Thoái hóa khớp gối và cách điều trị nội khoa


4,226
1
1
Xu
53
Điều trị nội khoa cần phối hợp nhiều phương pháp như hạn chế tối đa lực cơ học tác động lên khớp bị tổn thương, sử dụng vật lý trị liệu và sử dụng thuốc…

Uống Jex để chữa viêm thoái hóa khớp gối được không?


Câu hỏi bởi: Mai Anh

Chào bác sĩ.

Tôi 37 tuổi, là nữ giới. Tôi vừa được chẩn đoán bị bệnh viêm thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu và được bác sĩ cho thuốc uống chữa trị giảm đau (Brexin, Triopilin). Xin hỏi tại sao còn trẻ mà đã bị bệnh này? Tôi chưa từng qua chấn thương nào, thường xuyên chăm sóc sưc khỏe rất tốt và tập thể đều đặn. Tập môn thể dục nào là tốt nhất cho bệnh này và dùng thuốc chức năng bổ sụn như JEX có cần thiết không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Vấn đề thứ nhất: Tại sao bạn còn trẻ mà đã bị bệnh này? Trước hết, bệnh thoái hóa khớp gối là sự mòn của sụn che phủ đầu xương trong khớp. Đối với một phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối là khá sớm. Bạn không nói rõ cân nặng của mình như thế nào, cách bạn tập thể dục ra sao… nên tôi khó có thể đưa ra lí do chính xác dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối của bạn. Đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp gối:

Trục của chi dưới có thể là một yếu tố thuận lợi cho thoái hóa khớp. Trục của chi dưới khác nhau ở mỗi người. Có thể là gối vẹo trong tức là khi đứng thẳng hai gối tách nhau ra, hình thái này thường gặp. Ngược lại, gối vẹo ngoài hai gối sáp lại gần nhau nhưng cổ chân thì lại tách xa nhau. Gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Với gối vẹo ngoài thì quá trình lại ngược lại.

Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng cơ thể lớn gây tăng áp lực lên đầu gôi, yếu tố thuận lợi dẫn đến thoái hóa.

Thoái hóa thứ phát sau chấn thương cũ ở gối: gẫy, đứt dây chằng, thương tổn sụn chêm.

Những bệnh ở gối: Nhiễm khuẩn, thấp khớp, hoại tử xương.

Vấn đề thứ 2: Tập môn thể dục nào là tốt nhất cho bệnh này? Đối với bệnh thoái hóa khớp gối, bạn nên tập các môn thể dục nhẹ nhàng như:

Thái cực quyền 4, yoga để giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn tăng sự linh hoạt cho khớp gối.

Đi bơi hoặc đi bộ trên khu vực bằng phẳng, tránh đi lên hoặc xuống đồi dốc vì điều này làm tăng áp lực cho khớp gối.

Arobic để giúp tăng cường sức khỏe tổng quát. Không được tập các môn thể dục gây tổn thương nhiều hơn cho khớp gối như chạy, tập tạ…

Vấn đề thứ 3: Uống thuốc có chức năng bổ sụn như Jex có cần thiết? Trước hết nói về Collagen Typ 2 là một chất chiếm đến 90% các sợi Collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, giúp định hình cấu trúc mô sụn, từ đó giúp sụn tăng độ bền, tăng độ đàn hồi, tăng tính dẻo dai. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung Collagen Typ 2 đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và chữa trị bệnh khớp. Tuy nhiên quá trình tinh chiết sử dụng nhiệt độ cao và các chất hóa học sẽ làm cho Collagen Typ 2 bị biến tính hoặc thủy phân, mất đi nhiều đặc tính quan trọng. Jex chứa UC-II (Collagen Typ 2 không biến tính) và các tinh chất quý từ thiên nhiên giúp thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng thuốc Jex thì nên tiếp tục sử dụng để làm chậm quá trình thoái hóa.

Chúc bạn sống khỏe!

tư vấn điều trị thoái hóa xương khớp.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay đã 62 tuổi. hiện tại mẹ tôi đã đi khám và chụp XQ được Bác sĩ kết luận là: Thoái hóa C5-6, Thoái hóa khớp gối phải, trượt thân đốt L4-5. Mẹ tôi có tiền sử bệnh đau dạ dày, hiện tại ko đau nhưng thi thoảng có ợ hơi, đầy bụng và hay bị viêm họng. Tôi chưa kịp lấy đơn thuốc cho mẹ, gia đình định cho bà về điều trị bằng thuốc nam. Xin bác sĩ tư vấn giúp là trường hợp của mẹ tôi nên điều trị như thế nào cho tốt nhất ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Quang Anh


Chào bạn,

Y học cổ truyền có những phương thuốc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp cũng rất hiệu quả dựa trên những lý luận cụ thể. Việc phối hợp Đông y và Tây y trong điều trị từ lâu cũng đã đem lại nhiều tác dụng khả quan, nâng cao tác dụng điều trị cho người bệnh. Do vậy bạn nên cho mẹ phối hợp cả hai phương pháp để có tác dụng tốt nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Thoái hóa khớp


Câu hỏi bởi: Bạch Thế Dũng

Tôi năm nay đã 67 tuổi, bị thoái hóa khớp gối đã 6 năm, đi lại khó khăn, đau âm ỉ. Hiện đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị, bác sĩ chỉ định mổ thay khớp. Vậy tôi cần lời khuyên tháng mấy thay là tốt nhất, thời gian bao lâu, bao lâu thì hồi phục, chi phí là bao nhiêu, (Tôi có Bảo hiểm y tế), tiền chi cho bác sĩ mời là bao nhiêu. Nghe nói là mổ nội soi thay khớp gối, có đúng không? Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bác,

Khi đã có bệnh thì bác nên điều trị kịp thời, không thể nói tháng mấy tốt nhất được. Chi phí và ,ọi chi tiết phẫu thuật bạn nên tham khảo tại bệnh viện bạn tiến hành phẫu thuật thì mới có câu trả lời chính xác được do còn phụ thuộc vào vật tư y tế dành cho phẫu thuật.
Tuy nhiên, bác nên đến những bệnh viện đầu ngành về khớp như bệnh viện Bạch Mai để xem tình hunhf của bác vẫn có thể điều trị thuốc được hay bắt buộc phải mổ.

Chúc bác sức khỏe!

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào em.

Bệnh thoái hóa khớp cổ là bệnh không thể điều trị dứt điểm được, chỉ có thể giảm các triệu chứng của bệnh. Sử dụng các biện pháp châm cứu, bấm huyệt có thể giảm bớt được tác hại của bệnh này.

Chúc em sức khỏe!

Đau nhức xương khớp vùng đầu gối chữa trị ra sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi bị đau nhức xương khớp vùng đầu gối do đi lại nhiều. Có cách điều trị đơn giản nào không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Đau khớp gối là biểu hiện của nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối, viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp, viêm tổ chức phần mềm quanh khớp, thoái hóa khớp gối). Trường hợp đau khớp của bạn do đi lại nhiều có thể là do thoái hóa khớp. Nếu khớp gối của bạn không bị sưng nề thì bạn chưa cần đi khám bác sĩ ngay.

Bạn có thể điều trị theo các cách đơn giản sau:

– Hạn chế đi lại và tránh đi giầy cao, bó mũi chân, nên đi giày thấp thoải mái. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải đi lại nhiều thì khi đi bạn nên đeo đôi tất gối. Đôi tất này bạn có thể mua ở các cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao. Tất có nhiều cỡ, bạn có thể chọn kích cỡ phù hợp với khớp gối của bạn

– Chườm nóng bằng muối rang với ngải cứu hoặc lá đu đủ xanh từ một đến hai lần mỗi ngày.

– Nghỉ ngơi, xoa bóp khớp gối hàng ngày và tập các động tác khớp gối không chịu tải (bạn có thể ngồi trên ghế, hai tay đan vào nhau vòng dưới đùi, sau đó căng tối đa sao cho bàn chân, cổ chân và khớp gối thẳng hàng nhất có thể).

– Dùng các thuốc dưỡng khớp như Glucosamin, Jex, Viatrils, sụn vi cá mập… Ngoài ra, bạn có thể mua týp thuốc Voltaren bôi, xoa hàng ngày.

– Nếu thời tiết lạnh, bạn nên giữ đầu gối ấm vì gân và dây chằng dễ bị tổn thương khi gặp lạnh.

– Nếu cân nặng của bạn vượt quá chỉ số bình thường, bạn cần giảm cân.

– Cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt, cá biển); các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn.

Thực hiện các cách trên một vài tháng mà không đỡ hoặc bệnh tiến triển nặng hơn thì bạn nên đi chụp khớp gối và khám giải đáp bác sĩ chuyên khoa.

Chúc bạn mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl