Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phổ biến, chiếm tới 1/8 các ca bị phụ khoa. Đó cũng chính là vấn đề thắc mắc mà chị em muốn nhận giải đáp cụ thể từ các bác sĩ, chuyên gia.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái, e thường bị đau vùng bụng dưới. Bác dĩ tư vấn e có nên mổ ko ạ? E mới lập gia đình và chưa có con ak
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Mọi sự chỉ định điều trị phải dựa trên cụ thể của từng bệnh nhân tổn thương thế nào ? Mức độ ra sao ? Nếu cần phẫu thuật thì bác sĩ sẽ cho chỉ định . Tuy nhiên nếu em mới lập gia đình cứ để tự nhiên và điều trị nội khoa trước đã.
Chúc em sức khỏe!
Đau vùng mông trái có phải do lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: Sam Nguyen
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 35 tuổi, đã có 1 bé gái 3 tuổi. Dạo gần đây vùng mông bên trái của tôi bỗng dưng đau nhức suốt cả ngày, nhất là khi đi và đứng, thường đau buốt vào buổi tối khi bắt đầu nằm xuống giường. Tôi không biết đó là bệnh gì, có phải là đau thần kinh tọa không? Bản thân tôi hơn 1 năm nay bị lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, có phải do đó mà biến chứng sang một dạng khác không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với triệu chứng dau vùng mông của bạn thì không khám sẽ không thể xác định đó là bệnh gì. Bạn hãy đi khám các nội dung sau: Chụp X-quang khung chậu thẳng – nghiêng với mục đích xác định bất thường nếu có ở khung xương chậu. Chụp X-quang cột sống vùng thắt lưng xem có tổn thương và từ tổn thương đó có thể chèn ép vào tủy sống gây tác động thần kinh. Siêu âm kiểm tra tử cung, phần phụ, kiểm tra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Nếu cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính vùng khung chậu dể chính xác hơn. Khi đó mới có thể xác định sơ bộ bị mắc bệnh gì.
Chúc bạn khỏe!
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản sau này không?
Câu hỏi bởi: Lana
Chào bác sĩ!
Năm nay em 24 tuổi, chưa có gia đình, kinh nguyệt đều, chu kỳ từ 33-35 ngày. Mỗi lần đến chu kỳ em thường bị hành kinh đau bụng, khó chịu, kèm theo biểu hiện đổ mồ hôi lạnh và nôn ói. Em có đi khám phụ khoa và được chẩn đoán là nang lạc tuyến buồng trứng phải – DAP d:43 mm, NMTC d:5 mm – E, cho kém buồng trứng phải d: (33 x 21) mm).
Bác sĩ khuyên không nên kế hoạch hóa khi có gia đình để tránh vô sinh và cho kèm theo 2 loại thuốc Perilac, Magnesi-B6 uống khi hành kinh đau bụng, không hẹn tái khám. Tuy nhiên em vẫn còn rất lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản sau này không? Có gây vô sinh cao không? Và cần thường xuyên đi tái khám không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Theo mô tả của em cho thấy em bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung có nghĩa là mô nội mạc tử cung bình thường nằm trong lòng tử cung, trong tình huống của em, mô tuyến nội mạc tử cung ở lạc chỗ, nằm tại buồng trứng nên gọi là lạc nội mạc tử cung buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng có thể gây xuất huyết nhiều lần và hình thành u nang, có thể đơn nang hoặc đa nang, trong nang chứa dịch máu lâu ngày giống như dịch thể màu Chocolate nên còn gọi là u nang Chocolate buồng trứng hay nang nội mạc tử cung buồng trứng.
Có 2 phương pháp chính để chữa trị là uống thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định. Căn cứ vào tuổi, tình trạng bệnh, vị trí và yêu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chữa trị.
Trong tình huống của em chưa lập gia đình nên bác sĩ đã chỉ định chữa trị nội khoa bằng thuốc. Em không nên lo lắng quá vì nếu em bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ tối thiểu hoặc nhẹ, em vẫn sẽ có 30% tới 60% cơ hội có thể mang thai trong vòng hai năm hoàn thành chữa trị. Nếu ở mức độ vừa phải, em sẽ có 60% cơ hội, và nếu ở mức độ nghiêm trọng, em sẽ có 35% cơ hội.
Để hạn chế đau bụng kinh em có thể sử dụng các biện pháp sau:
Chườm nước nóng: Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp em bớt đau bụng khi tử cung co bóp để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Đắp gừng tươi: Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp em giảm những cơn đau bụng kinh.
Dán cao hoặc xoa dầu: Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.
Massage nhẹ: Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Ngoài ra, em nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng trong những ngày hành kinh. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua…
Vì lạc nội mạc tử cung thường tái phát nên em cần đi khám thường xuyên để được theo dõi và điều chỉnh phương pháp chữa trị phù hợp, tăng khả năng có thai sau này của em.
Chúc em mạnh khỏe.
Nữ 30 tuổi hỏi về bệnh lạc nội mạc tử cung
Câu hỏi bởi: thudurian
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 30 tuổi, đã đẻ con bằng phương pháp mổ cách đây 3,5 năm. Hôm qua tôi thấy đau và đi khám vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh, thì bác sĩ chẩn đoán tôi bị lạc nội mạc tử cung bên trái, bên cạnh vết mổ đẻ, kích thước u lạc nội mạc là 26mm x 14 mm. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi phải làm thế nào với khối lạc đó? Có cần phải thăm khám để mổ không? Hay kích thước như thế vẫn nhỏ thì tôi vẫn sống chung ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Bản chất của bệnh là niêm mạc tử cung mọc sai vị trí, thường ở vùng chậu hông như: vòi trứng, buồng trứng, vách ngăn âm đạo trực tràng, rốn, hay vết mổ thành bụng. Ở vị trí mọc sai đó, lớp niêm mạc này cũng phát triển rồi bong ra gây chảy máu tại chỗ theo chu kỳ hành kinh giống như lớp niêm mạc ở tử cung. Vì không thấy lối thoát nên máu chảy gây đau, viêm tại chỗ tạo nang (hay u) tại chỗ lạc nội mạc ử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường xuyên tái phát, nên sau khi mổ bóc khối u rồi vẫn có thể tái phát. Do đó, chỉ chữa trị khi có tình trạng đau tác động nghiêm trọng đến cuộc sống, thứ nữa là khi có tác động đến việc mang thai, nếu bạn vẫn còn nhu cầu mang thai. Khối u của bạn hiện tại vẫn tương đối nhỏ và bạn mới bị đau, cũng chưa tác động nhiều tới cuộc sống thì bạn có thể chưa cần can thiệp. Bạn có thể giải đáp bác sĩ về việc uống thuốc và giảm các biểu hiện bệnh qua chế độ ăn uống, tập luyện. Cụ thể như sau:
Bạn nên chọn cho mình chế độ ăn với nhiều trái cây, rau, chất béo lành mạnh và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chất béo không lành mạnh để giảm mức độ viêm. Bên cạnh đó bạn nên tập thể dục rất hay vì khi tập thể dục não sẽ giải phóng Endorphins – một loại hoóc-môn làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn. Những kích thích tố tự nhiên này làm việc như thuốc giảm đau. Chỉ cần 10 phút tập những động tác thể dục vừa phải, cơ thể bạn đã sản sinh hóa chất này. Khi bệnh tiến triển nặng, chữa trị bằng thuốc không kết quả thì phải phẫu thuật để loại bỏ các nhân lạc nội mạc hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung cùng hai buồng trứng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hành kinh kéo dài sau sảy thai có phải lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: meo53
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi. Tháng rồi tôi vừa bị sảy thai tự nhiên lúc 8 tuần, không sử dụng thuốc gì cả. Ngày 21 tháng này (đúng 1 tháng sau sảy) tôi có kinh nguyệt lại, không đau bụng nhiều. 3 ngày đầu ra máu bình thường nhưng mấy ngày sau ra ngắt quãng. Từ ngày thứ 7 (tính từ lúc hành kinh) tới nay là ngày thứ 9, tôi vẫn còn ra huyết nhưng rất ít, phải lau giấy vệ sinh mới thấy được. Máu có màu nâu không mùi. Kèm theo tôi còn bị đau lưng. Có khi đau dọc sống lưng, có khi đau ngay thắt lưng, bụng hơi đau lâm râm. Hiện tôi rất hoang mang không biết sức khỏe mình thế nào. Không biết tôi có bị lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Một số biến chứng lớn sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:
Thủng buồng tử cung.
Rong kinh, băng huyết.
Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
Dính buồng tử cung thường triệu chứng kinh nguyệt ít, hoặc có thế không có hành kinh trở lại.
Sót rau triệu chứng ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.
Sót thai: sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.
Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.
Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng tác động tới khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ sau này.
Trường hợp của bạn là tình trạng xảy thai tư nhiên. Bạn có thể bị sót rau hoặc viêm nhiễm buồng tử cung sau khi sảy thai. Bạn nên đi khám kiểm tra ngay để để phòng biến chứng vô sinh sau này. Hiện tượng của bạn chắc không phải do lạc nội mạc tử cung vì bệnh lý này thường gây đau dữ dội tại các chu kỳ kinh. Do vậy bạn không nên lo lắng quá. Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái, e thường bị đau vùng bụng dưới. Bác dĩ tư vấn e có nên mổ ko ạ? E mới lập gia đình và chưa có con ak
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Mọi sự chỉ định điều trị phải dựa trên cụ thể của từng bệnh nhân tổn thương thế nào ? Mức độ ra sao ? Nếu cần phẫu thuật thì bác sĩ sẽ cho chỉ định . Tuy nhiên nếu em mới lập gia đình cứ để tự nhiên và điều trị nội khoa trước đã.
Chúc em sức khỏe!
Đau vùng mông trái có phải do lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: Sam Nguyen
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 35 tuổi, đã có 1 bé gái 3 tuổi. Dạo gần đây vùng mông bên trái của tôi bỗng dưng đau nhức suốt cả ngày, nhất là khi đi và đứng, thường đau buốt vào buổi tối khi bắt đầu nằm xuống giường. Tôi không biết đó là bệnh gì, có phải là đau thần kinh tọa không? Bản thân tôi hơn 1 năm nay bị lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, có phải do đó mà biến chứng sang một dạng khác không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với triệu chứng dau vùng mông của bạn thì không khám sẽ không thể xác định đó là bệnh gì. Bạn hãy đi khám các nội dung sau: Chụp X-quang khung chậu thẳng – nghiêng với mục đích xác định bất thường nếu có ở khung xương chậu. Chụp X-quang cột sống vùng thắt lưng xem có tổn thương và từ tổn thương đó có thể chèn ép vào tủy sống gây tác động thần kinh. Siêu âm kiểm tra tử cung, phần phụ, kiểm tra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Nếu cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính vùng khung chậu dể chính xác hơn. Khi đó mới có thể xác định sơ bộ bị mắc bệnh gì.
Chúc bạn khỏe!
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản sau này không?
Câu hỏi bởi: Lana
Chào bác sĩ!
Năm nay em 24 tuổi, chưa có gia đình, kinh nguyệt đều, chu kỳ từ 33-35 ngày. Mỗi lần đến chu kỳ em thường bị hành kinh đau bụng, khó chịu, kèm theo biểu hiện đổ mồ hôi lạnh và nôn ói. Em có đi khám phụ khoa và được chẩn đoán là nang lạc tuyến buồng trứng phải – DAP d:43 mm, NMTC d:5 mm – E, cho kém buồng trứng phải d: (33 x 21) mm).
Bác sĩ khuyên không nên kế hoạch hóa khi có gia đình để tránh vô sinh và cho kèm theo 2 loại thuốc Perilac, Magnesi-B6 uống khi hành kinh đau bụng, không hẹn tái khám. Tuy nhiên em vẫn còn rất lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản sau này không? Có gây vô sinh cao không? Và cần thường xuyên đi tái khám không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Theo mô tả của em cho thấy em bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung có nghĩa là mô nội mạc tử cung bình thường nằm trong lòng tử cung, trong tình huống của em, mô tuyến nội mạc tử cung ở lạc chỗ, nằm tại buồng trứng nên gọi là lạc nội mạc tử cung buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng có thể gây xuất huyết nhiều lần và hình thành u nang, có thể đơn nang hoặc đa nang, trong nang chứa dịch máu lâu ngày giống như dịch thể màu Chocolate nên còn gọi là u nang Chocolate buồng trứng hay nang nội mạc tử cung buồng trứng.
Có 2 phương pháp chính để chữa trị là uống thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định. Căn cứ vào tuổi, tình trạng bệnh, vị trí và yêu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chữa trị.
Trong tình huống của em chưa lập gia đình nên bác sĩ đã chỉ định chữa trị nội khoa bằng thuốc. Em không nên lo lắng quá vì nếu em bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ tối thiểu hoặc nhẹ, em vẫn sẽ có 30% tới 60% cơ hội có thể mang thai trong vòng hai năm hoàn thành chữa trị. Nếu ở mức độ vừa phải, em sẽ có 60% cơ hội, và nếu ở mức độ nghiêm trọng, em sẽ có 35% cơ hội.
Để hạn chế đau bụng kinh em có thể sử dụng các biện pháp sau:
Chườm nước nóng: Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp em bớt đau bụng khi tử cung co bóp để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Đắp gừng tươi: Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp em giảm những cơn đau bụng kinh.
Dán cao hoặc xoa dầu: Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.
Massage nhẹ: Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Ngoài ra, em nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng trong những ngày hành kinh. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua…
Vì lạc nội mạc tử cung thường tái phát nên em cần đi khám thường xuyên để được theo dõi và điều chỉnh phương pháp chữa trị phù hợp, tăng khả năng có thai sau này của em.
Chúc em mạnh khỏe.
Nữ 30 tuổi hỏi về bệnh lạc nội mạc tử cung
Câu hỏi bởi: thudurian
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 30 tuổi, đã đẻ con bằng phương pháp mổ cách đây 3,5 năm. Hôm qua tôi thấy đau và đi khám vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh, thì bác sĩ chẩn đoán tôi bị lạc nội mạc tử cung bên trái, bên cạnh vết mổ đẻ, kích thước u lạc nội mạc là 26mm x 14 mm. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi phải làm thế nào với khối lạc đó? Có cần phải thăm khám để mổ không? Hay kích thước như thế vẫn nhỏ thì tôi vẫn sống chung ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Bản chất của bệnh là niêm mạc tử cung mọc sai vị trí, thường ở vùng chậu hông như: vòi trứng, buồng trứng, vách ngăn âm đạo trực tràng, rốn, hay vết mổ thành bụng. Ở vị trí mọc sai đó, lớp niêm mạc này cũng phát triển rồi bong ra gây chảy máu tại chỗ theo chu kỳ hành kinh giống như lớp niêm mạc ở tử cung. Vì không thấy lối thoát nên máu chảy gây đau, viêm tại chỗ tạo nang (hay u) tại chỗ lạc nội mạc ử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường xuyên tái phát, nên sau khi mổ bóc khối u rồi vẫn có thể tái phát. Do đó, chỉ chữa trị khi có tình trạng đau tác động nghiêm trọng đến cuộc sống, thứ nữa là khi có tác động đến việc mang thai, nếu bạn vẫn còn nhu cầu mang thai. Khối u của bạn hiện tại vẫn tương đối nhỏ và bạn mới bị đau, cũng chưa tác động nhiều tới cuộc sống thì bạn có thể chưa cần can thiệp. Bạn có thể giải đáp bác sĩ về việc uống thuốc và giảm các biểu hiện bệnh qua chế độ ăn uống, tập luyện. Cụ thể như sau:
Bạn nên chọn cho mình chế độ ăn với nhiều trái cây, rau, chất béo lành mạnh và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chất béo không lành mạnh để giảm mức độ viêm. Bên cạnh đó bạn nên tập thể dục rất hay vì khi tập thể dục não sẽ giải phóng Endorphins – một loại hoóc-môn làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn. Những kích thích tố tự nhiên này làm việc như thuốc giảm đau. Chỉ cần 10 phút tập những động tác thể dục vừa phải, cơ thể bạn đã sản sinh hóa chất này. Khi bệnh tiến triển nặng, chữa trị bằng thuốc không kết quả thì phải phẫu thuật để loại bỏ các nhân lạc nội mạc hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung cùng hai buồng trứng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hành kinh kéo dài sau sảy thai có phải lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: meo53
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi. Tháng rồi tôi vừa bị sảy thai tự nhiên lúc 8 tuần, không sử dụng thuốc gì cả. Ngày 21 tháng này (đúng 1 tháng sau sảy) tôi có kinh nguyệt lại, không đau bụng nhiều. 3 ngày đầu ra máu bình thường nhưng mấy ngày sau ra ngắt quãng. Từ ngày thứ 7 (tính từ lúc hành kinh) tới nay là ngày thứ 9, tôi vẫn còn ra huyết nhưng rất ít, phải lau giấy vệ sinh mới thấy được. Máu có màu nâu không mùi. Kèm theo tôi còn bị đau lưng. Có khi đau dọc sống lưng, có khi đau ngay thắt lưng, bụng hơi đau lâm râm. Hiện tôi rất hoang mang không biết sức khỏe mình thế nào. Không biết tôi có bị lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Một số biến chứng lớn sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:
Thủng buồng tử cung.
Rong kinh, băng huyết.
Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
Dính buồng tử cung thường triệu chứng kinh nguyệt ít, hoặc có thế không có hành kinh trở lại.
Sót rau triệu chứng ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.
Sót thai: sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.
Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.
Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng tác động tới khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ sau này.
Trường hợp của bạn là tình trạng xảy thai tư nhiên. Bạn có thể bị sót rau hoặc viêm nhiễm buồng tử cung sau khi sảy thai. Bạn nên đi khám kiểm tra ngay để để phòng biến chứng vô sinh sau này. Hiện tượng của bạn chắc không phải do lạc nội mạc tử cung vì bệnh lý này thường gây đau dữ dội tại các chu kỳ kinh. Do vậy bạn không nên lo lắng quá. Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare