Những điều nên biết về điều trị chấn thương đốt sống cổ


4,226
1
1
Xu
53
Để điều trị chấn thương đốt sống cổ, bệnh nhân có thể phẫu thuật làm chắc vững cột sống hoặc ghép tế bào gốc,… Tham khảo những lời khuyên dưới đây của bác sĩ để bổ sung thêm kiến thức về cách điều trị chấn thương này.

Bị tai nạn giao thông chấn thương đốt sống thứ tư và dập tủy, chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Trường An

Cháu chào bác sĩ!

Anh cháu năm nay 28 tuổi bị tai nạn giao thông nay gần hai tháng, bị chấn thương đốt sống cổ thứ tư và bị dập tủy, hiện bị liệt hai chân, hai tai thì cử động được nhưng chưa cầm nắm gì được, hai chân thỉnh thoảng khi động vào thì co rút lại, bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng của anh cháu như vậy có thể đi lại được không. Lúc trước anh cháu có vật lý trị liệu chân có cử động được, nhưng do vết thương ở lưng làm tạm ngưng chữa trị vật lý trị liệu nên chân không cử động được nữa. Bác sĩ cho cháu hỏi là khoảng bao lâu anh cháu sẽ hồi phục và sức khỏe có còn như trước đây nữa không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên


Chào cháu.

Anh cháu bị chấn thương cột sống cổ có dập tủy đã được 2 tháng. Thông thường sau các chấn thương hay có các tổn thương mô tủy như chấn động tủy, dập tủy gây liệt. Nếu không có các tổn thương về đốt sống hoặc các triệu chứng chèn ép tủy trên phim chụp cộng hưởng từ thì không cần phẫu thuật; ngược lại thì cần phải phẫu thuật. Sau chấn thương cột sống tủy sống có giai đoạn sốc tủy, tức là đình trệ hoàn toàn các chức năng ly tâm và hướng tâm từ chỗ tổn thương trở xuống. Giai đoạn sốc tủy thường kéo dài từ 3 đến 5 tuần. Sau giai đoạn sốc tủy bệnh nhân có các triệu chứng hồi phục như tăng phản xạ gân xương, phản xạ tự động tủy. Như vậy hiện tượng co rút chân của anh cháu khi chạm vào là thể hiện sự tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự động tủy ở giai đoạn sau sốc tủy. Một vấn đề quan trọng đối với các bệnh nhân chấn thương tủy sống đó là phải tập vật lý trị liệu tích cực gồm có điện xung, hồng ngoại, tập vận động thụ động và chủ động, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Thời điểm tập là sau chấn thương khoảng hai đến ba tuần. Nếu không tập tích cực sẽ bỏ qua cơ hội để hồi phục chi bị liệt. Thời gian phục hồi tốt nhất trong 6 tháng đầu. Theo tôi anh cháu cần mượn một kỹ thuật viên phục hồi chức năng để tập vận động chân tay bị liệt ngay giai đoạn này, việc luyện tập sẽ không tác động tới vết thương ở lưng.

Chúc anh cháu sớm hồi phục.

Bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5, liệt tứ chi, có chữa được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu bị tai nạn giao thông, bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5 bị liệt tứ chi, tay cử động được nhưng không cầm nắm được vật gì và toàn thân liệt cứng. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu còn chữa được không và chữa ở đâu? Có tốn kém không ạ? Có bảo hiểm có được giảm chi phí không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào cháu!

Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị chấn thương tủy sống đốt cổ 4, 5 và liệt tứ chi, tay còn cử động được chút ít nhưng không rõ cháu bị chấn thương lâu chưa và đã chữa trị ở đâu chưa. Vì khả năng hồi phục tổn thương tủy sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương tủy sống, cơ thể người bệnh, chữa trị thích hợp và kịp thời,… Việc khắc phục kịp thời có thể giải phóng chèn ép tủy giúp tổn thương có thể hồi phục.

Về chữa trị chấn thương cột sống bị liệt tuỷ thì bên cạnh việc phẫu thuật làm chắc vững cột sống, có thể cân nhắc tới việc ghép tế bào gốc sớm để phục hồi. Mặc dù đây là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhân bị chấn thương tủy sống nhưng giá thành hiện tại còn khá cao, giá một ca ghép tế bào gốc có thể hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp nhất thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để khám.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Chấn thương đốt sống cổ, gẫy xương mỏn nha


Câu hỏi bởi: dinh xuan toi

Thưa bác sĩ.

Em bị gẫy xương mỏn nha c2 do bị tai nạn, đã đi mổ về được 2 tháng rồi và hiện giờ xoay cổ rất khó không như bình thường cổ cứng vào. Em muốn hỏi như vậy có sao không ạ? Bao lâu hồi phục lai được và có di chứng không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hoàng Dương


Chào bạn.

Nếu bạn mới mổ xong thì có thể nghiên cứu và tập bài tập cột sống cổ theo yoga cũng tốt. Bạn nên tập với cường độ tăng dần và kết hợp matxa nhẹ nhàng. Trong quá trình đó, nên chú ý nếu có các biểu hiện khác thường như là đau đầu, mắt nhìn mờ, hoặc tê nhức vai tay thì cần khám ngay.

Chúc bạn sức khỏe.

Điều trị chấn thương cột sống


Câu hỏi bởi: Tuấn Anh

Chào bác sĩ!

Em giới tính nam, năm nay 21 tuổi đang là nhân viên văn phòng và sinh viên. Em có đi chụp Xquang vì bị đau lưng gần 3 tháng nay. Sáng nay em có khiêng chiếc bàn gỗ trong nhà khá nặng và hơi nghiêng người nên bị đau nhói. Đến đầu giờ chiều em đã đi chụp Xquang để kiểm tra, sau khi chụp xong bác sĩ ở đó có giải đáp em đi chụp thêm cắt lớp để chẩn đoán được chính xác đốt sống có dấu hiệu nứt kia. Phiền bác sĩ xem phim chụp và chẩn đoán giúp em vết đó có tác động gì tới sức khoẻ, cột sống và phải chữa trị như thế nào? Nhìn vào phim đó em chỉ biết mình bị gai đốt sống. Kính mong bác sĩ chẩn đoán và giải đáp giúp.

Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể bạn bị chấn thương cột sống theo cơ chế nén ép theo chiều đứng dọc và trật xoay theo trục ngang. Các tổn thương thường gặp là:

Tổn thương xương: Tổn thương thân đốt sống, gãy chân cung, gãy khối khớp trên , dưới, eo…, gãy bản sống, mõm gai, mõm ngang. Tổn thương dây chằng: trật khớp, bong gân lành tính … Tổn thương đĩa đệm: thoát vị. Tổn thương tủy sống, thần kinh: Đứt tủy một phần, đứt tủy hoàn toàn: mất toàn bộ vận động, cảm giác phía bên dưới tổn thương (3% bệnh nhân có thể hồi phục một phần sau 24 giờ ). Dập tủy, xuất huyết, thiếu máu, hoại tử, phù nề… Các tổn thương này có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ, sau khi chất xám trung tâm bị tổn thương thì chúng lan rộng ra chất trắng tạo nên những phản ứng tế bào đệm, xơ hóa, nang, thoái hóa… Tổn thương rễ thần kinh: đứt, dập, chèn ép. Tổn thương màng tủy : rách, máu tụ NMC, DMC, nang màng nhện. Tổn thương mạch máu : đau tủy sống trước hay sau bên -> nhũn tủy.

Trường hợp của bạn có thể chỉ gây nứt đốt sống. Tuy nhiên bạn không nói rõ là bị ở đốt nào và không thấy phim kèm theo nên không trả lời cụ thể cho bạn được. Nhưng nếu bạn bị nứt cột sống thì biến chứng thường gặp của nó là sự mất vững cột sống và gây đau hoặc các biểu hiện thần kinh đi kèm như:

Yếu, liệt nhóm cơ, yếu liệt chi. Rối loạn hô hấp do liệt cơ hoành. Dị cảm, giảm cảm giác, mất cảm giác. Tổn thượng rễ thần kinh. Hội chứng tủy trung tâm. Hội chứng cột sau, cột trước, cột bên chóp tủy, chùm đuôi. Rối loạn thần kinh thực vật: shock tủy …

Như vậy, bạn cần hỏi bác sĩ khám trực tiếp để giải đáp chữa trị cụ thể. Hiện tại, bạn nên nằm bất động, uống thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần.

Chúc bạn chóng bình phục!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl