Đa nang buồng trứng có thể gặp ở độ tuổi trẻ như từ 18 đến 25 tuổi. Hội chứng này có thể sẽ gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc sinh sản trong tương lai. Dưới đây là những lời giải đáp từ chuyên gia về cách điều trị hội chứng này.
Bị đa nang buồng trứng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: nhung nhi nho
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi. Hôm nay, cháu đi khám Phụ khoa về và phát hiện mình bị đa nang buồng trứng. Bác sĩ nói cháu bị là do nội tiết của cháu, bây giờ cháu muốn chữa phải làm như thế nào ạ? Bác sĩ còn nói cháu chưa có chồng thì cứ kệ nó, bao giờ lấy chồng về sinh hoạt với chồng trong vòng 7 tháng mà không mang thai thì tới bệnh viện, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm của chồng và vợ rồi cho dùng thuốc kích trứng để đẻ. Nhưng mà cháu lo lắng lắm, vì cháu mới 21 tuổi, chưa có ý định lấy chồng sớm. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ và là một trong những lí do thường gặp nhất của vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khoảng 6%-10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20-25.
Triệu chứng lâm sàng:
Rối loạn kinh nguyệt. Kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
Rậm lông trên mặt và cơ thể. Đây là triệu chứng của tình trạng cường Androgen.
Mụn mọc ở mặt, lưng cũng rất thường gặp.
Béo phì.
Cháu không nên quá lo lắng, cháu cần phải đi khám thêm những lần sau đó để được kiểm tra chính xác nhất. Bị buồng chứng đa nang vẫn có thể có thai được (theo cách tự nhiên hoặc thụ tinh). Liệu pháp hormon ở dạng dùng thuốc tránh thai thường được sử dụng với thành công lớn trong việc quản lý các biểu hiện của buồng trứng đa nang, song cháu cần phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Sản. Nếu cháu tăng cân thì cháu có thể áp dụng các biện pháp giảm cân, sẽ giảm biểu hiện rối loạn nội tiết, tăng kết quả chữa trị hội chứng buồng chứng đa nang và khả năng thụ thai.
Chúc cháu sức khỏe!
21 tuổi bị đa nang buồng trứng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: thuhangtran
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ giới, năm nay con 21 tuổi, cháu bị đa nang buồng trứng 2 bên. Giờ cháu phải làm sao?
Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu nói cháu bị đa nang buồng trứng (buồng trứng đa nang) hai bên, nhưng cháu cho chúng tôi rất ít thông tin về tình hình bệnh của cháu. Không biết bệnh của cháu có được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ hay chưa? Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có giải đáp và cho cháu uống thuốc không? Không biết cháu có những triệu chứng gì trong các biểu hiện của buồng trứng đa nang như nồng độ Androgen cao, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít hoặc tắt kinh. Có thể có chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rụng trứng), có nhiều nang nhỏ chứa đầy dịch ở cả hai buồng trứng? Vì vậy, chúng tôi không thể giải đáp cụ thể cho cháu được. Buồng trứng đa nang là nhóm bệnh nội tiết phổ biến ở nữ. Bệnh có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh. Đây là lí do hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang có thể là do di truyền, do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt hàng ngày. Trước mắt, việc chữa trị của cháu chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bao gồm:
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, giảm thực phẩm có hàm lượng đường cao. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, trái cây tươi, uống trà thảo mộc…
– Ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm, không thức quá khuya, tránh làm việc quá sức, giảm thiểu căng thẳng.
– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt đòi hỏi cháu phải quyết tâm và kiên trì, được bác sĩ chuyên khoa Sản phụ theo dõi thường xuyên.
Tùy theo lí do gây bệnh của cháu, bác sĩ Sản phụ khoa sẽ có hướng chữa trị phù hợp. Khi cháu muốn lấy chồng và/hoặc muốn đẻ con, bác sĩ có thể cho cháu dùng thuốc tránh thai để điều chỉnh cho tới khi kinh nguyệt bình thường (thường dùng 3-6 tháng) thì ngừng uống thuốc. Nếu chữa trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng ít hiệu quả thì có thể cân nhắc phẫu thuật nội soi.
Chúc cháu khỏe!
Điều trị buồng trứng đa nang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay em gái cháu 17 tuổi và bị mất kinh 4 tháng rưỡi. Em gái cháu có đi khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương và trong phiếu siêu âm có ghi buồng trứng trái và phải có nhiều nang nhỏ, rậm lông nhẹ. Phải theo dõi buồng trứng đa nang và hẹn 6 tháng sau khám lại. Với bệnh án như vậy mong bác sĩ đưa ra các lời khuyên giúp em cháu để em cháu kịp thời điều trị?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hoóc-môn và kháng Insulin, gây nên rất nhiều biểu hiện. Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh không ổn định, ít. Sau 2 – 3 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên, nếu kinh nguyệt vẫn không đều, cần nghĩ nhiều đến hội chứng này. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc-môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều).
Theo đó, em bạn có nhiều khả nang bị buồng trứng đa nang. Em bạn nên đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi đã chẩn đoán xác định bệnh, em bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chữa trị phù hợp. Nếu đúng là bệnh này, em bạn cần cải thiện chế độ ăn và lối sống. Tập thể dục thường xuyên cũng có ích. Chú ý giảm cân, vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm biểu hiện. Có thể bác sĩ sẽ cho em bạn uống thuốc tránh thai dạng uống để điều hòa chu kỳ kinh. Thuốc này còn giúp cải thiện làn da và giúp giảm mọc lông. Cũng có thể em bạn cần uống thuốc chữa trị đái tháo thường để kiểm soát sự sản xuất Insulin và ổn định đường huyết. Ăn kiêng theo chế độ đái tháo đường cũng hữu ích vì hạn chế lượng đường vào cơ thể. Nếu em bạn lo lắng vì mọc lông quá nhiều và trở nên mặc cảm, có thể dùng phương pháp triệt lông bằng tia Laser. Phương pháp này ít nguy cơ và khá hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nên điều trị buồng trứng đa nang vào thời điểm nào?
Câu hỏi bởi: Vũ Trang
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, do kinh nguyệt không đều từ khi dậy thì nên cách đây 3 năm em có đi khám tai bệnh viện phụ sản Hà Nội. Các bác sĩ ở đây đã siêu âm, làm xét nghiệm nội tiết và cho em biết em bị buồng trứng đa nang và có uống thuốc nội tiết một thời gian. Bác sĩ có thể cho em hỏi là em có thể biết được tình trạng phát triển của các nang trứng không và nếu em chưa lấy chồng thì liệu việc chữa trị có mang lại kết quả không hay em nên lấy chồng rồi mới chữa trị ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hoóc-môn và kháng Insulin, gây nên rất nhiều biểu hiện. Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh không ổn định, ít. Sau 2 – 3 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên, nếu kinh nguyệt vẫn không đều, cần nghĩ nhiều đến hội chứng này. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc-môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều).
Việc chữa trị hội chứng buồng trứng đa nang có chỉ định ngay ở các trẻ vị thành niên vì nếu khám và chữa trị muộn, triệu chứng của hội chứng ngày càng điển hình, làm việc chữa trị khó khăn và ít hiệu quả. Thông thường việc khám và chữa trị có khác nhau ở những phụ nữ muốn và chưa muốn có thai, nhưng cùng chung một nguyên tắc là gây phóng noãn.
Trường hợp của bạn có thể được chữa trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Bạn nên chữa trị sớm nhất là trước khi lấy chồng vì hội chứng này có tác động tới việc mang thai của bạn sau này.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh buồng trứng đa nang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, em năm nay 24 tuổi. Do kinh nguyệt của e k đều nên năm ngoái e đi khám và phát hiện e bị buồng trứng đa nang. sau khi khám xong thì e có kinh đk khoảng 5 tháng, sau đó e mất kinh đến bây h( khoảng 9 tháng). E mới lấy chồng và mong muốn có con. Bác sỹ cho e hỏi e cần chữa như thế nào ạ?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào em. Như thông tin em cung cấp thì em phải đi khám, siêu âm và xét nghiệm nội tiết tố. Sau đó sẽ đề ra phác đồ điều trị cụ thể em nhé.
Chúc em sức khỏe!
Bị đa nang buồng trứng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: nhung nhi nho
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi. Hôm nay, cháu đi khám Phụ khoa về và phát hiện mình bị đa nang buồng trứng. Bác sĩ nói cháu bị là do nội tiết của cháu, bây giờ cháu muốn chữa phải làm như thế nào ạ? Bác sĩ còn nói cháu chưa có chồng thì cứ kệ nó, bao giờ lấy chồng về sinh hoạt với chồng trong vòng 7 tháng mà không mang thai thì tới bệnh viện, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm của chồng và vợ rồi cho dùng thuốc kích trứng để đẻ. Nhưng mà cháu lo lắng lắm, vì cháu mới 21 tuổi, chưa có ý định lấy chồng sớm. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ và là một trong những lí do thường gặp nhất của vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khoảng 6%-10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20-25.
Triệu chứng lâm sàng:
Rối loạn kinh nguyệt. Kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
Rậm lông trên mặt và cơ thể. Đây là triệu chứng của tình trạng cường Androgen.
Mụn mọc ở mặt, lưng cũng rất thường gặp.
Béo phì.
Cháu không nên quá lo lắng, cháu cần phải đi khám thêm những lần sau đó để được kiểm tra chính xác nhất. Bị buồng chứng đa nang vẫn có thể có thai được (theo cách tự nhiên hoặc thụ tinh). Liệu pháp hormon ở dạng dùng thuốc tránh thai thường được sử dụng với thành công lớn trong việc quản lý các biểu hiện của buồng trứng đa nang, song cháu cần phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Sản. Nếu cháu tăng cân thì cháu có thể áp dụng các biện pháp giảm cân, sẽ giảm biểu hiện rối loạn nội tiết, tăng kết quả chữa trị hội chứng buồng chứng đa nang và khả năng thụ thai.
Chúc cháu sức khỏe!
21 tuổi bị đa nang buồng trứng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: thuhangtran
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ giới, năm nay con 21 tuổi, cháu bị đa nang buồng trứng 2 bên. Giờ cháu phải làm sao?
Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu nói cháu bị đa nang buồng trứng (buồng trứng đa nang) hai bên, nhưng cháu cho chúng tôi rất ít thông tin về tình hình bệnh của cháu. Không biết bệnh của cháu có được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ hay chưa? Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có giải đáp và cho cháu uống thuốc không? Không biết cháu có những triệu chứng gì trong các biểu hiện của buồng trứng đa nang như nồng độ Androgen cao, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít hoặc tắt kinh. Có thể có chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rụng trứng), có nhiều nang nhỏ chứa đầy dịch ở cả hai buồng trứng? Vì vậy, chúng tôi không thể giải đáp cụ thể cho cháu được. Buồng trứng đa nang là nhóm bệnh nội tiết phổ biến ở nữ. Bệnh có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh. Đây là lí do hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang có thể là do di truyền, do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt hàng ngày. Trước mắt, việc chữa trị của cháu chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bao gồm:
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, giảm thực phẩm có hàm lượng đường cao. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, trái cây tươi, uống trà thảo mộc…
– Ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm, không thức quá khuya, tránh làm việc quá sức, giảm thiểu căng thẳng.
– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt đòi hỏi cháu phải quyết tâm và kiên trì, được bác sĩ chuyên khoa Sản phụ theo dõi thường xuyên.
Tùy theo lí do gây bệnh của cháu, bác sĩ Sản phụ khoa sẽ có hướng chữa trị phù hợp. Khi cháu muốn lấy chồng và/hoặc muốn đẻ con, bác sĩ có thể cho cháu dùng thuốc tránh thai để điều chỉnh cho tới khi kinh nguyệt bình thường (thường dùng 3-6 tháng) thì ngừng uống thuốc. Nếu chữa trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng ít hiệu quả thì có thể cân nhắc phẫu thuật nội soi.
Chúc cháu khỏe!
Điều trị buồng trứng đa nang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay em gái cháu 17 tuổi và bị mất kinh 4 tháng rưỡi. Em gái cháu có đi khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương và trong phiếu siêu âm có ghi buồng trứng trái và phải có nhiều nang nhỏ, rậm lông nhẹ. Phải theo dõi buồng trứng đa nang và hẹn 6 tháng sau khám lại. Với bệnh án như vậy mong bác sĩ đưa ra các lời khuyên giúp em cháu để em cháu kịp thời điều trị?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hoóc-môn và kháng Insulin, gây nên rất nhiều biểu hiện. Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh không ổn định, ít. Sau 2 – 3 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên, nếu kinh nguyệt vẫn không đều, cần nghĩ nhiều đến hội chứng này. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc-môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều).
Theo đó, em bạn có nhiều khả nang bị buồng trứng đa nang. Em bạn nên đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi đã chẩn đoán xác định bệnh, em bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chữa trị phù hợp. Nếu đúng là bệnh này, em bạn cần cải thiện chế độ ăn và lối sống. Tập thể dục thường xuyên cũng có ích. Chú ý giảm cân, vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm biểu hiện. Có thể bác sĩ sẽ cho em bạn uống thuốc tránh thai dạng uống để điều hòa chu kỳ kinh. Thuốc này còn giúp cải thiện làn da và giúp giảm mọc lông. Cũng có thể em bạn cần uống thuốc chữa trị đái tháo thường để kiểm soát sự sản xuất Insulin và ổn định đường huyết. Ăn kiêng theo chế độ đái tháo đường cũng hữu ích vì hạn chế lượng đường vào cơ thể. Nếu em bạn lo lắng vì mọc lông quá nhiều và trở nên mặc cảm, có thể dùng phương pháp triệt lông bằng tia Laser. Phương pháp này ít nguy cơ và khá hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nên điều trị buồng trứng đa nang vào thời điểm nào?
Câu hỏi bởi: Vũ Trang
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, do kinh nguyệt không đều từ khi dậy thì nên cách đây 3 năm em có đi khám tai bệnh viện phụ sản Hà Nội. Các bác sĩ ở đây đã siêu âm, làm xét nghiệm nội tiết và cho em biết em bị buồng trứng đa nang và có uống thuốc nội tiết một thời gian. Bác sĩ có thể cho em hỏi là em có thể biết được tình trạng phát triển của các nang trứng không và nếu em chưa lấy chồng thì liệu việc chữa trị có mang lại kết quả không hay em nên lấy chồng rồi mới chữa trị ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hoóc-môn và kháng Insulin, gây nên rất nhiều biểu hiện. Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh không ổn định, ít. Sau 2 – 3 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên, nếu kinh nguyệt vẫn không đều, cần nghĩ nhiều đến hội chứng này. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc-môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều).
Việc chữa trị hội chứng buồng trứng đa nang có chỉ định ngay ở các trẻ vị thành niên vì nếu khám và chữa trị muộn, triệu chứng của hội chứng ngày càng điển hình, làm việc chữa trị khó khăn và ít hiệu quả. Thông thường việc khám và chữa trị có khác nhau ở những phụ nữ muốn và chưa muốn có thai, nhưng cùng chung một nguyên tắc là gây phóng noãn.
Trường hợp của bạn có thể được chữa trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Bạn nên chữa trị sớm nhất là trước khi lấy chồng vì hội chứng này có tác động tới việc mang thai của bạn sau này.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh buồng trứng đa nang
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, em năm nay 24 tuổi. Do kinh nguyệt của e k đều nên năm ngoái e đi khám và phát hiện e bị buồng trứng đa nang. sau khi khám xong thì e có kinh đk khoảng 5 tháng, sau đó e mất kinh đến bây h( khoảng 9 tháng). E mới lấy chồng và mong muốn có con. Bác sỹ cho e hỏi e cần chữa như thế nào ạ?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào em. Như thông tin em cung cấp thì em phải đi khám, siêu âm và xét nghiệm nội tiết tố. Sau đó sẽ đề ra phác đồ điều trị cụ thể em nhé.
Chúc em sức khỏe!
Theo ViCare