Những dạng đặc trưng của viêm phổi do nấm


4,226
1
1
Xu
53
Có nhiều loại nấm có thể gây ra bệnh ở phổi như Candida, Aspergillus, Mucor, Cryptococcus nhưng thường gặp hơn cả là các loài nấm Aspergillus. Những lý giải dưới đây từ chuyên gia sẽ giải thích cặn kẽ về đặc điểm của từng loại nấm này và hậu quả do chúng gây ra.

Bị viêm phổi cấp 2, khó thở, nặng ngực


Câu hỏi bởi: Danh Nguyễn

Chào bác sĩ!

Em là nam, 25 tuổi, có hút thuốc. Cách đây 2 tuần em có đi khám thì có bệnh là viêm phổi cấp 2, trong cổ họng có nổi những hạt mụn có mũ to bằng hạt đậu xanh. Sau khi dùng thuốc 2 tuần thì thấy những hạt mụn mũ giảm và nhỏ đi rõ rệt nhưng em vẫn cẩm thấy khó thở và nặng ngực và cảm giác thở mệt mỏi.

Mong bác sĩ giải đáp giúp em!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bạn nên tiếp tục dùng thuốc theo phác đồ chữa trị, nếu đã hết lộ trình thì tái khám và thực hiện tiếp y lệnh mà bác sĩ đã kê. Vì chữa trị viêm phổi cần phải có thời gian chữa trị tấn công và duy trì liều lượng đủ cần sau khi bệnh đã có triệu chứng lui. Triệu chứng khó thở và nặng ngực là những dấu hiệu của bệnh, bệnh mới tạm dừng lại chứ chưa phải là bắt đầu khỏi.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Chế độ điều trị bệnh viêm phổi thùy trái


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em được chẩn đoán bị viêm phổi thùy phải. Bác sĩ cho em hỏi chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và chữa trị bệnh viêm phổi thùy như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Viêm phổi thùy là tình trạng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, thường xảy ra ngoài cộng đồng. Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm nhưng không phải do trực khuẩn lao. Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện điển hình như sốt cao, rét run, đau ngực, ho, khó thở, có hội chứng đông đặc ở đáy phổi, ran ẩm, ran nổ bên tổn thương. Bạn được chẩn đoán là viêm phổi thùy nhưng không biết tình trạng của bạn bị bao nhiêu ngày và mức độ như thế nào? Bạn nên:

Nghỉ ngơi tại chỗ, chế độ ăn uống dễ tiêu và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, súc họng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày, sáng, tối.

Sử dụng kháng sinh hợp lý ít nhất 07 ngày đến 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra nên giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, loại bỏ các yếu tố kích thích độc hại như rượu, thuốc lá, thuốc lào.

Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau khi sốt cao.

Bù nước và điện giải.

Đồng thời bạn nên đi khám chuyên khoa Nội hoặc Truyền nhiễm để có thể được theo dõi và có phương pháp chữa trị hợp lý nhất.

Chúc bạn mau khỏe.

Bé 8 tháng tuổi bị bại não và viêm phổi nặng, cách chữa trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sĩ!

Em có cháu được 8 tháng tuổi, nặng 7kg. Từ khi sinh ra là cháu khóc cả ngày và đêm. Đi khám bác sĩ bệnh viện nhi đồng 1 và 2 đều chuẩn đoán cháu bị bại não (kèm theo cháu viêm phổi nặng). Hiện giờ cháu vẫn khóc và kèm theo chứng gòng cứng người, tay chân ít cử động. Bác sĩ cho em lời khuyên về cách chữa trị cho cháu.

Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bệnh bại não là khiếm khuyết trong quá trình hình thành và phát triển não bộ, bệnh hiện chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Để hỗ trợ cho các phương thức điều trị có thể bạn tăng cường cho bé sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có chứa nhiều DHA, và Omega-3 để tăng cường sự phát triển của não bộ.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Bị viêm phổi thuỳ, tiêm Essenzon và Genta 6 ngày rồi mà thấy có nhiều đờm hơn, thở khò khè hơn


Câu hỏi bởi: thuhuong

Chào bác sĩ.

Cháu bị viêm phổi thuỳ. Cháu đang được bác sĩ tiêm Essenzon và Genta. Uống cùng với 2 loại thuốc nữa nhưng cháu tiêm 6 ngày rồi mà thấy có nhiều đờm hơn, thở khò khè hơn. Giờ cháu phải làm gì ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu.

Essenzon có thành phần là cefoperazone là kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3 thuộc họ beta-lactam thường được sử dụng kết hợp với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid như Gentamicin sulfat để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm trong đó có bệnh viêm phổi. Nguyên tắc khi sử sụng kháng sinh là phải dùng kháng sinh đủ thời gian mới đạt được tác dụng thông thường không dưới 5 ngày. Hiện tại cháu đã tiêm thuốc được 6 ngày thấy có nhiều đờm hơn, thở khò khè hơn, cháu nên liên hệ lại với bác sĩ chữa trị có thể sẽ phải thay đổi loại kháng sinh đang sử dụng.

Chúc cháu mạnh khoẻ!

Thường bị ho nhưng không dai dẳng, chỉ một vài tiếng hơi nặng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi thường bị ho nhưng không dai dẳng, chỉ thỉnh thoảng ho một vài tiếng hơi nặng. Vậy đó là loại ho gì? Và dùng thuốc nào thì có hiệu quả?

Xin cảm ơn!

Chào bạn.

Ho do rất nhiều lí do. Bạn cung cấp thêm nhiều thông tin nữa thì bác sĩ mới có thể giải đáp chính xác như bạn bao nhiêu tuổi? Hút thuốc lá? Làm nghề gì? Thường bị ho như vậy bao lâu? Khi ho có khạc đờm không? Bạn có dùng thuốc huyết áp như Conversyl không? Nếu bạn lớn tuổi, ho trên 3 tháng kèm khạc đờm, sút cân không rõ lí do trong vòng 3 tháng nay thì nghĩ nghiều đến viêm phổi do lao. Bạn nên đến chuyên khoa Hô hấp để khám.

Nếu bạn lớn tuổi và hút thuốc lá vài ba chục năm nay. Bạn có thể bị viêm phế quản mãn tính hoặc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, các bệnh viêm xoang mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng mãn tính, hen phế quản tiềm ẩn… cũng có thể gây ho giống bạn. Thuốc huyết áp kể trên uống lâu ngày thường xuyên gây ho do thuốc. Cần thay đổi thuốc huyết áp sẽ hết ho. Bạn nên làm theo chỉ dẫn trên đây và dùng thuốc theo đơn bác sĩ.

Chúc bạn sớm khoẻ!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl