Đối tượng thường gặp tay – chân – miệng phổ biến nhất là trẻ nhỏ, đây cũng là đối tượng dễ bị tổn thương và cần có sự chăm sóc cẩn thận. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bố mẹ có cách điều trị bệnh thật tốt nếu như con mắc phải căn bệnh này.
Bé 2 tuổi bị tay – chân – miệng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: mickey nhatnam
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi 2 tuổi, bị bệnh tay chân miệng mới phát hiện. Trong miệng bé nổi nhiều mụn nước, tay chân chỉ nổi chấm đỏ, mới dùng thuốc. Vậy đến khi nào bệnh mới khỏi thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân tay miệng. Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5-10 ngày, tuy nhiên một số tình huống bệnh diễn biến nặng khi có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.
Các tình huống nặng do EV71. Điều trị bệnh tay chân miệng: Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ chữa trị hỗ trợ ( chỉ chữa trị kháng sinh khi có bội nhiễm). Bảo đảm tốt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Theo dõi sát, phát hiện nếu có biến chứng đưa ngay trẻ đến viện. Theo dõi trẻ dựa vào các phân độ lâm sàng như sau:
Độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình
2A: Giật mình ít: Chỉ ghi nhận qua khai thác bệnh sử.
2B: Giật mình nhiều: ghi nhận được khi khám và ≥ 2 lần/30 phút hoặc giật mình kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
Run chi liên tục
Đi loạng choạng
Ngủ gà sau khi loại trừ hạ đường huyết
Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt)
Sốt cao trên 39,5oC (nhiệt độ hậu môn) và không hạ nhiệt sau khi uống thuốc hạ sốt.
Yếu liệt chi
Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm)
Khó thở: thở nhanh, rút ngực lõm, SpO2 < 92% không oxy
Mạch nhanh > 170 lần/phút hoặc tăng huyết áp d)
Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục
Phù phổi cấp
Truỵ mạch
SpO2<92% với oxy qua cannulla 6 lít/phút
Với độ 1: trẻ chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương da thì trẻ chỉ cần chữa trị tại nhà hoặc theo dõi tại y tế cơ sở. Dinh dưỡng đủ, lau mát khi sốt nhẹ và dùng hạ sốt khi sốt cao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi tránh các kích thích, vệ sinh răng miệng. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày của bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu như nặng ( từ độ 2 trở đi) sốt cao, thở nhanh, rung giật cơ, quấy khóc, bứt rứt, co giật, hôn mê, da nổi vân tím…đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc bé nhanh khỏe.
Bé 20 tháng đang bị tay chân miệng có tiêm vacxin 5 trong 1 được không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em hoang mang quá. Ngày mai 25/7/2014 là ngày con em 20 tháng tuổi đi tiêm vacxin 5 trong1 (mũi 4) mà cháu đang bị tay chân miệng được độ 1 được 5 ngày rồi. Cháu hiện tại không sốt. Vậy có thể cho cháu đi tiêm được không ạ? Rất mong nhận được sự hồi âm sớm của bác sĩ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói cháu bị tay chân miệng được 5 ngày, cháu không sốt nhưng tôi không biết là cháu hết sốt được mấy ngày, các tổn thương của bệnh tay chân miệng như thế nào, theo tôi cháu nhà bạn vừa bị bệnh do virus nên bạn nên cho cháu đi tiêm phòng sau khi khỏi bệnh khoảng hai tuần.
Chúc sức khỏe!
Trẻ bị bệnh tay chân miệng và biếng ăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin bác sĩ cho em biết cháu bé nhà em được 18 tháng mới được có 9,5 kg là có đạt tiêu chuẩn cân nặng so với tháng tuổi không ạ. Cháu bé nhà em rất biếng ăn và đang bị bệnh tay chân miệng. Xin bác sĩ cho em biết làm thế nào cho bé hết biếng ăn ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ được 18 tháng tuổi là từ 8,5 kg đến 11,5 kg. Do đó, bé nhà bạn được 9,5 kg là đạt tiêu chuẩn về cân nặng.
Hiện tại cháu bé đang bị bệnh tay chân miệng, tình trạng bệnh làm cho trẻ khó chịu, sức khỏe sa sút nên trẻ thường bỏ bú, ăn uống kém hơn so với bình thường. Sau khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường. Nếu trẻ thường xuyên biếng ăn, bạn nên chế biến đồ ăn cho trẻ sao cho thật bắt mắt chẳng hạn như món cháo của bé có màu xanh của rau, màu đỏ của thịt hoặc màu vàng của trứng,… để thu hút trẻ, làm cho trẻ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời với chế độ ăn mỗi bữa có đủ rau, thịt, cá, trứng,… sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra bạn cần cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, không nên cho trẻ nghịch hay chơi trò chơi trong khi ăn vì nếu không sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ mà mỗi lần bạn cho bé ăn cũng sẽ vất vả hơn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây nên. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề như: viêm phổi, viêm não,… Vì vậy, bạn càng phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vì trẻ biếng ăn nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu bé có các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C, li bì hay khó thở, tím tái bạn cần phải đưa cháu đến bệnh viện ngay.
Chúc bé mau khỏe!
Bé trai 1 tuổi bị nổi mẩn không rõ thủy đậu hay bệnh tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: Bảo Lâm
Chào bác sĩ.
Tôi có con trai mới tròn 1 tuổi, 4 hôm nay tự dưng cháu bị nổi những nốt tròn như muỗi đốt, lại còn cứng nữa, lúc đầu nổi ở eo, sau đó lan ra lưng, rồi xuống 2 bên đùi, bên bụng dưới cũng có. Bây giờ những nốt đó còn vỡ ra nước. Cháu không bị sốt. Cách đây 2 tuần, tôi có cho con ăn cháo hến, người thì nói cháu bị dị ứng cháo hến, nhưng trước đây tôi cho con ăn cháo trai và cháo ngao thì không việc gì. Có người lại nói là cháu bị thuỷ đậu. Đi khám thì bác sĩ bảo rằg phải theo dõi vì nghi là bệnh tay chân miệng. Hiện giờ tôi chỉ bôi thuốc xanh Methylen lên những nốt đó chứ chưa dám cho con dùng thuốc gì. Tình hình là như thế, mong bác sĩ tư vấn sớm giúp tôi được biết con tôi bị làm sao và cách chữa trị thế nào? Tôi rất lo lắng.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em:
Em xem lại những thông tin cung cấp sau đây có phải con em bị thủy đậu hay Tay – Chân – Miệng hay không
1. Bệnh thủy đậu:
Thời kỳ ủ bệnh: 14 ngày (thay đổi từ 10-23 ngày).
Tiền biểu hiện: Tiền triệu thì tuỳ tình huống rõ nhiều hay ít: nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình ở trẻ em tiền triệu nhẹ hoặc không thấy, ở người lớn thường rõ hơn.
Giai đoạn toàn phát: Sau 24-36h khi có tiền triệu xuất hiện sốt vừa phải và phát ban.
Vị trí, phân bố: Tổn thương ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi. Mọc nhiều ở vùng ít tỳ ép như: vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dầy đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Bàn chân và bàn tay hiếm khi bị.
Ngoại ban ban đầu dạng vết chấm, sẩn (thường không quan sát thấy), có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mun nước(trong 24-48h), mụn nước như ‘giọt nước’ hoặc ‘giọt sương’ trên cánh hoa hồng, nông, thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh. Thường kèm theo có ngứa.
Mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm rốn và nhanh chóng trở thành mụn mủ, màu mủ trắng mịn, và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8-12h. Vẩy tiết rụng sau 1-3 tuần, khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.
Tính chất nhiều lứa tuổi: Vì phát ban rải ra thành những đợt liên tiếp người ta thấy cùng một lúc đồng thời có tất cả các thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau: sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết (dấu hiệu đặc trưng).
Niêm mạc: Có mụn nước (thường không quan sát được), tiếp sau là trợt nông (2-3mm) thường gặp nhất ở vòm khẩu cái nhưng cũng có khi xuất hiện ở niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng, thanh quản, khí quản, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, âm đạo, ban gây vết trợt khó chịu, mất đi trong 6 – 8 ngày.
Toàn thân: sốt nhẹ. mệt mỏi nhẹ. Nếu bội nhiễm có hạch sưng.
2. Bệnh Tay – Chân – Miệng
Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày. Tiền biểu hiện: 12 – 24h sốt nhẹ (38 – 39 độ C), gai rét, đau bụng, biểu hiện viêm đường hô hấp trên. Thường có từ 5 – 10 vết loét ở niêm mạc miệng, đau làm cho trẻ kém ăn. Một vài đến 100 tổn thương da xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau tổn thương miệng, có thể đau hoặc không. Tổn thương da: Niêm mạc: trợt niêm mạc miệng, thường xuất hiện nhiều nhất ở vòm cứng, lưỡi và niêm mạc miệng. Thương tổn ban đầu là rát đỏ hoặc sẩn đỏ, kích thước 2-8 mm sau đó thành mụn nước mềm, thành mỏng dễ vỡ, màu xám, xung quanh có quầng đỏ.
Giai đoạn mụn nước ngắn hiếm khi nhìn thấy, mụn nước vỡ để lại vết chợt nông có quầng đỏ xung quanh, nhiều thương tổn nhỏ có thể liên kết thành thương tổn lớn.
Vị trí thường gặp ở bàn tay, bàn chân; hiếm gặp ở gốc chi, mông, sinh dục. Ban đầu là những sẩn hoặc dát 2-8mm, nhanh chóng trở thành mụn nước.
Tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không vỡ; ở những vị trí khác mụn nước có thể vỡ để lại vết trợt, vảy tiết. Tổn thương lành không để lại sẹo.
Tổn thương niêm mạc miệng: dát, mụn nước, vết loét nhỏ 5-10 mm, xung quanh có quầng viêm đỏ, đau.
Vị trí: Vòm miệng cứng, lưỡi, niêm mạc má. Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, gai rét, đau họng. Ngoài ra, có thể sốt cao, mệt mỏi, nôn, ỉa chảy, đau khớp.
Nhiễm Enterovirus 71 có thể có CNS (viêm màng não nước trong, viêm não, viêm não màng não, liệt mềm), biểu hiện phổi.
Theo thông tin em cung cấp con em không mắc phải 2 bệnh trên. Trong bệnh cảnh như vậy cháu có thể bị viêm da do liên cầu khuẩn, em bôi dung dịch xanh Methylen là đúng. Nếu cháu có kèm theo sốt thì phải tới bác sĩ Nhi – Nhiễm để kiểm tra lại.
Chúc em nuôi con mạnh khỏe!
Bé bị mụn nước ở bắp chân và tay, có phải bé bị bệnh chân tay miệng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có 1 con gái 4 tháng tuổi. Hai ngày nay tôi thấy cháu có mụn nước ở phần bắp chân và tay. Vậy con tôi có phải mắc bệnh tay chân miệng không ạ? Điều này có ảnh hưởng gì đến cháu không, thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Chứng mụn nước ở bắp chân và tay có thể do nguyên nhân tiêu hóa không tốt hoặc do côn trùng đốt.
Biểu hiện của chân tay miệng là:
Giai đoạn ủ bệnh là từ 3-7 ngày tiếp đến là giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ mệt mỏi, biếng ăn tiêu chảy vài lần trong ngày.
Sau đó đến giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng: loét miệng, phát ban, phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, xung quanh miệng.
Để biết chính xác bệnh của cháu bạn nên đưa cháu đến bệnh viện, phòng khám Trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán xem cháu có phải bị chân tay miệng không còn điều trị kịp thời. Trong thời gian này cháu còn đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ phải ăn uống đủ chất để khi con bú đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cháu.
Trong thời gian cháu bị bệnh bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho cháu. Ngoài ra phải vệ sinh môi trường nhà ở, đồ chơi, chăn màn để bảo vệ sức khỏe cho cháu.
Chúc bạn thành công trong công việc, chăm sóc sức khỏe cho bé.
Bé 2 tuổi bị tay – chân – miệng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: mickey nhatnam
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi 2 tuổi, bị bệnh tay chân miệng mới phát hiện. Trong miệng bé nổi nhiều mụn nước, tay chân chỉ nổi chấm đỏ, mới dùng thuốc. Vậy đến khi nào bệnh mới khỏi thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân tay miệng. Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5-10 ngày, tuy nhiên một số tình huống bệnh diễn biến nặng khi có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.
Các tình huống nặng do EV71. Điều trị bệnh tay chân miệng: Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ chữa trị hỗ trợ ( chỉ chữa trị kháng sinh khi có bội nhiễm). Bảo đảm tốt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Theo dõi sát, phát hiện nếu có biến chứng đưa ngay trẻ đến viện. Theo dõi trẻ dựa vào các phân độ lâm sàng như sau:
Độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình
2A: Giật mình ít: Chỉ ghi nhận qua khai thác bệnh sử.
2B: Giật mình nhiều: ghi nhận được khi khám và ≥ 2 lần/30 phút hoặc giật mình kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
Run chi liên tục
Đi loạng choạng
Ngủ gà sau khi loại trừ hạ đường huyết
Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt)
Sốt cao trên 39,5oC (nhiệt độ hậu môn) và không hạ nhiệt sau khi uống thuốc hạ sốt.
Yếu liệt chi
Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm)
Khó thở: thở nhanh, rút ngực lõm, SpO2 < 92% không oxy
Mạch nhanh > 170 lần/phút hoặc tăng huyết áp d)
Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục
Phù phổi cấp
Truỵ mạch
SpO2<92% với oxy qua cannulla 6 lít/phút
Với độ 1: trẻ chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương da thì trẻ chỉ cần chữa trị tại nhà hoặc theo dõi tại y tế cơ sở. Dinh dưỡng đủ, lau mát khi sốt nhẹ và dùng hạ sốt khi sốt cao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi tránh các kích thích, vệ sinh răng miệng. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày của bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu như nặng ( từ độ 2 trở đi) sốt cao, thở nhanh, rung giật cơ, quấy khóc, bứt rứt, co giật, hôn mê, da nổi vân tím…đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc bé nhanh khỏe.
Bé 20 tháng đang bị tay chân miệng có tiêm vacxin 5 trong 1 được không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em hoang mang quá. Ngày mai 25/7/2014 là ngày con em 20 tháng tuổi đi tiêm vacxin 5 trong1 (mũi 4) mà cháu đang bị tay chân miệng được độ 1 được 5 ngày rồi. Cháu hiện tại không sốt. Vậy có thể cho cháu đi tiêm được không ạ? Rất mong nhận được sự hồi âm sớm của bác sĩ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói cháu bị tay chân miệng được 5 ngày, cháu không sốt nhưng tôi không biết là cháu hết sốt được mấy ngày, các tổn thương của bệnh tay chân miệng như thế nào, theo tôi cháu nhà bạn vừa bị bệnh do virus nên bạn nên cho cháu đi tiêm phòng sau khi khỏi bệnh khoảng hai tuần.
Chúc sức khỏe!
Trẻ bị bệnh tay chân miệng và biếng ăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin bác sĩ cho em biết cháu bé nhà em được 18 tháng mới được có 9,5 kg là có đạt tiêu chuẩn cân nặng so với tháng tuổi không ạ. Cháu bé nhà em rất biếng ăn và đang bị bệnh tay chân miệng. Xin bác sĩ cho em biết làm thế nào cho bé hết biếng ăn ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ được 18 tháng tuổi là từ 8,5 kg đến 11,5 kg. Do đó, bé nhà bạn được 9,5 kg là đạt tiêu chuẩn về cân nặng.
Hiện tại cháu bé đang bị bệnh tay chân miệng, tình trạng bệnh làm cho trẻ khó chịu, sức khỏe sa sút nên trẻ thường bỏ bú, ăn uống kém hơn so với bình thường. Sau khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường. Nếu trẻ thường xuyên biếng ăn, bạn nên chế biến đồ ăn cho trẻ sao cho thật bắt mắt chẳng hạn như món cháo của bé có màu xanh của rau, màu đỏ của thịt hoặc màu vàng của trứng,… để thu hút trẻ, làm cho trẻ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời với chế độ ăn mỗi bữa có đủ rau, thịt, cá, trứng,… sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra bạn cần cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, không nên cho trẻ nghịch hay chơi trò chơi trong khi ăn vì nếu không sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ mà mỗi lần bạn cho bé ăn cũng sẽ vất vả hơn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây nên. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề như: viêm phổi, viêm não,… Vì vậy, bạn càng phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vì trẻ biếng ăn nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu bé có các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C, li bì hay khó thở, tím tái bạn cần phải đưa cháu đến bệnh viện ngay.
Chúc bé mau khỏe!
Bé trai 1 tuổi bị nổi mẩn không rõ thủy đậu hay bệnh tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: Bảo Lâm
Chào bác sĩ.
Tôi có con trai mới tròn 1 tuổi, 4 hôm nay tự dưng cháu bị nổi những nốt tròn như muỗi đốt, lại còn cứng nữa, lúc đầu nổi ở eo, sau đó lan ra lưng, rồi xuống 2 bên đùi, bên bụng dưới cũng có. Bây giờ những nốt đó còn vỡ ra nước. Cháu không bị sốt. Cách đây 2 tuần, tôi có cho con ăn cháo hến, người thì nói cháu bị dị ứng cháo hến, nhưng trước đây tôi cho con ăn cháo trai và cháo ngao thì không việc gì. Có người lại nói là cháu bị thuỷ đậu. Đi khám thì bác sĩ bảo rằg phải theo dõi vì nghi là bệnh tay chân miệng. Hiện giờ tôi chỉ bôi thuốc xanh Methylen lên những nốt đó chứ chưa dám cho con dùng thuốc gì. Tình hình là như thế, mong bác sĩ tư vấn sớm giúp tôi được biết con tôi bị làm sao và cách chữa trị thế nào? Tôi rất lo lắng.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em:
Em xem lại những thông tin cung cấp sau đây có phải con em bị thủy đậu hay Tay – Chân – Miệng hay không
1. Bệnh thủy đậu:
Thời kỳ ủ bệnh: 14 ngày (thay đổi từ 10-23 ngày).
Tiền biểu hiện: Tiền triệu thì tuỳ tình huống rõ nhiều hay ít: nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình ở trẻ em tiền triệu nhẹ hoặc không thấy, ở người lớn thường rõ hơn.
Giai đoạn toàn phát: Sau 24-36h khi có tiền triệu xuất hiện sốt vừa phải và phát ban.
Vị trí, phân bố: Tổn thương ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi. Mọc nhiều ở vùng ít tỳ ép như: vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dầy đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Bàn chân và bàn tay hiếm khi bị.
Ngoại ban ban đầu dạng vết chấm, sẩn (thường không quan sát thấy), có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mun nước(trong 24-48h), mụn nước như ‘giọt nước’ hoặc ‘giọt sương’ trên cánh hoa hồng, nông, thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh. Thường kèm theo có ngứa.
Mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm rốn và nhanh chóng trở thành mụn mủ, màu mủ trắng mịn, và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8-12h. Vẩy tiết rụng sau 1-3 tuần, khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.
Tính chất nhiều lứa tuổi: Vì phát ban rải ra thành những đợt liên tiếp người ta thấy cùng một lúc đồng thời có tất cả các thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau: sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết (dấu hiệu đặc trưng).
Niêm mạc: Có mụn nước (thường không quan sát được), tiếp sau là trợt nông (2-3mm) thường gặp nhất ở vòm khẩu cái nhưng cũng có khi xuất hiện ở niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng, thanh quản, khí quản, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, âm đạo, ban gây vết trợt khó chịu, mất đi trong 6 – 8 ngày.
Toàn thân: sốt nhẹ. mệt mỏi nhẹ. Nếu bội nhiễm có hạch sưng.
2. Bệnh Tay – Chân – Miệng
Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày. Tiền biểu hiện: 12 – 24h sốt nhẹ (38 – 39 độ C), gai rét, đau bụng, biểu hiện viêm đường hô hấp trên. Thường có từ 5 – 10 vết loét ở niêm mạc miệng, đau làm cho trẻ kém ăn. Một vài đến 100 tổn thương da xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau tổn thương miệng, có thể đau hoặc không. Tổn thương da: Niêm mạc: trợt niêm mạc miệng, thường xuất hiện nhiều nhất ở vòm cứng, lưỡi và niêm mạc miệng. Thương tổn ban đầu là rát đỏ hoặc sẩn đỏ, kích thước 2-8 mm sau đó thành mụn nước mềm, thành mỏng dễ vỡ, màu xám, xung quanh có quầng đỏ.
Giai đoạn mụn nước ngắn hiếm khi nhìn thấy, mụn nước vỡ để lại vết chợt nông có quầng đỏ xung quanh, nhiều thương tổn nhỏ có thể liên kết thành thương tổn lớn.
Vị trí thường gặp ở bàn tay, bàn chân; hiếm gặp ở gốc chi, mông, sinh dục. Ban đầu là những sẩn hoặc dát 2-8mm, nhanh chóng trở thành mụn nước.
Tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không vỡ; ở những vị trí khác mụn nước có thể vỡ để lại vết trợt, vảy tiết. Tổn thương lành không để lại sẹo.
Tổn thương niêm mạc miệng: dát, mụn nước, vết loét nhỏ 5-10 mm, xung quanh có quầng viêm đỏ, đau.
Vị trí: Vòm miệng cứng, lưỡi, niêm mạc má. Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, gai rét, đau họng. Ngoài ra, có thể sốt cao, mệt mỏi, nôn, ỉa chảy, đau khớp.
Nhiễm Enterovirus 71 có thể có CNS (viêm màng não nước trong, viêm não, viêm não màng não, liệt mềm), biểu hiện phổi.
Theo thông tin em cung cấp con em không mắc phải 2 bệnh trên. Trong bệnh cảnh như vậy cháu có thể bị viêm da do liên cầu khuẩn, em bôi dung dịch xanh Methylen là đúng. Nếu cháu có kèm theo sốt thì phải tới bác sĩ Nhi – Nhiễm để kiểm tra lại.
Chúc em nuôi con mạnh khỏe!
Bé bị mụn nước ở bắp chân và tay, có phải bé bị bệnh chân tay miệng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có 1 con gái 4 tháng tuổi. Hai ngày nay tôi thấy cháu có mụn nước ở phần bắp chân và tay. Vậy con tôi có phải mắc bệnh tay chân miệng không ạ? Điều này có ảnh hưởng gì đến cháu không, thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Chứng mụn nước ở bắp chân và tay có thể do nguyên nhân tiêu hóa không tốt hoặc do côn trùng đốt.
Biểu hiện của chân tay miệng là:
Giai đoạn ủ bệnh là từ 3-7 ngày tiếp đến là giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ mệt mỏi, biếng ăn tiêu chảy vài lần trong ngày.
Sau đó đến giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng: loét miệng, phát ban, phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, xung quanh miệng.
Để biết chính xác bệnh của cháu bạn nên đưa cháu đến bệnh viện, phòng khám Trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán xem cháu có phải bị chân tay miệng không còn điều trị kịp thời. Trong thời gian này cháu còn đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ phải ăn uống đủ chất để khi con bú đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cháu.
Trong thời gian cháu bị bệnh bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho cháu. Ngoài ra phải vệ sinh môi trường nhà ở, đồ chơi, chăn màn để bảo vệ sức khỏe cho cháu.
Chúc bạn thành công trong công việc, chăm sóc sức khỏe cho bé.
Theo ViCare