Nối gân là gì? Tại sao lại cần nối gân? Tuyển tập dưới đây sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn khái quát về vấn đề này.
Cách luyện tập và thời gian phục hồi sau phẫu thuật nối gân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị đứt gân gót chân khoảng trên mắt cá một xíu. Em được bác sĩ bệnh viện Đắk Nông nối lại với phương pháp thông thường khoảng 1 tháng rồi. Hiện tại em đang tập đi lại dần dần sau khi tháo bột, nhưng em có cảm giác căng gân lên và nhức chân. Bác sĩ cho em hỏi liệu những tình trạng trên có ảnh hưởng gì không và có ảnh hưởng gì tới quá trình đi lại sau này của em không? Khoảng khi nào em có thể đi lại bình thường? Bác sĩ nối gân cho em bảo chỉ nối gân chỉ cắt ra khi vết thương bị nhiễm trùng, còn không thì để vẫn không sao. Nhưng em sợ ảnh hưởng tới sau này. Nếu cắt thì khoảng khi nào em có thể tháo được ạ? Và có thể sử dụng phương pháp cắt nội soi không? Có cách nào để kiểm tra quá trình hồi phục của gân không ạ? Có cần kiêng các món ăn nào hay dùng những loại thuốc nào để làm nhanh qua trình hồi phục không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Sau khi phẫu thuật khâu nối gân gót thì phải bó bột đùi bàn chân gối gập 15 – 30 độ bàn chân gập 30 độ khi xuất viện, tập đi 2 nạng không chống chân bị đau. Sau 3 tuần bỏ bột cũ, đổi sang bột cẳng bàn chân – bàn chân gấp 30 độ, giữ thêm 3 tuần, tập đi chống một phần chân đau. Sau đó bỏ bột, bắt đầu tập kéo dãn gân gót, gấp – duỗi chủ động và thụ động cổ chân, tập thăng bằng, tập mạnh cơ tam đầu, day sẹo dính xung quanh vết mổ.
Trường hợp của em mới phẫu thuật sau một tháng và mới tháo bột, vì vậy khi đi lại có cảm giác căng nhức, hiện tượng này sẽ mất đi sau một thời gian luyện tập. Em cần luyện tập co duỗi nhẹ nhàng khớp cổ chân với lực tăng dần, tập thăng bằng. Em có thể đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập đạt hiệu quả tốt. Thông thường sau 15 tuần sức cơ trở lại bình thường, sau 6 tháng có thể chơi các môn thể thao. Phẫu thuật nối gân gót hiện nay có 2 phương pháp là dùng gân cơ khác làm cầu nối hoặc kéo áp sát 2 đầu gân đứt. Các phương pháp này dùng chỉ không tan có tác dụng giữ vững lực cho gân gót vì vậy nó sẽ được để như vậy mãi về sau mà không sợ bị tác động gì.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị sốt hồi nhỏ và chích thuốc bị rút gân giờ có nối gân được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 25 tuổi. Em bị sốt hồi nhỏ và chích thuốc bị rút gân. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp vủa em có nối gân được không ạ? Em đứng không thẳng và có đi phẫu thuật nhưng hồi đó chỉ kéo gân vậy giờ em có thể nối gân được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em chưa mô tả kỹ bệnh của em thế nào, bị ở vùng nào, đi lại ra sao. Nếu phẫu thuật nối gân thì hoàn toàn có thể được, em cần đến các bệnh viện tuyến trung ương để tiến hành phẫu thuật tránh các tai biến về sau.
Chúc em mạnh khỏe!
Nối gân đã đi lại được nhưng chỗ nối rất cứng tập phục hồi ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị đứt gân gấp cổ chân, đã được phẫu thuật nối gân tính đến nay được 2 tháng. Hiện giờ chân em đã đi lại được nhưng chổ nối đụng vào thì rất cứng. Xin hỏi với tình trạng này em nên tập phục hồi thế nào để có thể chơi thể thao được? Em xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Sau khi khâu nối gân cần bất động từ 4 đến 6 tuần cho gân liền, sau đó tập vận động cổ chân để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân, cho đến 3 tháng có thể xem như gân lành. Tình trạng của em bây giờ là đã đi lại được và chỗ nối đụng vào thì rất cứng. Không biết chân em có bị co quắp hoặc vẹo cứng không, nếu bị như vậy thì có thể em bị viêm dính gân. Nếu em chỉ bị cứng chỗ nối và cử động cổ chân tốt thì chỗ cứng đó là do sẹo. Em có thể đến trung tâm Vật lý trị liệu để tập vận động được tốt nhất; ngoài ra sẽ sử dụng sóng siêu âm để phá các sẹo cứng.
Chúc em mạnh khỏe.
Hiện tượng tay tê cứng sau phẫu thuật nối gân đến bao lâu thì giảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em bị đứt gân ở cổ tay trái và bị lóc mất da. Sau phẫu thuật nối gân 1 tháng em ghép da rồi khoảng 2 tháng em mới tập Vật lý trị liệu, hiện tại ngón giữa của em bị có rút do vết sẹo dính và tê cứng. Bác sĩ có thể cho em biết hiện tượng tay em tê cứng đến bao nhiêu tháng mới giảm được ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân gấp nói riêng hầu như không tác động tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh. Sau phẫu thuật cần bất động tốt nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được rằng vận động sớm sau mổ là yếu tố tích cực trong phục hồi chức năng, đem lại kết quả rất tốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách hướng dẫn vận động có thể gây đứt chỗ nối do căng giãn quá mức cần thiết.
Có nhiều phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật, các bác sĩ Vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn phương pháp phù hợp. Hiện tượng ngón tay co rút và tê cứng do sẹo dính thì bạn cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để có hướng xử trí, xem xét việc can thiệp bằng phẫu thuật.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Phẫu thuât nối gân và động mạch có thể khám chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em trai cháu không may tai nạn, bị mảnh kính cắt vào tay, hiện nay đã phẫu thuât nối gân và động mạch.được hơn 10 ngày. Nhưng hiện nay ngón út của em vẫn chưa cử động được và không thấy cảm giác. Em bị đứt ở cổ tay phải. Các bác sĩ nối cho em nói rằng để theo dõi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, như trường hợp em cháu phải đợi hay có thể khám chữa ở đâu không ạ. Em phẫu thuật ở bệnh viện Ba Lan, Nghệ An.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, em trai cháu đã bị vết thương cổ tay, đứt gân và động mạch, và đã được chữa trị. Mặc dù đã hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa cử động được và không thấy cảm giác, điều này có thể là do vết thương chưa hoàn toàn lành và hoạt động cân cơ, thần kinh chưa hồi phục. Do vậy, trước hết cháu và gia đình cần yên tâm chữa trị cho em theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đi khám lại theo hẹn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sức khỏe và nghỉ ngơi cho em cháu để tăng sức đề kháng cơ thể, giúp tổn thương mau hồi phục.
Chúc em cháu sớm bình phục!
Cách luyện tập và thời gian phục hồi sau phẫu thuật nối gân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị đứt gân gót chân khoảng trên mắt cá một xíu. Em được bác sĩ bệnh viện Đắk Nông nối lại với phương pháp thông thường khoảng 1 tháng rồi. Hiện tại em đang tập đi lại dần dần sau khi tháo bột, nhưng em có cảm giác căng gân lên và nhức chân. Bác sĩ cho em hỏi liệu những tình trạng trên có ảnh hưởng gì không và có ảnh hưởng gì tới quá trình đi lại sau này của em không? Khoảng khi nào em có thể đi lại bình thường? Bác sĩ nối gân cho em bảo chỉ nối gân chỉ cắt ra khi vết thương bị nhiễm trùng, còn không thì để vẫn không sao. Nhưng em sợ ảnh hưởng tới sau này. Nếu cắt thì khoảng khi nào em có thể tháo được ạ? Và có thể sử dụng phương pháp cắt nội soi không? Có cách nào để kiểm tra quá trình hồi phục của gân không ạ? Có cần kiêng các món ăn nào hay dùng những loại thuốc nào để làm nhanh qua trình hồi phục không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Sau khi phẫu thuật khâu nối gân gót thì phải bó bột đùi bàn chân gối gập 15 – 30 độ bàn chân gập 30 độ khi xuất viện, tập đi 2 nạng không chống chân bị đau. Sau 3 tuần bỏ bột cũ, đổi sang bột cẳng bàn chân – bàn chân gấp 30 độ, giữ thêm 3 tuần, tập đi chống một phần chân đau. Sau đó bỏ bột, bắt đầu tập kéo dãn gân gót, gấp – duỗi chủ động và thụ động cổ chân, tập thăng bằng, tập mạnh cơ tam đầu, day sẹo dính xung quanh vết mổ.
Trường hợp của em mới phẫu thuật sau một tháng và mới tháo bột, vì vậy khi đi lại có cảm giác căng nhức, hiện tượng này sẽ mất đi sau một thời gian luyện tập. Em cần luyện tập co duỗi nhẹ nhàng khớp cổ chân với lực tăng dần, tập thăng bằng. Em có thể đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập đạt hiệu quả tốt. Thông thường sau 15 tuần sức cơ trở lại bình thường, sau 6 tháng có thể chơi các môn thể thao. Phẫu thuật nối gân gót hiện nay có 2 phương pháp là dùng gân cơ khác làm cầu nối hoặc kéo áp sát 2 đầu gân đứt. Các phương pháp này dùng chỉ không tan có tác dụng giữ vững lực cho gân gót vì vậy nó sẽ được để như vậy mãi về sau mà không sợ bị tác động gì.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị sốt hồi nhỏ và chích thuốc bị rút gân giờ có nối gân được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 25 tuổi. Em bị sốt hồi nhỏ và chích thuốc bị rút gân. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp vủa em có nối gân được không ạ? Em đứng không thẳng và có đi phẫu thuật nhưng hồi đó chỉ kéo gân vậy giờ em có thể nối gân được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em chưa mô tả kỹ bệnh của em thế nào, bị ở vùng nào, đi lại ra sao. Nếu phẫu thuật nối gân thì hoàn toàn có thể được, em cần đến các bệnh viện tuyến trung ương để tiến hành phẫu thuật tránh các tai biến về sau.
Chúc em mạnh khỏe!
Nối gân đã đi lại được nhưng chỗ nối rất cứng tập phục hồi ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị đứt gân gấp cổ chân, đã được phẫu thuật nối gân tính đến nay được 2 tháng. Hiện giờ chân em đã đi lại được nhưng chổ nối đụng vào thì rất cứng. Xin hỏi với tình trạng này em nên tập phục hồi thế nào để có thể chơi thể thao được? Em xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Sau khi khâu nối gân cần bất động từ 4 đến 6 tuần cho gân liền, sau đó tập vận động cổ chân để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân, cho đến 3 tháng có thể xem như gân lành. Tình trạng của em bây giờ là đã đi lại được và chỗ nối đụng vào thì rất cứng. Không biết chân em có bị co quắp hoặc vẹo cứng không, nếu bị như vậy thì có thể em bị viêm dính gân. Nếu em chỉ bị cứng chỗ nối và cử động cổ chân tốt thì chỗ cứng đó là do sẹo. Em có thể đến trung tâm Vật lý trị liệu để tập vận động được tốt nhất; ngoài ra sẽ sử dụng sóng siêu âm để phá các sẹo cứng.
Chúc em mạnh khỏe.
Hiện tượng tay tê cứng sau phẫu thuật nối gân đến bao lâu thì giảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em bị đứt gân ở cổ tay trái và bị lóc mất da. Sau phẫu thuật nối gân 1 tháng em ghép da rồi khoảng 2 tháng em mới tập Vật lý trị liệu, hiện tại ngón giữa của em bị có rút do vết sẹo dính và tê cứng. Bác sĩ có thể cho em biết hiện tượng tay em tê cứng đến bao nhiêu tháng mới giảm được ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân gấp nói riêng hầu như không tác động tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh. Sau phẫu thuật cần bất động tốt nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được rằng vận động sớm sau mổ là yếu tố tích cực trong phục hồi chức năng, đem lại kết quả rất tốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách hướng dẫn vận động có thể gây đứt chỗ nối do căng giãn quá mức cần thiết.
Có nhiều phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật, các bác sĩ Vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn phương pháp phù hợp. Hiện tượng ngón tay co rút và tê cứng do sẹo dính thì bạn cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để có hướng xử trí, xem xét việc can thiệp bằng phẫu thuật.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Phẫu thuât nối gân và động mạch có thể khám chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em trai cháu không may tai nạn, bị mảnh kính cắt vào tay, hiện nay đã phẫu thuât nối gân và động mạch.được hơn 10 ngày. Nhưng hiện nay ngón út của em vẫn chưa cử động được và không thấy cảm giác. Em bị đứt ở cổ tay phải. Các bác sĩ nối cho em nói rằng để theo dõi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, như trường hợp em cháu phải đợi hay có thể khám chữa ở đâu không ạ. Em phẫu thuật ở bệnh viện Ba Lan, Nghệ An.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, em trai cháu đã bị vết thương cổ tay, đứt gân và động mạch, và đã được chữa trị. Mặc dù đã hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa cử động được và không thấy cảm giác, điều này có thể là do vết thương chưa hoàn toàn lành và hoạt động cân cơ, thần kinh chưa hồi phục. Do vậy, trước hết cháu và gia đình cần yên tâm chữa trị cho em theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đi khám lại theo hẹn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sức khỏe và nghỉ ngơi cho em cháu để tăng sức đề kháng cơ thể, giúp tổn thương mau hồi phục.
Chúc em cháu sớm bình phục!
Theo ViCare