Thoát vị đĩa đệm hiện nay đã được nghiên cứu và áp dụng chữa trị bằng nhiều phương pháp y học khác nhau. Bài viết sau tổng hợp những câu hỏi liên quan đến việc chữa trị căn bệnh này.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm mới nhất?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi bị thoát vị đĩa đệm L1, S4, S5. Nguyên nhân có khả năng do trước kia tôi làm nặng. Tôi bị đau 7-8 năm nay rồi chữa đủ các thuốc Đông y, Tây y, Trung Quốc, bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn mà không có khỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi phương pháp điều trị mới nhất với bệnh này? Ở đâu chữa? Chi phí hết nhiều không ạ? Thấy bảo có phương pháp lazer vậy có hiệu quả không bác sĩ? Mong bác sĩ giúp đỡ.
Tôi chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Thoát vị đĩa đệm có nhiều lí do và mỗi lí do và mỗi giai đoạn lại có cách chữa trị khác nhau. Nguyên nhân hay gặp nhất là do thoái hóa, tiếp theo là do chấn thương làm tổn thương vòng xơ làm cho đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau và tê ở vùng mà thần kinh đó chi phối. Nếu ở tuổi trẻ thoát vị đĩa đệm do chấn thương, vòng xơ chưa tổn thương thì phương pháp kéo dãn và tập phục hồi chức năng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên đối với những thoát vị đĩa đệm có tổn thương vòng xơ, đĩa đệm bị thoái hóa, rách di trú lên hoặc xuống gây chèn ép rễ thần kinh thì lại cần phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cũng có nhiều (lấy đĩa đệm, ghép đĩa đệm, lẫy đĩa đệm + Kết hợp xương cột sống…) dựa vào tổn thương của từng người bệnh. Phương pháp lazer hay sóng radio cũng là một trong các phương pháp để chữa trị nhưng thường ở giai đoạn sớm, cần có chỉ định chặt chẽ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chẩn đoán cũng như mức độ, giai đoạn của bệnh và có lựa chọn chữa trị phù hợp.
Chúc bạn khỏe!
Thoát vị đĩa đệm cần chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 46 tuổi và bị bệnh thoát vị đĩa đệm từ L2 tới L5 trong đó đốt L3 bị hẹp lại và phần thoát vị rất lớn. Xin chỉ cho tôi 1 địa chỉ đáng tin cậy để có thể chữa được bệnh cho tôi.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến, lí do thường do thoái hóa hoặc chấn thương. Tùy từng mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chữa trị như thế nào (phẫu thuật hay chữa trị nội). Nếu bạn chỉ bị mức độ nhẹ thì chỉ cần chữa trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp chữa trị nội (uống thuốc) thường đem lại kết quả tốt (90-95% các tình huống). Tuy nhiên nếu bạn bị mức độ nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cột sống tại các bệnh viện như Việt Đức, Quân Y 108, Quân Y 103… Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội cũng là một nơi tin tưởng mà bạn có thể đến khám và giải đáp. Bác sĩ sẽ khám và cho bạn lời khuyên phù hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Triệu chứng đau lưng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh lon(
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 62 tuổi đã mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5 được 2 tuần. Sau khi mổ thì chân bắt đầu có thể đi lại được nhưng vùng lưng bị đau trước khi mổ thì bị đau trở lại, em cảm thấy rất lo lắng mong bác sĩ giúp em biết lí do ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng đau lưng sau phẫu thuật là do sang chấn các tổ chức cơ, mạch máu, thần kinh tại vết mổ, hầu hết các bệnh nhân sau mổ đều như vậy, về sau sẽ khỏi hoàn toàn. Sau mổ cột sống các nhân viên y tế phải thay băng tại vết mổ hàng ngày. Nếu vết mổ khô, hai chân vận động cảm giác tốt thì em hoàn toàn yên tâm.
Thân mến chào em.
Bị thoát vị đĩa đệm, chữa ở bệnh viện nào ở Hà Nội
Câu hỏi bởi: viet ls
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nam giới. Cháu bị thoát vị đĩa đệm. Cháu đi chữa ở bệnh viên Y học cổ truyền ở tỉnh Lạng Sơn được một tháng rồi nhưng không khỏi. Bây giờ cháu muốn xuống Hà Nội chữa nên đi bệnh viện nào ở Hà Nội chữa tốt ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Chúng tôi rất cảm thông với cháu vì cháu còn trẻ mà đã bị thoát vị đĩa đệm. Nếu cháu muốn chữa trị thoát vị đĩa đệm tại Hà Nội thì cháu có thể tới bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm), bệnh viện Bạch Mai (số 78 Đường Giải Phóng, quận Đống Đa) hoặc bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng).
Sau khi khám bệnh, tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng, cũng như mức độ tác động tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của cháu mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị bảo tồn hay chữa trị phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm nghỉ ngơi; xoa bóp, châm cứu, tắm suối khoáng; chiếu đèn hồng ngoại, điện xung, điện phân; kéo giãn cột sống, nẹp cố định; kết hợp uống thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm… Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng chèn ép thần kinh, liệt, quá đau mà uống thuốc giảm đau không có tác dụng, hoặc sau 6 tháng chữa trị bảo tồn không có kết quả. Sau khi được chữa trị, để tránh tái phát bệnh về sau, cháu nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh; luôn giữ tư thế cột sống đúng trong học tập, lao động, cũng như sinh hoạt hàng ngày; tránh ngồi một tư thế làm việc trong thời gian dài, tránh cúi người khiêng vác vật nặng,…
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Thoát vị đĩa đệm L45 gai và thoái hóa cột sống chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: tranminh
Chào bác sĩ!
Tôi tên Minh, năm nay 30 tuổi. Tôi bị thoát vị đĩa đệm L45 gai và thoái hóa cột sống, giờ dùng thuốc như không. Hết thuốc là tôi đi lại là đau. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có chèn ép thần kinh và gây đau. Đĩa đệm là cấu trúc hình đĩa nằm ở giữa thân các đốt sống, có khả năng đàn hồi tốt giúp cột sống chịu lực tốt và có biên độ hoạt động lớn. Đĩa đệm được bao bên ngoài là lớp vỏ xơ chun chắc, bên trong là nhân nhầy đĩa đệm. Có thể do chấn thương hoặc do thoái hóa, vỏ bao xơ bị rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh, do đó gây đau dọc theo vùng mà thần kinh chi phối.
Điều trị bệnh thoát vị bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, hết thuốc sẽ đau trở lại vì khối thoát vị vẫn còn đó, vẫn chèn ép thần kinh. Điều trị triệt để chỉ có thể bằng cách phẫu thuật lấy khối thoát vị. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật sớm, thần kinh bị chèn ép lâu ngày, khi được mổ lấy thoát vị giải phóng chèn ép thì khó hồi phục hoặc hồi phục ít và bệnh nhân vẫn đau.
Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh khám để bác sĩ trực tiếp khám và giải đáp chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Cách chữa thoát vị đĩa đệm mới nhất?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi bị thoát vị đĩa đệm L1, S4, S5. Nguyên nhân có khả năng do trước kia tôi làm nặng. Tôi bị đau 7-8 năm nay rồi chữa đủ các thuốc Đông y, Tây y, Trung Quốc, bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn mà không có khỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi phương pháp điều trị mới nhất với bệnh này? Ở đâu chữa? Chi phí hết nhiều không ạ? Thấy bảo có phương pháp lazer vậy có hiệu quả không bác sĩ? Mong bác sĩ giúp đỡ.
Tôi chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Thoát vị đĩa đệm có nhiều lí do và mỗi lí do và mỗi giai đoạn lại có cách chữa trị khác nhau. Nguyên nhân hay gặp nhất là do thoái hóa, tiếp theo là do chấn thương làm tổn thương vòng xơ làm cho đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau và tê ở vùng mà thần kinh đó chi phối. Nếu ở tuổi trẻ thoát vị đĩa đệm do chấn thương, vòng xơ chưa tổn thương thì phương pháp kéo dãn và tập phục hồi chức năng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên đối với những thoát vị đĩa đệm có tổn thương vòng xơ, đĩa đệm bị thoái hóa, rách di trú lên hoặc xuống gây chèn ép rễ thần kinh thì lại cần phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cũng có nhiều (lấy đĩa đệm, ghép đĩa đệm, lẫy đĩa đệm + Kết hợp xương cột sống…) dựa vào tổn thương của từng người bệnh. Phương pháp lazer hay sóng radio cũng là một trong các phương pháp để chữa trị nhưng thường ở giai đoạn sớm, cần có chỉ định chặt chẽ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chẩn đoán cũng như mức độ, giai đoạn của bệnh và có lựa chọn chữa trị phù hợp.
Chúc bạn khỏe!
Thoát vị đĩa đệm cần chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 46 tuổi và bị bệnh thoát vị đĩa đệm từ L2 tới L5 trong đó đốt L3 bị hẹp lại và phần thoát vị rất lớn. Xin chỉ cho tôi 1 địa chỉ đáng tin cậy để có thể chữa được bệnh cho tôi.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoạt
Chào bạn!
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến, lí do thường do thoái hóa hoặc chấn thương. Tùy từng mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chữa trị như thế nào (phẫu thuật hay chữa trị nội). Nếu bạn chỉ bị mức độ nhẹ thì chỉ cần chữa trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp chữa trị nội (uống thuốc) thường đem lại kết quả tốt (90-95% các tình huống). Tuy nhiên nếu bạn bị mức độ nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cột sống tại các bệnh viện như Việt Đức, Quân Y 108, Quân Y 103… Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội cũng là một nơi tin tưởng mà bạn có thể đến khám và giải đáp. Bác sĩ sẽ khám và cho bạn lời khuyên phù hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Triệu chứng đau lưng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh lon(
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 62 tuổi đã mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5 được 2 tuần. Sau khi mổ thì chân bắt đầu có thể đi lại được nhưng vùng lưng bị đau trước khi mổ thì bị đau trở lại, em cảm thấy rất lo lắng mong bác sĩ giúp em biết lí do ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng đau lưng sau phẫu thuật là do sang chấn các tổ chức cơ, mạch máu, thần kinh tại vết mổ, hầu hết các bệnh nhân sau mổ đều như vậy, về sau sẽ khỏi hoàn toàn. Sau mổ cột sống các nhân viên y tế phải thay băng tại vết mổ hàng ngày. Nếu vết mổ khô, hai chân vận động cảm giác tốt thì em hoàn toàn yên tâm.
Thân mến chào em.
Bị thoát vị đĩa đệm, chữa ở bệnh viện nào ở Hà Nội
Câu hỏi bởi: viet ls
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nam giới. Cháu bị thoát vị đĩa đệm. Cháu đi chữa ở bệnh viên Y học cổ truyền ở tỉnh Lạng Sơn được một tháng rồi nhưng không khỏi. Bây giờ cháu muốn xuống Hà Nội chữa nên đi bệnh viện nào ở Hà Nội chữa tốt ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Chúng tôi rất cảm thông với cháu vì cháu còn trẻ mà đã bị thoát vị đĩa đệm. Nếu cháu muốn chữa trị thoát vị đĩa đệm tại Hà Nội thì cháu có thể tới bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm), bệnh viện Bạch Mai (số 78 Đường Giải Phóng, quận Đống Đa) hoặc bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng).
Sau khi khám bệnh, tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng, cũng như mức độ tác động tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của cháu mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị bảo tồn hay chữa trị phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm nghỉ ngơi; xoa bóp, châm cứu, tắm suối khoáng; chiếu đèn hồng ngoại, điện xung, điện phân; kéo giãn cột sống, nẹp cố định; kết hợp uống thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm… Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng chèn ép thần kinh, liệt, quá đau mà uống thuốc giảm đau không có tác dụng, hoặc sau 6 tháng chữa trị bảo tồn không có kết quả. Sau khi được chữa trị, để tránh tái phát bệnh về sau, cháu nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh; luôn giữ tư thế cột sống đúng trong học tập, lao động, cũng như sinh hoạt hàng ngày; tránh ngồi một tư thế làm việc trong thời gian dài, tránh cúi người khiêng vác vật nặng,…
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Thoát vị đĩa đệm L45 gai và thoái hóa cột sống chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: tranminh
Chào bác sĩ!
Tôi tên Minh, năm nay 30 tuổi. Tôi bị thoát vị đĩa đệm L45 gai và thoái hóa cột sống, giờ dùng thuốc như không. Hết thuốc là tôi đi lại là đau. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có chèn ép thần kinh và gây đau. Đĩa đệm là cấu trúc hình đĩa nằm ở giữa thân các đốt sống, có khả năng đàn hồi tốt giúp cột sống chịu lực tốt và có biên độ hoạt động lớn. Đĩa đệm được bao bên ngoài là lớp vỏ xơ chun chắc, bên trong là nhân nhầy đĩa đệm. Có thể do chấn thương hoặc do thoái hóa, vỏ bao xơ bị rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh, do đó gây đau dọc theo vùng mà thần kinh chi phối.
Điều trị bệnh thoát vị bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, hết thuốc sẽ đau trở lại vì khối thoát vị vẫn còn đó, vẫn chèn ép thần kinh. Điều trị triệt để chỉ có thể bằng cách phẫu thuật lấy khối thoát vị. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật sớm, thần kinh bị chèn ép lâu ngày, khi được mổ lấy thoát vị giải phóng chèn ép thì khó hồi phục hoặc hồi phục ít và bệnh nhân vẫn đau.
Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh khám để bác sĩ trực tiếp khám và giải đáp chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare