Viêm bao hoạt dịch khớp có để lại hậu quả lâu dài?


4,226
1
1
Xu
53
Hãy cùng đọc những kiến giải dưới đây để biết thêm về những di chứng sau điều trị viêm bao hoạt dịch khớp.

Cách có thể chữa khỏi hẳn bệnh viêm bao hoạt dịch ở khớp cổ chân


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Má em năm nay 51 tuổi, má em bị bệnh viêm bao hoạt dịch ở khớp cổ chân. Hiện tại má em đang dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Em muốn hỏi bác sĩ về các cách có thể chữa khỏi hẳn căn bệnh này.

Em xin cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở những khớp thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên làm tăng áp lực lên bao hoạt dịch dẫn tới nguy cơ viêm bao hoạt dịch. Điều trị trước hết cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, hạn chế cử động khớp cổ chân; khi nằm nên đặt một đệm nhỏ ở cổ chân, uống thuốc chống viêm giảm đau, nếu do lí do nhiễm trùng thì sẽ uống thuốc kháng sinh. Nếu lượng dịch lớn, sưng đau nhiều có thể phải chọc hút và tiêm Corticoid vào khớp. Kết hợp với vật lý trị liệu dùng sóng ngắn tác dụng chống viêm sẽ nhanh khỏi hơn. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài tuần.

Thân mến chào em.

Sút cân, ăn không ngon, kinh nguyệt ra sớm sau khi tiêm khớp là làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Cách đây khoảng 2 tuần em bị đau khớp vùng hông trái. Sau 2 ngày nó lại chuyển lên đau vùng thắt lưng. Em đi khám và được chỉ định tiêm khớp. Em cũng không biết gồm những thuốc gì. Nhưng sau khi tiêm em thấy em thấy em bị sút 2kg, ăn không ngon và thấy kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải do em tiêm khớp mới bị không ạ? Em tiêm 2 lần rồi ạ, mỗi tuần 1 lần tiêm 3 mũi. Mong bác sớm hồi âm.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Có một số lí do gây đau khớp háng:

Viêm khớp háng

Viêm bao hoạt dịch

Viêm dây chằng

Gẫy xương hông

Căng thẳng cơ bắp và dây chằng

Ung thư xương

Hoại tử xương

Tôi không rõ bạn được chẩn đoán là bệnh gì và bạn đã thăm khám ở cơ sở y tế nào cũng như được tiêm loại thuốc nào. Nhưng hiện tại chỉ định tiêm khớp rất hạn chế bởi các biến chứng của nó. Thuốc tiêm khớp cũng có nhiều loại thuốc khác nhau, thành phần khác nhau, nhưng chủ yếu là Corticoid. Tôi khuyên bạn nên dừng tiêm và khám lại tại chuyên khoa Xương Khớp ở những bệnh viện uy tín để tìm ra lí do chính xác và chữa trị hiệu quả.

Chúc bạn sớm lành bệnh!

Đầu gối bị sưng và không co lại được là bệnh gì?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Má tôi năm nay 76 tuổi, đầu gối của bà bị sưng lên và không co lại được. Tôi có nặn dầu nóng cho bà nhưng vẫn thấy không hữu hiệu cho lắm. Tôi muốn hỏi Bác sĩ giải đáp cho tôi xem má tôi giờ phải uống thuốc gì và đó là bệnh gì vậy?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Triệu chứng sưng đầu gối và không co lên được của mẹ bạn có thể là triệu chứng của chứng đau khớp gối. Đau khớp gối có thể do bởi chấn thương, các loại viêm khớp và các vấn đề khác.

Chấn thương: một chấn thương đầu gối có thể tác động đến bất kỳ các dây chằng, gân hoặc túi chứa đầy dịch (bursae) bao quanh khớp gối cũng như xương sụn và dây chằng các khớp riêng.

Một số chấn thương đầu gối thường bao gồm:

ACL chấn thương: Chấn thương ACL là rách dây chằng cruciate trước (ACL) – một trong bốn dây chằng nối xương ống quyển đến xương đùi. Rách sụn chêm (torn meniscus): Sụn này được hình thành và hoạt động như một chất hấp thụ sốc giữa xương ống quyển và xương đùi. Nó có thể bị rách nếu đột nhiên xoay đầu gối trong khi mang trọng lượng trên nó. Viêm bao hoạt dịch đầu gối (bursae): Một số chấn thương đầu gối gây viêm ở bursae, các túi nhỏ của chất lỏng bên ngoài của đệm đầu gối để liên gân và dây chằng trượt trơn tru trên các khớp. Viêm gân bánh chè: Viêm gân là kích ứng và viêm của một hoặc nhiều dây chằng, dày sợi có gắn cơ bắp đến xương. Các lí do khác: Vỡ xương, sụn, hạn chế khớp gối, trật khớp xương bánh chè.

Các loại viêm khớp làm đau khớp gối:

Viêm khớp thoái hoá: Thường gặp ở tuổi trung niên và là lí do hay gặp nhất. Bệnh gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc những gai xương gây đau khớp, cứng khớp, có khi gây mất chức năng khớp. Các khớp thường bị viêm là khớp hông, khớp gối, cột sống. Triệu chứng thường gặp là đau, sưng, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động như đi lại, làm việc nhà. Lâu ngày các khớp bị to ra, teo cơ do ít hoạt động vì đau khớp. Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể mình. Ở đây là các mô của khớp và xung quanh khớp). Các khớp thường bị viêm là khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân, khớp gối, các khớp khác… Triệu chứng thường thấy là sốt nhẹ, đau toàn thân, các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể xuất hiện các nốt dưới da, xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu. Bệnh Goute: là bệnh viêm khớp có sự tích tụ a-xít uric trong khớp. Viêm khớp nhiễm trùng: do vi trùng từ các vết thương gần khớp hoặc do nhiễm trùng huyết xâm nhập vào khớp. Các khớp bị viêm có mủ, sưng, nóng, đỏ đau. Mẹ bạn đã cao tuổi, nếu không bị các chấn thương kể trên, thì nhiều khả năng tình trạng của mẹ bạn là viêm khớp thoái hóa. Bạn nên đưa mẹ đi khám bác sĩ sớm để chẩn đoán lí do. Biết được chính xác lí do thì việc chữa trị mới hiệu quả.

Chúc bác và bạn mạnh khỏe!

Bị đau ở bả vai và xương quai xanh chỗ giáp cổ


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 55 tuổi. Cách nay khoảng 25 ngày tôi có bị đau bả vai bên phải, đã di bệnh viện khám và chụp phim nhưng không phát hiện ra bệnh. Hôm nay xương quai xanh của tôi chỗ giáp cổ bị sưng rất đau. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì vậy?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bác.

Trước hết bác cần biết vai được tạo thành bởi 3 xương (các xương bả vai, quai xanh, và cánh tay), với cấu trúc đặc biệt của vai giúp vai rất di động, giúp hai cánh tay hoạt động. Nhưng chính sự linh hoạt này lại khiến vai dễ tổn thương.

Có rất nhiều lí do gây đau, mỏi vai, trong đó hay gặp nhất là do gân – cơ vùng vai bị tổn thương như:

Căng thẳng quá mức, kéo dài do ngồi làm việc, lao động không đúng tư thế.

Cũng có thể tư thế lao động nhiều không thay đổi như: khuân vác nặng, cấy, cày, gùi,…. hoặc nằm ngủ không thoải mái gây chèn ép vai…

Tuổi tác cũng là một trong những lí do gây đau, mỏi vai. Vì tuổi càng cao các dây gân – cơ vùng vai yếu dần và thoái hóa, thông thường trên 40 tuổi sẽ có triệu chứng mỏi vai.

Ngoài ra, có một số lí do bệnh lý như:

Viêm bao hoạt dịch (là một bao chung quanh khớp vai chứa chất dịch có tác dụng bôi trơn khớp vai khi vận động), đau vai do viêm các sợi gân của các cơ bám vào khớp vai.

Bên cạnh đó một số bệnh mãn tính như: bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, bệnh của hệ thần kinh, mạch máu, ung thư… cũng làm đau mỏi vai.

Bác bị đau bả vai bên phải 25 ngày nay, đã đi chụp phim nhưng không phát hiện ra bệnh. Hiện tại bác lại bị đau và sưng xương quai xanh. Đây là những dấu hiệu không nên chủ quan. Bác cần xem trong thời gian gần đây bác có lao động nặng nhọc, nằm ngủ không đúng tư thế không. Nếu có thì bác nên nghỉ ngơi, điều chỉnh lại tư thế làm việc, tư thế ngủ. Làm như vậy một vài hôm không đỡ, bác nên đi khám lại ở cơ sở y tế chuyên khoa Cơ Xương Khớp để loại trừ các lí do bệnh lý kể trên.

Chúc bác mạnh khỏe!

Bé 2 tuổi bị bao hoạt dịch ở chân 3 tháng điều trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Thu Hiền

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi giúp cháu với. Con cháu năm nay 2 tuổi, bé xuất hiện một bao hoạt dịch khoảng 4 tháng bị ở chân. Giờ chân bé sưng mà cháu không biết nên chữa thế nào. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên và cách chữa trị với ạ.

Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Con bạn năm nay 2 tuổi, bé xuất hiện một bao hoạt dịch khoảng 3 tháng bị ở chân. Giờ chân bé sưng. Trước hết bạn cần biết u nang bao hoạt dịch là 1 dạng u lành tính, thường gặp ở các khớp cổ tay, cổ chân, khớp khoeo (mặt sau vùng gối). Nếu u bao hoạt dịch lớn mà không phẫu thuật thì có thể gây biến chứng hạn chế vận động khớp, u vỡ do sang chấn và va đập, u bội nhiễm có thể lan vào khớp…

Tuy nhiên, dạng u này mổ thì vẫn có khả năng tái phát. Do đó, nếu u nang bao hoạt dịch không quá lớn, không gây viêm, không đau thì vấn đề cần chữa trị bảo tồn nên được cân nhắc. Con bạn chưa đi khám ở đâu thì bạn nên cho bé đi khám. Bạn không nói rõ kích thước khối u và nằm ở đâu nên khó giải đáp cho bạn được. Tuy nhiên nếu khối u còn nhỏ bạn nên theo dõi và chữa trị thử bằng cách xoa dầu nhẹ nhàng hằng ngày cho cháu. Tôi đã làm thử như vậy cho con của mình và khối u nang bao hoạt dịch ở mắt cá ngoài của chân biến mất không phải mổ. Trước đó cháu khám đã có chỉ định mổ của viện 108.

Chúc hai mẹ con bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl