Tuyển chọn những câu hỏi hay liên quan đến hiện tượng đau tai


4,226
1
1
Xu
53
Phần lớn những trường hợp đau tai thường khó xác định chính xác lý do. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này để xử lý kịp thời khi gặp phải.

đau tai phải


Câu hỏi bởi: Liên

Thưa bác sĩ, trước đây cháu đã bị viêm tai giữa, chảy mũ,thủng màng nhĩ và phải mổ vá màng nhĩ 2 bên tai. Tai phải đã mổ được khoảng 7,8 năm rồi và vẫn bình thường. Nhưng gần đây cháu bị nhiệt ở gần cuống lưỡi bên phải, cùng thời điểm đó thì tai bên phải cũng bắt đầu nhức, đau âm ỉ liên tục ( đến nay cũng đã 1 tuần ). Cháu chỉ uống nước đỗ đen để làm mát và hạ nhiệt cơ thể chứ chưa uống thuốc kháng sinh gì. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi việc tai cháu bị đau tái phát có phải nguyên nhân từ nhiệt lưỡi gây ra không? Năm nay cháu 27 tuổi.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn.

Theo những thông tin bạn cung cấp thì việc tai phải đau nhức trở lại không phải là nguyên nhân của việc bạn bị nhiệt lưỡi. Khả năng cao là bạn đã bị viêm tai trở lại. Bạn hãy đến phòng khám gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Mong những thông tin trên có thể giúp đỡ được cho bạn.

Chúc bạn mau khỏe.

Đau tai và ù tai


Câu hỏi bởi: hoa moc lan

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 21 tuổi, là nữ giới nhưng bị đau tai trái. Cháu cũng không nghe rõ lúc nào cũng thấy như bị ù tai, những lúc ho hoặc hít vào thì đau nhiều hơn. Vậy cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Đau tai kèm ù tai và nghe không rõ có thể do viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Viêm tai ngoài như nút ráy tai, nhọt tai ngoài, viêm tai ngoài do nấm,… Bệnh tai giữa như viêm tai giữa cấp – mãn tính, viêm tai giữa có dịch dưới màng nhĩ, tắc vòi nhĩ,… Nói chung là sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra có cùng biểu hiện như trên. Nên để biết chính xác bệnh gì và cách chữa ra sao thì bạn nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng. Có thể bạn sẽ được nội soi tai, kiểm tra chức năng tai, làm nghiệm pháp Valsalva,…

Theo tôi, khả năng lớn là bạn bị viêm tai giữa cấp. Màng nhĩ sưng, màu đỏ nên trở nên dày hơn và có ít dịch dưới màng nhĩ gây ù và đau tai kèm theo nghe không rõ. Bệnh thường xảy ra sau khi bạn bị cảm cúm hoặc chỉ đau họng nhẹ và hắt xì vài cái. Sau đó, bệnh từ mũi họng lan lên tai theo đường vòi tai. Đây là ống nối tai giữa với họng mũi.

Chúc bạn vui vẻ.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Đau tai do nước vào tai có tự khỏi không?


Câu hỏi bởi: Vutienvuong

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi cho cháu hỏi nếu bị đau tai nhẹ, cứ thỉnh thoảng lại hơi nhói, nhưng lại không bị chảy máu hay nghe kém. Vì do cháu tắm bị nước vào nên lấy bông ngoáy nên giờ cháu bị đau tai sau 2 tuần. Giờ cháu nên làm thế nào ạ? Liệu cháu có bị thủng màng nhĩ không ạ? Và nó có thể tự khỏi không ạ?

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Ngoáy tai bằng tăm bông ít có nguy cơ tổn thương màng nhĩ trừ khi ngoáy thô bạo, tác dụng mạnh trực tiếp vào màng nhĩ mới có thể gây thủng.

Còn hiện tượng, bạn bị đau tai có thể là do viêm ống tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa hay viêm ống tai ngoài mà không được phát hiện sớm và chữa trị sớm thì có thể gây thủng màng nhĩ, dò mủ vào trong hay ra ngoài. Để chẩn đoán chính xác bạn cần đi khám Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi tai để kiểm tra cho bạn. Màng nhĩ, nếu bị thủng lỗ nhỏ thì có thể tự liền được còn nếu thủng lớn thì cần phải phẫu thuật tạo hình lại màng nhĩ và chức năng nghe sẽ bị giảm ít nhiều.

Chúc bạn khỏe!

Bị hóc xương cá, nuốt nước bọt bị đau tai


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Người thân của tôi năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Gần đây người nhà tôi ăn cá chẳng may bị hóc xương đến nay vẫn chưa hết, nuốt nước bọt thì đau tai, vậy chúng tôi nên làm gì để điều trị?

Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Thời gian hóc xương cá tác động rất quan trọng đến mức độ nặng của bệnh. Mắc càng lâu xương trong cổ, nguy cơ nhiễm trùng cổ rất lớn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do xương cá đâm vào cổ gây vết thương từ bên trong. Từ vết thương này vi khuẩn tại chỗ xâm nhập gây nhiễm trùng ngày càng lan rộng (ở bên trong đường tiêu hóa có rất nhiều vi khuẩn).

Bạn nên cho cháu nhịn ăn uống hoàn toàn, đến khám bệnh tại bác sĩ Tai Mũi Họng các bệnh viện để các bác sĩ dùng mọi phương tiện như chụp phim hay nội soi để tìm là lấy xương trong cổ ra càng nhanh càng tốt. Không nên để lâu xương cá trong cổ, không nên chữa mẹo, tìm người “đè ngược” vuốt cổ hay nuốt thêm chuối, rau,… càng làm xương đâm vào sâu hơn. Phòng tránh mắc xương khi ăn nên tập trung, không cười đùa. Loại bỏ xương trước khi chế biến thức ăn. Chẳng may bị hóc xương thì nên dừng ăn uống và đến ngay các bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Thường xuyên đau tai, nghe kém là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giang

Chào bác sĩ.

Em năm nay 24 tuổi, nữ giới. Tai của em hay bị đau bên trong, nghe kém và rất khó nghe khi có tiếng ồn nhẹ. Do công việc em chỉ được nghỉ chủ nhật nên cũng chưa đi khám được. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì và chữa trị như thế nào?

Em cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Theo những triệu chứng bạn mô tả, có thể bạn đã bị viêm tai giữa mãn tính. Viêm tai giữa là bệnh gặp ở người lớn. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Nếu bị viêm tai giữa mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ xảy ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.

Một số dấu hiệu và biểu hiện thường gặp của viêm tai giữa ở người lớn bao gồm: đau tai, thoát nước của chất lỏng từ tai, giảm thính giác, nghe kém.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa có thể là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ. Có tình huống mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.

Bạn nên sắp xếp công việc đi khám sớm để chữa trị kịp thời tránh để biến chứng điếc vĩnh viễn. Có nhiều cách chữa trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp chữa trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Thời gian chữa trị tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ không thủng có thể uống thuốc nhỏ tai. Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3-4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ. Tóm lại, việc chữa trị sẽ theo tình trạng bệnh cụ thể của bạn sau khi được bác sĩ chuẩn đoán.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl