Đau lưng, đau khớp cùng chậu và đau khớp gối là một số biểu hiện của bệnh lao khớp háng. Dưới đây là tuyển tập những lời khuyên và giải đáp của bác sĩ liên quan đến căn bệnh này.
Bị lao khớp háng có thể hồi phục, đi lại bình thường được không?
Câu hỏi bởi: Đức Thành
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi đã điều trị bệnh lao khớp háng được 8 tháng. Cháu muốn hỏi một số thông tin về lao khớp háng. Cháu bị đau từ tháng 10/2013 nhưng thời gian đầu không xác định được bệnh lao khớp nên chỉ uống kháng sinh và giảm đau. Đến khoảng thời gian tháng 02/2014 do đau không thể đi được nữa nên đã nhập viện 103 để chữa trị nhưng thời gian đầu các bác sĩ ở bệnh viện điều trị theo phác đồ viêm xương, phát hiện thấy phần mủ nên đã tiến hành mổ dẫn lưu và cạo đi phần sụn ở chỏm xương đùi. Tuy nhiên sau quá trình đó cháu vẫn thấy đau và tận đến tháng 5/2014 cháu mới được chuyển sang bệnh viện Lao và phổi Trung ương để điều trị bệnh lao khớp háng. Quá trình từ thời điểm đó đến nay cháu đã hết áp xe lạnh và không có hiện tượng xuất hiện mủ ở vùng khớp háng. Tuy nhiên theo lời bác sĩ trong quá trình khám định kỳ thì khớp háng của cháu bị dính và không ngồi cũng như co chân lên được. Hiện tại, sau quá trình 9 tháng chữa trị cháu thấy không đau như trước nữa, có thể thả nạng đi khoảng 50m tuy nhiên chỉ đi theo kiểu tập tễnh, chân bên đau ngắn hơn chân không đau một chút, lúc vận động mạnh lại đau.
Bác sĩ có thể cho cháu hỏi bây giờ cháu có thể tiến hành vật lý trị liệu (xoa bóp, bấm huyệt và các biện pháp cơ học vào khớp háng) được chưa? Liệu chân của cháu có hồi phục được không hay là phải tiến hành thay sụn phần chỏm xương đùi? Mong bác sĩ tư vấn thắc mắc của cháu.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Rõ ràng là tổn thương lao khớp háng đã làm tác động đến sự toàn vẹn của khớp háng, khiến cho khớp háng bị viêm, gây tổn thương bề mặt sụn khớp. Sau một thời gian chữa trị bệnh ngoại khoa theo hướng viêm xương và chữa trị nội khoa với tổn thương lao khớp háng bằng các thuốc chống lao đặc hiệu thì hiện nay khớp háng của cháu đã tiến triển khá hơn, tuy nhiên vẫn bị tác động do viêm dính khớp háng.
Để xử lý tình trạng này cháu có thể chữa trị phục hồi chức năng ở những bệnh viện có chuyên ngành Phục hồi chức năng. Tùy theo mức độ tổn thương khớp háng do lao mà chân của cháu có thể phục hồi được ít hay nhiều. Trước hết cháu nên kiên trì luyện tập phục hồi chức năng. Để biết chính xác, cháu có phải thay phần chỏm xương đùi hay không, cháu cần khám chuyên khoa Ngoại chấn thương để xác định cụ thể, chỉ nên chữa trị ngoại khoa khi các biện pháp chữa trị bảo tồn, chữa trị Nội khoa không có hiệu quả.
Chúc cháu sớm bình phục!
Đau lưng, khớp háng có phải bị lao khớp?
Câu hỏi bởi: Đạt
Chào bác sĩ.
Em năm nay 23 tuổi em bị đau lưng, khớp háng và khớp gối là nhiều. Em bị đau khá lâu từ lúc 18 tuổi, lúc đầu nghĩ em chỉ chơi thể thao quá mức nên đau. Trên da có nổi nhìn giống đường máu. Lúc thì đỡ lúc trắng bệt, đụng vào rất mỏng, xét nghiệm hla b27 (+). Em đang chữa lao phổi, liệu có bị cả lao khớp không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em không mô tả rõ các biểu hiện nhưng tôi thấy em có nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và tôi nghi ngờ biểu hiện đau lưng, đau khớp cùng chậu và đau khớp gối là do căn bệnh này gây nên. Khả năng lao khớp có thể xảy ra thứ phát sau lao phổi nhưng ít gặp. Cần chụp phim X-Quang để chẩn đoán bệnh cũng như để loại trừ tổn thương lao khớp. Khuyên em khám bác sĩ để được chẩn đoán, chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau khớp háng và có dấu hiệu đau bên trên chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: ngô cường
Chào bác sĩ!
Tôi bị đau khớp háng hơn 1 tháng nay, đã dùng thuốc giảm đau nay không đỡ, đau về phần mềm bên trên. Vậy bây giờ tôi nên chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đau khớp háng là triệu chứng của nhiều bệnh tại khớp háng như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, lao khớp háng… Đau có tính chất cơ học, đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, lan xuống dưới mặt trước trong đùi, đôi khi có thể xuống tận khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi.
Hạn chế vận động:
Giảm biên độ vận động khớp háng: ngày càng tăng dần và tác động đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, buộc dây giày, đi vệ sinh… Động tác gấp háng thường còn tốt, trong khi các động tác dạng, khép háng và đặc biệt là xoay bị tác động rất sớm.
Viêm khớp háng có triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp háng. Ngoài ra, cơn đau có thể lan đến các vị trí khác như đùi, mông hoặc đầu gối. Khớp háng bị cứng, cảm giác đau sau một giấc ngủ dài hoặc sau khi ngồi lâu. Cảm giác khó khăn khi dạng chân, bước đi hoặc thực hiện cách động tác như xoay hông, cúi người.
Đau xương chậu. Khi di chuyển có cảm giác lạo xạo phát ra từ khớp háng.
Lao khớp háng có các triệu chứng: Bệnh nhân đau, đi đứng hạn chế nhiều, các cơ ở đùi và mông teo rõ rệt, hạch nổi ở bẹn. Khám thấy các điểm đau của khớp háng, hạn chế các động tác, có thể có các ổ áp xe lạnh ở phần bẹn và mông. Các bệnh này rất khó phân biệt nếu chỉ dựa trên biểu hiện.
Tốt nhất là bạn nên đi khám để tìm lí do thì việc chữa trị mới có hiệu quả. Việc bạn dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa trị tận gốc được bệnh. Bạn nên đi khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Uống nước cam có ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp háng?
Câu hỏi bởi:
Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, cháu bị đau khớp háng trái đã hơn 2 năm nay, cháu đi khám nhiều nơi, qua nhiều phương pháp loại trừ như lao khớp háng… Bác sĩ kết luận cháu bị viêm khớp háng trái, nhưng cháu đã chữa trị nhiều đợt thuốc tây mà vẫn chưa khỏi, nay cháu chuyển sang chữa đông y đã được hơn 2 tháng. Thời gian này cháu lại có sở thích uống nước cam vì đang mùa cam nên cam cũng rẻ, Cho cháu hỏi uống nước cam hàng ngày có làm bệnh của cháu tồi tệ hơn không ạ? Cháu cảm ơn !
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu. Việc uống nước cam hằng ngày không tác động gì đến tình trạng viêm khớp háng. Do đó cháu có thể yên tâm thưởng thức món đồ uống ưa thích này. Chúc cháu mau khỏe!
Bị lao khớp háng có thể hồi phục, đi lại bình thường được không?
Câu hỏi bởi: Đức Thành
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi đã điều trị bệnh lao khớp háng được 8 tháng. Cháu muốn hỏi một số thông tin về lao khớp háng. Cháu bị đau từ tháng 10/2013 nhưng thời gian đầu không xác định được bệnh lao khớp nên chỉ uống kháng sinh và giảm đau. Đến khoảng thời gian tháng 02/2014 do đau không thể đi được nữa nên đã nhập viện 103 để chữa trị nhưng thời gian đầu các bác sĩ ở bệnh viện điều trị theo phác đồ viêm xương, phát hiện thấy phần mủ nên đã tiến hành mổ dẫn lưu và cạo đi phần sụn ở chỏm xương đùi. Tuy nhiên sau quá trình đó cháu vẫn thấy đau và tận đến tháng 5/2014 cháu mới được chuyển sang bệnh viện Lao và phổi Trung ương để điều trị bệnh lao khớp háng. Quá trình từ thời điểm đó đến nay cháu đã hết áp xe lạnh và không có hiện tượng xuất hiện mủ ở vùng khớp háng. Tuy nhiên theo lời bác sĩ trong quá trình khám định kỳ thì khớp háng của cháu bị dính và không ngồi cũng như co chân lên được. Hiện tại, sau quá trình 9 tháng chữa trị cháu thấy không đau như trước nữa, có thể thả nạng đi khoảng 50m tuy nhiên chỉ đi theo kiểu tập tễnh, chân bên đau ngắn hơn chân không đau một chút, lúc vận động mạnh lại đau.
Bác sĩ có thể cho cháu hỏi bây giờ cháu có thể tiến hành vật lý trị liệu (xoa bóp, bấm huyệt và các biện pháp cơ học vào khớp háng) được chưa? Liệu chân của cháu có hồi phục được không hay là phải tiến hành thay sụn phần chỏm xương đùi? Mong bác sĩ tư vấn thắc mắc của cháu.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Rõ ràng là tổn thương lao khớp háng đã làm tác động đến sự toàn vẹn của khớp háng, khiến cho khớp háng bị viêm, gây tổn thương bề mặt sụn khớp. Sau một thời gian chữa trị bệnh ngoại khoa theo hướng viêm xương và chữa trị nội khoa với tổn thương lao khớp háng bằng các thuốc chống lao đặc hiệu thì hiện nay khớp háng của cháu đã tiến triển khá hơn, tuy nhiên vẫn bị tác động do viêm dính khớp háng.
Để xử lý tình trạng này cháu có thể chữa trị phục hồi chức năng ở những bệnh viện có chuyên ngành Phục hồi chức năng. Tùy theo mức độ tổn thương khớp háng do lao mà chân của cháu có thể phục hồi được ít hay nhiều. Trước hết cháu nên kiên trì luyện tập phục hồi chức năng. Để biết chính xác, cháu có phải thay phần chỏm xương đùi hay không, cháu cần khám chuyên khoa Ngoại chấn thương để xác định cụ thể, chỉ nên chữa trị ngoại khoa khi các biện pháp chữa trị bảo tồn, chữa trị Nội khoa không có hiệu quả.
Chúc cháu sớm bình phục!
Đau lưng, khớp háng có phải bị lao khớp?
Câu hỏi bởi: Đạt
Chào bác sĩ.
Em năm nay 23 tuổi em bị đau lưng, khớp háng và khớp gối là nhiều. Em bị đau khá lâu từ lúc 18 tuổi, lúc đầu nghĩ em chỉ chơi thể thao quá mức nên đau. Trên da có nổi nhìn giống đường máu. Lúc thì đỡ lúc trắng bệt, đụng vào rất mỏng, xét nghiệm hla b27 (+). Em đang chữa lao phổi, liệu có bị cả lao khớp không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em không mô tả rõ các biểu hiện nhưng tôi thấy em có nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và tôi nghi ngờ biểu hiện đau lưng, đau khớp cùng chậu và đau khớp gối là do căn bệnh này gây nên. Khả năng lao khớp có thể xảy ra thứ phát sau lao phổi nhưng ít gặp. Cần chụp phim X-Quang để chẩn đoán bệnh cũng như để loại trừ tổn thương lao khớp. Khuyên em khám bác sĩ để được chẩn đoán, chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau khớp háng và có dấu hiệu đau bên trên chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: ngô cường
Chào bác sĩ!
Tôi bị đau khớp háng hơn 1 tháng nay, đã dùng thuốc giảm đau nay không đỡ, đau về phần mềm bên trên. Vậy bây giờ tôi nên chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đau khớp háng là triệu chứng của nhiều bệnh tại khớp háng như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, lao khớp háng… Đau có tính chất cơ học, đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, lan xuống dưới mặt trước trong đùi, đôi khi có thể xuống tận khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi.
Hạn chế vận động:
Giảm biên độ vận động khớp háng: ngày càng tăng dần và tác động đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, buộc dây giày, đi vệ sinh… Động tác gấp háng thường còn tốt, trong khi các động tác dạng, khép háng và đặc biệt là xoay bị tác động rất sớm.
Viêm khớp háng có triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp háng. Ngoài ra, cơn đau có thể lan đến các vị trí khác như đùi, mông hoặc đầu gối. Khớp háng bị cứng, cảm giác đau sau một giấc ngủ dài hoặc sau khi ngồi lâu. Cảm giác khó khăn khi dạng chân, bước đi hoặc thực hiện cách động tác như xoay hông, cúi người.
Đau xương chậu. Khi di chuyển có cảm giác lạo xạo phát ra từ khớp háng.
Lao khớp háng có các triệu chứng: Bệnh nhân đau, đi đứng hạn chế nhiều, các cơ ở đùi và mông teo rõ rệt, hạch nổi ở bẹn. Khám thấy các điểm đau của khớp háng, hạn chế các động tác, có thể có các ổ áp xe lạnh ở phần bẹn và mông. Các bệnh này rất khó phân biệt nếu chỉ dựa trên biểu hiện.
Tốt nhất là bạn nên đi khám để tìm lí do thì việc chữa trị mới có hiệu quả. Việc bạn dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa trị tận gốc được bệnh. Bạn nên đi khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Uống nước cam có ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp háng?
Câu hỏi bởi:
Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, cháu bị đau khớp háng trái đã hơn 2 năm nay, cháu đi khám nhiều nơi, qua nhiều phương pháp loại trừ như lao khớp háng… Bác sĩ kết luận cháu bị viêm khớp háng trái, nhưng cháu đã chữa trị nhiều đợt thuốc tây mà vẫn chưa khỏi, nay cháu chuyển sang chữa đông y đã được hơn 2 tháng. Thời gian này cháu lại có sở thích uống nước cam vì đang mùa cam nên cam cũng rẻ, Cho cháu hỏi uống nước cam hàng ngày có làm bệnh của cháu tồi tệ hơn không ạ? Cháu cảm ơn !
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu. Việc uống nước cam hằng ngày không tác động gì đến tình trạng viêm khớp háng. Do đó cháu có thể yên tâm thưởng thức món đồ uống ưa thích này. Chúc cháu mau khỏe!
Theo ViCare