liệt dương: Là hiện tượng dương vật không thể cương lên được trong quá trình giao hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của nam giới. Đây là một trong những vấn đề khiến cho nhiều nam giới mặc cảm, tự ti trước người bạn đời của mình.

Liệt dương thường được thể hiện qua các dấu hiệu như: dương vật hoàn toàn không thể cương cứng khi giao hợp, dương vật có cương cứng nhưng dễ xìu ngay sau đó, người bệnh mất hẳn cảm giác ham muốn,…

Ngoài ra, tình trạng dương vật không cương cứng khí quan hệ tình dục thường do một số nguyên nhân khác như:

Do tổn thương thần kinh, viêm dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh hay một số bệnh lý mãn tính… gây ảnh hưởng tới chức năng điều khiển của não xuống dương vật.

Do không cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, cánh mày râu sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá quá nhiều cũng sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông máu, động mạch dẫn máu vào dương vật sẽ bị thu hẹp và nghẹt đi nhiều hơn.

Sử dụng nhiều loại thuốc về tim mạch, thuốc an thần, trị trầm cảm, thuốc ngủ, chống dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu trong cơ thể và đến dương vật.

Áp lực công việc khiến cho nam giới luôn bị căng thẳng, lo lắng,…đều là nguyên nhân dẫn đến dương vật không cương cứng khi quan hệ.

Do lạm dụng quan hệ tình dục trong một thời gian dài. Thủ dâm quá nhiều và kéo dài có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của nam giới.

Tuỳ theo nguyên nhân gây ra mà việc điều trị rối loạn cương dương sẽ áp dụng liệu pháp tương ứng. Từ liệu pháp không dùng thuốc (tâm lý) đến các liệu pháp dùng thuốc, thậm chí đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.
Xác định được đúng nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương là một khâu hết sức quan trọng, vì như vậy mới có hướng điều trị có kết quả. Do vậy, em nên sớm đến các bệnh viện có chuyên khoa Nam khoa hoặc Ngoại tiết niệu để làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc chẩn đoán cũng như điều trị.

Chúc em mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Em xem mình có các triệu chứng sau không:

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính: thường xuyên muốn đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu khó, tiểu rắt, buốt, rát, có khi bí tiểu. Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như đau vùng trên xương mu, đau bẹn, bìu, tiểu khung, vùng chậu nhỏ và tầng sinh môn, vùng dưới thắt lưng, rối loạn chức năng cương dương, đau buốt khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính: Triệu chứng bệnh gần giống như viêm tuyến tiền liệt cấp tính nhưng tiến triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn. Biểu hiện của bệnh chủ yếu là sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn: trường hợp này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện, chỉ phát hiện khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe hoặc bệnh xảy ra biến chứng.

Với các xét nghiệm đó nhìn không rõ ràng,xét nghiệm đó không có triệu chứng trên không thể chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến được.

Chào em.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl