Tuyển chọn câu hỏi về bệnh vảy nến ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Theo thống kê, bệnh vảy nến được xếp vào những chứng bệnh dễ gặp nhất ở lĩnh vực da liễu. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nếu là nữ, nhất định bạn không thể bỏ qua những lưu ý dưới đây dành riêng cho mình.

Bệnh vẩy nến


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác si.
Cháu năm nay 12 tuổi, giới tính nữ. Ở Đắc lắc.
Trên da đầu của cháu và một số điểm trên cơ thể có nổi vảy. Cháu đã đi khám tại bệnh viện da liễu đăc lắc, tại đây các bác sĩ xét nghiệm da và kết luận: cháu bị bệnh vẩy nến. Hiện tại ko có thuốc đặc trị. Họ kê đơn thuốc có 3 loại (vitamin A,D và thuốc bôi DIBETALIC 15g), cháu đã dùng đúng chỉ định và làm theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng bệnh không thuyên giảm chút nào, làn da cứ rạn ra, mọc nhiều mụn trứng cá.
Cháu bị bệnh này đã một năm nay, hiện cháu đang dùng bài thuốc dân gian là: Lá trầu không + Lá rau răm + bèo hoa dâu, nấu lấy nước tắm, rót ra 1/5 ly rượu nhỏ để uống, phần bả giả nhuyển lấy nước cốt bôi lên (liệu trình ngày 1 lần và dùng liên tục 2 – 6 tháng mới khỏi hẳn), nhưng cháu mới dùng được 1 tuần mà chưa thấy giảm bớt chút nào.
Cháu đọc thông tin trên internet nghe nói có loại thuốc bôi mang tên PSORIFIX sản xuất của Mỹ, nhưng giá đắt (1.140.000đ), ba mẹ cháu định đặt mua dùng thử nhưng sợ hàng giả gây ra tác dụng phụ.
Cháu rất buồn bác sĩ ơi! Chả lẽ lớn lên làn da cháu cứ có vảy vậy sao! Tinh thần cháu suy sụp, lo sợ, cháu buồn 1 thì ba mẹ cháu buồn 10 bác sĩ ạ.
Vậy giờ cháu phải làm thế nào hả bác sĩ???(tiếp tục điều trị theo bài thuốc dân gian hay mua kem FSORIFIX để bôi).
Cháu rất mong bác sĩ Đặng Văn Em – thầy thuốc của nhân dân, tư vấn giúp cháu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khái


Chào bạn,

Làn da rất quan trọng, đặc biệt là các bạn nữ. Dù bạn đã sử dụng nhiều phương pháp, nhưng bệnh vẫn chưa thuyên giảm, vì bệnh này chưa có phương pháp điều trị cụ thể, chỉ có thể duy trì ổn định.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tìm hiểu kỹ về nó, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi.
Với thuốc PSORIFIX bạn nên đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra và nhờ bác sỹ tư vấn.

Chúc bạn khỏe!

Cháu năm nay 23 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào Bác sĩ ạ!

Cháu năm nay 24 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh cuối năm cháu có ý định lập gia đình và đẻ con chồng cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy Bác sĩ cho cháu hỏi khi em bé của cháu sinh ra tỷ lệ mắc bệnh giống như cháu có cao không ạ… Và liệu trong quá trình có bầu cháu có thể có biện pháp nào để tránh lây sang em bé được không ạ.

Cháu cám ơn Bác sĩ…

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào cháu!

Bệnh Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng lí do, có 5 yếu tố liên quan đến lí do sinh bệnh. Trong đó có lí do là do yếu tố di truyền, chứ không phải bệnh vảy nến là bệnh di truyền (bố mẹ bị là con có thể bị). Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. Bệnh vảy nến không lây. Vì vậy khả năng con bạn có thể bị bệnh vảy nến là rất thấp, bạn không phải phòng tránh lây nhiễm cho chồng con.

Chúc bạn mạnh khỏe

Da đầu bị nổi các đốm như bị lác, ngứa, đỏ, có vảy trắng dễ bong là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Phương

Thưa bác sĩ.

Em hiện là sinh viên. Em bị nổi các đốm, như bị lác, ngứa, đỏ, có vảy trắng dễ bong. Lúc đầu đi khám, bác sĩ nói em bị vảy phấn hồng, dùng thuốc được một thời gian thì giảm rõ. Tuy nhiên, gần đây, em bị lại và có vẻ nặng hơn. Da đầu bị lan ra khá nhiều nhưng biểu hiện trên da đầu lại giống bị vảy nến (có vảy trắng, tróc ra như bột phấn). Ở phần lưng những vết vảy thâm đen. Liệu em đang bị bệnh gì? Hướng giải quyết ra sao? Em cảm thấy rất tự ti và khó chịu.

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Em bị vảy nến chứ không phải vảy phấn hồng. Khi bị vảy phấn hồng tổn thương không có ở đầu mặt. Bệnh vảy nến là bệnh lành tính, tổn thương cơ bản của vảy nến là các đám hồng ban ranh giới rõ trên nền đóng vảy trắng đục dễ gãy rụng và cạo vảy bong từng lớp, tổn thương thường có ở vùng bị tì đè, da dầu, ria tóc. Bệnh vảy nến mang tính di truyền hiện tại chưa chữa trị khỏi hẳn, chỉ làm mất biểu hiện và bệnh hay tái phát. Em nên tới bác sĩ da liễu khám xác định lại, nếu bị vảy nến thì phải có hướng chữa trị và dự phòng mang tính lâu dài.

Chúc em mạnh khỏe.

Vùng da giữa hai lông mày, hai bên má, cánh mũi bị bong da, da khô lại và bị đỏ là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi, 2 tháng gần đây, vùng da giữa hai lông mày, hai bên má, cánh mũi em bị bong da, da bị khô lại, sờ không còn được mềm như chỗ da khác, sau đó bong lớp da khô đó ra nhìn như dạng gàu, nhưng nhỏ hơn, sau khi bong lớp da đó ra thì vùng da đó tổn thương và đỏ, cứ 2 – 3 ngày lại bị bong như vậy. Em đã uống và bôi thuốc ở cửa hàng thuốc nhưng không khỏi. Mong bác sĩ chẩn đoán giúp em là em bị bệnh ngoài da gì?

Em cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Biểu hiện như bạn mô tả là những biểu hiện của bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến hiện nay chưa chữa được. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định chẩn đoán. Nếu bác sĩ xác định đúng là bệnh vảy nến thì bạn nên áp dụng bài thuốc dân gian sau: dùng nước sắc vỏ cây núc nác (không cho muối) đắp hàng ngày hoặc cách vài ngày tùy mức độ bệnh lên vùng da tổn thương làm kìm hãm bệnh rất có hiệu quả, làm da không bong tróc vảy nữa.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Da đầu nhiều gàu, theo từng mảng phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 23 tuổi, ở Hà Nội. Da đầu tôi bị rất nhiều gàu theo từng mảng, thỉnh thoảng có những mụn đỏ xuất hiện. Khi nào thấy stress hoặc nóng nực thì bị ngứa. Hiện tại tôi có dùng dầu gội trị gàu Hair Clear, gàu có giảm nhưng trong thời gian ngắn lại tái phát. Mỗi khi mùa đông về tôi thấy rất khổ vì bụi gàu nhiều. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Rất có thể bạn bị bệnh vảy nến da đầu, gàu mà bạn thấy chính là các vảy sừng ở da trong bệnh vảy nến. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu là bệnh vảy nến thì hiện tại không có thuốc chữa khỏi mà chỉ bôi thuốc hạn chế bệnh. Bạn có thể áp dụng biện pháp dân gian rất có hiệu quả là: Dùng nước sắc của vỏ cây núc nác, đắp lên vùng da tổn thương hàng ngày hoặc cách ngày tùy tình hình bệnh, chú ý là không cho muối.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl