Tuyển chọn những câu hỏi hay nhất về vảy phấn hồng ở người trẻ tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh vảy phẩn hồng xảy ra ở nhiều người. Tuy nhiên, giới trẻ mới là đối tượng lớn bị nhiễm bệnh này.

Da bị nổi mẩn đỏ từng mảng có phải bị Vảy phấn hồng Gilbert không?


Câu hỏi bởi: Ngọc Thanh

Xin chào bác sĩ.

Em năm nay 30 tuổi, là nữ giới, da em gần 1 tháng nay xuất hiện những vết tròn, bầu dục trên ngực giống như lác đồng tiền (em tìm hiểu trên internet). Em có ra tiệm thuốc mua thuốc bôi trị viêm da, sau 1 thời gian thì thấy đỡ hơn, sau đó những vết đó mờ đi nhưng lại bị nổi mẩn đỏ lan rộng từng vùng xung quanh nhũng vết cũ và lan rộng ra lưng và cổ. Bác sĩ cho em hỏi đó là triệu trứng của bệnh lí gì vậy ạ?

Cảm ơn bác sĩ!.

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo thông tin em cung cấp nếu có hình ảnh sẽ giải đáp chính xác hơn. Em có thể bị bệnh Vảy phấn hồng Gilbert.

Vẩy phấn hồng là bệnh có ngoại ban cấp tính, hay gặp ở trẻ em và người trẻ, ban đầu tổn thương da tiên phát là đám mảng hình huy hiệu thường ở thân mình, sau 1-2 tuần nổi nhiều đám tổn thương thứ phát lan tràn, diễn biến trong khoảng 6 tuần nhiều khi bệnh thuyên giảm ngẫu nhiên, còn toàn trạng ít tác động. Tổn thương tiên phát ban đầu thường hay ở cánh, cẳng tay, vùng ngực gần nách và là đám màu hồng hình tròn hay hình oval như ‘hình huy hiệu’, có viền vẩy ở xung quanh ở giữa đám thấy nhạt màu có vẻ như da hơi nhăn. Vị trí tổn thương chủ yếu ở nửa người phía trên, có thể có ở mặt, đầu. Tổn thương có tính chất có các ‘đám mẹ’, ‘đám con’. Đám mẹ thường xuất hiện đầu tiên ở sườn ngực, hoặc vùng gần nách, vùng cánh tay. Sau 1-2 tuần xuất hiện nhiều đám con là các đám đỏ nhỏ, sẩn nề kích thước vài mm đến 1 cm, dạng ban mề đay, màu hồng nhẹ hay vàng nghệ, có khi có vảy phủ trên. Trung tâm tổn thương có vẻ như teo lõm, da nhăn mầu nhạt hơn.

Điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus (Acyclovir, Famciclovir) hay kháng sinh (Erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm: Kem, Pommade có Steroid: Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ. Xà phòng có hắc ín, Salicylic acid làm bong vẩy: Polytar bar, SASTID ba thuốc kháng Histamines: Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

Em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế chữa trị tốt hơn.

Chúc em khỏe mạnh!

Em bị vảy nến hay vảy phấn hồng?


Câu hỏi bởi: ba

Chào bác sĩ!

Em là Hùng, năm nay 21 tuổi. Hiện tại người của em nổi nhiều chấm đỏ, ngứa nhiều. Khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị vảy nến. Nhưng khi đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu lại chuẩn đoán bị vảy phấn hồng. Em có lên mạng tìm hiểu thì thấy biểu hiện của em có ở cả 2 bệnh. Hiện tại bác sĩ đưa cho em 1 ống thuốc về bôi bảo sau 2 tuần mà các đốm lặn là vảy nến, còn nếu không lặn là vảy phấn hồng. Vậy cho em hỏi giờ làm sao để biết em đang bị bệnh gì ạ? Hiện em đang rất lo vì không biết bị bệnh gì?

Cảm ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Bệnh vảy nến và bệnh vảy phấn hồng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện không giống nhau. Vì không thấy hình ảnh và khám thực tế nên sau đây cung cấp cho em một số thông tin để em tìm hiểu:

Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh mắc phải ở da, với thương tổn lâm sàng là mảng da đỏ hồng có vảy phấn, kèm theo ngứa. Tổn thương mẹ hay đốm báo hiệu (Herald patch): thường là mảng tổn thương màu hồng đơn độc, có riềm vảy giống như viền đăng ten, đường kính từ 2-10cm, vị trí ở cổ hoặc thân người. Đốm báo hiệu gặp ở trên 50% bệnh nhân. Sau khoảng vài giờ đến 3 tháng, trung bình 1-2 tuần, xuất hiện những tổn thương thứ phát: những đám da màu hồng, đường kính 0,5-1,5cm, có riềm vảy nhỏ. Vị trí thường gặp ở thân người và gốc chi.

Triệu chứng cơ năng: Ngứa gặp ở 75% tình huống. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính liên quan đến yếu tố miễn dịch, di truyền. Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ – vẩy. Đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài cetimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm (Inflammation, Indurated) nhiều hoặc ít, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy.

Số lượng các đám: một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương tuỳ từng tình huống. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên. Số lượng vẩy nhiều. Trên bề mặt của các mảng thương tổn có phủ vẩy màu trắng lắp lánh, nếu cạo nhẹ ta thấy tróc lên nhiều lớp bể vụn giống như cạo lên cây nến. Vị trí thường ở các nơi đặc biệt như da đầu, lưng, cùi chỏ, đầu gối,… Đó là những vùng da thường tiếp xúc tỳ đè với các vật dụng bên ngoài.

Hện tượng Koebner: khi một vùng da bị trầy thì sau đó thương tổn vẩy nến sẽ xuất hiện tại chỗ đó và có hình vệt trầy đó. Cho nên ở đây em xem lại mình rơi vào bệnh gì. Nếu vảy phấn hồng sẽ chữa trị khỏi, còn bệnh vảy nến chỉ chữa trị ổn định và sau đó tái phát.

Chào em!

Bệnh vảy phấn hồng chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu mới khám da liễu thì bác sĩ bảo cháu bị vảy phấn hồng. Từ trước đến nay, bệnh chỉ ở trên người nhưng không khỏi, đỏ chỉ hơi bong da giống như thiếu vitamin C thôi nhưng giờ nó lan xuống bàn tay, tay lại bị nặng hơn các chỗ khác và lan to theo từng mảng, còn đỏ thi thoảng có đau nhức. Cháu rất ngại khi ra đường hay tiếp xúc với mọi người. Vậy bây giờ cháu phải chữa, dùng thuốc và bôi thuốc gì cho khỏi ở tay và hết các vết bong da trên người ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bệnh vảy phấn hồng Gibert (gi-be) hay gặp ở ngực, mông, bụng, lưng, tứ chi… Biểu hiện của bệnh là các vết ngứa hình đồng xu, có màu hồng hoặc đỏ, phủ vảy mỏng, kích thước khác nhau trên da. Sau khi xuất hiện vết ngứa đầu tiên vài ngày đến 2 tuần thì thương tổn lan rộng khắp người. Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus (Acyclovir, Famciclovir) hay kháng sinh (Erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của bệnh vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu ngứa nhiều, có thể dùng thêm thuốc bôi:

Kem có Steroid: Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden… giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

Kem làm bạt sừng, bong vảy: Polytar bar, SASTID bar, kem có salicylic.

Thuốc kháng histamines: Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist), Loratadine (Claritin).

Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da, tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len.

Nếu xác định có lí do gây bệnh thì chữa trị theo lí do. Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sẫm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.

Các thông tin ở trên là quy trình chung chữa trị bệnh, để bạn tham khảo và quy chiếu với những phác đồ đã chữa trị. Để có được phương thuốc bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Không nên tự ý mua thuốc tùy tiện và an tâm vì bệnh thường có diễn biến lui dần nếu đúng là bệnh vảy phấn hồng.

Chúc bạn khỏe!

Cách chữa trị bệnh vảy phấn hồng?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Gần 2 tháng nay da em xuất hiện nhiều nốt đỏ, nhô cao, lan rộng ra thành vòng tròn nhưng ở giữa thì da nhăn nheo, mọc nhiều ở tứ chi và lưng. Em đi khám ở bệnh viện trung ương thì được chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng, uống Cilaf 20 viên, Graricon 5mg 20 viên và bôi Forsancort trong vòng 10 ngày nhưng không đỡ, trước đó em cũng có uống và bôi 1 số loại thuốc do bác sĩ chẩn đoán bị viêm da dị ứng. Em tìm hiểu thì biết bệnh vảy phấn hồng này 4-9 tuần sẽ khỏi nhưng hiện nay bệnh đã sang tuần thứ 7 rồi, nhưng vẫn không đỡ. Khi thời tiết mát mẻ thì những nốt đỏ nhạt màu hơn, nhưng không hề thuyên giảm. Em luôn cảm thấy cơ thể nóng bức và khó chịu. Xin bác sĩ giải đáp giúp em bôi và dùng thuốc gì để lành bệnh và làm sao để cơ thể không cảm thấy bốc hỏa, nóng bức nữa?

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Vẩy phấn hồng là bệnh có ngoại ban cấp tính, hay gặp ở trẻ em và người trẻ, ban đầu tổn thương da tiên phát là đám mảng hình huy hiệu thường ở thân mình, sau 1-2 tuần nổi nhiều đám tổn thương thứ phát lan tràn, diễn biến trong khoảng 6 -12 tuần. Nhiều khi bệnh thuyên giảm ngẫu nhiên, còn toàn trạng ít tác động. Tổn thương tiên phát ban đầu thường hay ở cánh, cẳng tay, vùng ngực gần nách và là đám màu hồng hình tròn hay hình oval như “hình huy hiệu “, có viền vẩy ở xung quanh ở giữa đám thấy nhạt màu có vẻ như da hơi nhăn. Vị trí tổn thương chủ yếu ở nửa người phía trên. Có thể ở mặt, đầu. Tổn thương có tính chất có các “đám mẹ”, “đám con”. Đám mẹ thường xuất hiện đầu tiên ở sườn ngực, hoặc vùng gần nách, vùng cánh tay. Sau 1-2 tuần xuất hiện nhiều đám con là các đám đỏ nhỏ, sẩn nề kích thước vài mm đến 1 cm, dạng ban mề đay, mầu hồng nhẹ hay vàng nghệ, có khi có vảy phủ trên. Trung tâm tổn thương có vẻ như teo lõm, da nhăn mầu nhạt hơn. Sau một thời gian tổn thương sắp xếp ở vùng ngực thành các đường song song dọc xương sườn như hình” cây Noel”.

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa.

Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng Cream Corticoid, Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden… giúp giảm ngứa và bớt đỏ. Chỉ được dùng xà phòng có hắc ín, Salicylic acid làm bong vẩy như Polytar bar, SASTID bar. Uống kèm thuốc kháng Histamines: Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

Để giảm ngứa, giảm cảm giác khó chịu nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. Các thuốc kháng Virus(Acyclovir, Famciclovir) hay kháng sinh (Erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Điều trị biểu hiện là chính. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len.

Chúc em mạnh khỏe!

Trị thâm do vảy phấn hồng như thế nào?


Câu hỏi bởi: LinhTran

Chào bác sĩ!

Trước đây em có được bác sĩ Huỳnh Văn Quang giải đáp dùng Azaretin H bôi ngày 2 lần để trị thâm do vảy phấn hồng để lại. Em làm theo thì vết thâm có mờ nhưng rất chậm ạ. Bác sĩ cho em hỏi là có thuốc nào để trị thâm nhanh hơn không ạ? Do yêu cầu công việc nên em phải mặc váy mà vết thâm nhiều quá làm em rất tự ti ạ.

Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ rất rất nhiều ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Cấu trúc da gồm nhiều lớp tế bào, tế bào phát triển từ màng đáy lên đến lớp sừng ở tuổi em gần 1 tháng và khi bong ra cũng còn có một thời gian. Em bị tăng sắc tố sau viêm nếu có can thiệp (bôi thuốc) tối thiểu gần 2 tháng, màu da của em nếu không tiếp xúc ánh nắng mặt trời mới gần trở lại bình thường. Em không nóng vội được và cũng chẳng có cách nào làm thay đổi quy luật bình thường của da được. Phải có thời gian em ạ, nếu dùng chất bong tróc sớm rất có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho da.

Thân ái!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl