Một số câu hỏi thường gặp về đau nửa đầu bên trái (Phần 1)


4,226
1
1
Xu
53
Cơn đau nửa đầu bên trái có thể khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu và mất tập trung. Tìm hiểu về đau nửa đầu bên trái qua tuyển tập câu hỏi sau đây để có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh này.

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi cho cháu hỏi cháu hay bị đau nửa đầu bên trái là bị làm sao hả?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Đau nửa đầu là chứng bệnh do rối loạn vận mạch thần kinh mạch máu não, tức là mạch máu một bên nửa đầu bị co giãn bất thường sinh ra đau nửa đầu bên đó. Đau nửa đầu tên gọi quốc tế là Migraine, chứng đau nửa đầu mang tính chất gia đình tức là trong gia đình bố hay mẹ bị đau nửa đầu thì con cái cũng dễ mắc chứng đau nửa đầu. Bệnh này không phải là di truyền mà nó mang tính chất gia đình mà thôi vì chưa có bằng chứng tìm ra gien di truyền đối với bệnh này. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, cơn đau theo chu kỳ có thể đau một nửa đầu bên này sau đó đau sang nửa đầu bên đối diện. Cơn đau kéo dài, có thể đau dữ dội làm người bệnh rất khó chịu gây tác động đến sức khoẻ và hiệu xuất làm việc và học tập của người bệnh.

Đau nửa đầu có hai loại, đau nửa đầu có biểu hiện báo trước và đau nửa đầu không có biểu hiện báo trước. Đau nửa đầu không có biểu hiện báo trước hay xuất hiện về đêm và gần sáng, cơn đau với tần suất 1-2 cơn 1 tuần, cơn kéo dài 4-72h, nếu suy nghĩ căng thẳng và làm việc gắng sức thì cơn đau càng tăng, nếu nghỉ ngơi yên tĩnh cơn đau sẽ giảm và dịu dần. Đau nửa đầu có biểu hiện báo trước là trước cơn đau khoảng 1h, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn thị giác, cảm giác và ngôn ngữ theo trình tự kéo dài khoảng 30 phút sau đó mới xuất hiện cơn đau giống như loại đau nửa đầu không có biểu hiện báo trước. Cháu nên tới khoa Thần kinh khám để được chữa trị nếu để lâu rất có hại cho sức khoẻ.

Chúc cháu mau lành bệnh!

Đau nửa đầu bên trái phía trên tai trở lên tới đỉnh đầu, đau theo cơn là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nam, năm nay 37 tuổi. Cứ cách 5 đến 6 tháng là em bị đau đầu một lần, mỗi lần kéo dài 4 đến 5 ngày. Em bị đau ở phần nửa đầu bên trái phía trên tai trở lên tới đỉnh đầu. Nó cứ đau từng đợt, khoảng 1 phút nó đau nhói lên khoảng 1 đến 2 giây xong lại bình thường như không có gì. Mỗi lần như thế làm em đau giật méo cả mặt mà cảm giác đau ở phần dưới da đầu chứ không phải đau ở trong sọ. Vậy bác sĩ giúp giải đáp xem em bị cái gì ạ.

Em cảm ơn nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu chưa rõ, nhưng di truyền và yếu tố môi trường cả hai đều có vai trò. Đau nửa đầu có thể được gây ra bởi sự thay đổi về thần kinh sinh ba. Sự mất cân bằng hóa chất não, bao gồm Serotonin làm đau đầu ở hệ thần kinh. Mức Serotonin giảm trong thời gian đau nửa đầu. Điều này có thể kích hoạt hệ thống sinh ba để giải phóng các chất được gọi là Neuropepxides, đi đến phủ bên ngoài bộ não (màng não). Kết quả là nhức đầu gây đau đớn. Cho dù cơ chế chính xác của những cơn đau đầu, một số những điều có thể kích hoạt chúng.

Đau nửa đầu thường gây nên bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, thực phẩm. Một số chứng đau nửa đầu xuất hiện để được kích hoạt bởi các loại thực phẩm nhất định. Thường gặp như: rượu, bia và rượu vang đỏ đặc biệt, pho mát, sô cô la; Aspartame; lạm dụng cafein, bột ngọt – một thành phần quan trọng trong một số loại thực phẩm châu Á, thức ăn mặn, và thực phẩm chế biến. Bỏ bữa hoặc ăn chay cũng có thể gây đau nửa đầu. Căng thẳng Stress trong công việc hoặc gia đình có thể kích động đau nửa đầu.

Cảm giác kích thích: Đèn chói sáng và mặt trời có thể gây ra chứng đau nửa đầu, như có âm thanh lớn. Mùi bất thường – bao gồm cả mùi hương dễ chịu, chẳng hạn như nước hoa, và mùi khó chịu, chẳng hạn như sơn và khói thuốc, cũng có thể gây đau nửa đầu.

Thay đổi trong lúc ngủ: Hoặc là thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể phục vụ như là một kích hoạt cho các cuộc tấn công đau nửa đầu ở một số cá nhân.

Yếu tố vật lý: Cơ thể gắng sức mạnh, bao gồm cả hoạt động tình dục, có thể gây đau nửa đầu.

Thay đổi môi trường: Sự thay đổi của thời tiết hoặc khí áp có thể nhắc nhở đau nửa đầu.

Thuốc: Một số thuốc có thể làm nặng thêm các chứng đau nửa đầu.

Biện pháp giảm đau nửa đầu:

Nếu do thực phẩm gây ra đau đầu trong quá khứ, thì tránh những loại thực phẩm đó không nên ăn. Nếu mùi hương nào đó là một vấn đề, cố gắng tránh chúng. Nhìn chung, thiết lập một thói quen hàng ngày với giấc ngủ và ăn thường xuyên. Ngoài ra, cố gắng kiểm soát căng thẳng.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục aerobic thường xuyên làm giảm căng thẳng và giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nếu bác sĩ đồng ý, chọn bất cứ tập thể dục aerobic mà thích, bao gồm bơi lội, đi bộ và đi xe đạp. Nên tập từ từ, tuy nhiên, vì bất ngờ tập thể dục cường độ cao có thể gây ra đau đầu. Béo phì cũng được cho là một yếu tố trong đau nửa đầu, và thường xuyên tập thể dục có thể giúp giữ cho trọng lượng xuống.

Nếu như áp dụng các biện pháp trên không thấy hiệu quả thì bạn nên đến khám bệnh tại chuyên khoa Thần kinh để làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán chính xác bệnh nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Đau nửa đầu bên trái, 1 thời gian sau lại chuyển sáng bên đối diện là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu tên Sơn hiện đang là chiến sĩ bộ đội biên phòng Bình Phước, cháu nay 24 tuổi. Cháu muốn hỏi bác sĩ chứng đau của cháu: xuất hiện ở nửa đầu bên trái, 1 thời gian sau lại chuyển sáng bên đối diện, cứ chuyển qua lại mà cháu bị từ năm 19 tuổi rồi ạ, cháu thấy đầu tiên nó đau cái giây thần kinh ở gáy sau đó đo lên ngày góc hàm nằm sau lổ tai tiếp thì lên tới mắt gây ra đỏ mắt chảy nước mắt rồi lại đau lên trán rồi lên phía trên phần chổ tóc, cơn đau kéo dài độ vài tiếng đồng hồ và khi đau thì người cứ giật tưng tưng theo tim đập, đến bây giờ thì cháu cảm thấy trí nhớ cháu không ổn cho lắm nói trước quên sau không ạ. Cháu đã đi bệnh viên nhiều rồi, chụp Mri siêu âm tuyến giáp kiểm tra cũng nhiều rồi mà không ra bệnh, bệnh viện bảo với cháu là do ngủ cao gối, mà cháu đâu như thế. Cháu định đi bệnh viện 175 để kiểm tra tiếp ạ. Mong bác sĩ cho cháu biết cái bệnh của cháu để cháu dễ bề điều trị ạ. Cháu xin gởi lời cảm ơn đến bác sĩ, chúc bác sĩ sức khoẻ nhiều ạ

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tại các phòng khám chuyên khoa Thần kinh hoặc phòng khám Đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đến khám vì đau đầu tương đối phổ biến. Đau đầu thường có rất nhiều lí do, hay gặp nhất là đau nửa đầu căn nguyên mạch hay còn gọi bệnh migraine. Bệnh migraine tần suất gặp 18% ở nữ giới, 6% ở nam giới, 4% ở trẻ em. Tần suất thường gặp nhất ở độ tuổi 25 – 55. Theo báo cáo của WHO năm 2001, migraine được xếp trong số 20 lí do hàng đầu gây thương tật, và nó sẽ là vấn nạn lớn toàn cầu. Tuy bệnh đau đầu thường xuyên gặp và không khó chẩn đoán, nhưng đau đầu migraine thường dễ chẩn đoán nhầm là đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, hoặc đau đầu từng cụm.

Do đó việc chữa trị thường ít hiệu quả. Sinh lý bệnh của cơn đau migraine phức tạp, liên quan tới một số yếu tố chính: Sự di truyền gen dễ bị tổn thương. Ảnh hưởng của các kích hoạt. Kích thích tận cùng các dây thần kinh cảm giác. Sự phóng thích các peptides thần kinh. Giãn mạch máu. Ngoài ra, các dạng biến thể của migraine như migraine mãn tính (đau đầu khởi phát trên 15 ngày/tháng, kéo dài 3 tháng); đau đầu liên tiếp mỗi ngày, không thành cơn rõ rệt, đau có tính chất luân hồi mà lí do chủ yếu là do lạm dụng các thuốc hoặc bệnh nhân có kết hợp trạng thái lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…

Điều trị đau đầu migraine là sự rối loạn thần kinh mạch máu, vì vậy vấn đề chữa trị migraine không chỉ là kê đơn thuốc. Cần có kế hoạch chữa trị tốt bao gồm từ giao tiếp tốt với bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân. Kiểm soát các yếu tố gây khởi phát cơn, theo dõi sự tuân thủ chữa trị của bệnh nhân và đặc biệt sự lựa chọn các thuốc cắt cơn và phòng ngừa hợp lý. Các thuốc chữa trị đau đầu nói chung và đau đầu migraine nói riêng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại biệt dược khác nhau. Điều trị đau đầu migraine bao gồm chữa trị cắt cơn và chữa trị phòng ngừa cơn (chữa trị nền). Điều trị nền, phòng ngừa cơn đau đầu migraine: Chỉ định khi có trên 1 cơn mỗi tuần hoặc đau đầu tác động tới đời sống nghề nghiệp và xã hội của người bệnh.

Cần lưu ý bên cạnh dùng các thuốc cần chữa trị toàn diện, điều chỉnh các yếu tố phát động bệnh, đó là các yếu tố tâm lý, ăn uống (một số chất dễ gây cơn đau đầu như socola, phomat), tiếng động, ánh sánh, khí hậu, thuốc lá, gắng sức mạnh… kết hợp tâm lý liệu pháp, thư giãn, châm cứu.

Cần lưu ý, đau đầu migraine là một loại đau đầu có cơ chế căn nguyên mạch máu thần kinh. Việc chữa trị đòi hỏi phải đúng chuyên khoa, vì nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến thất bại trong chữa trị. Cần chữa trị đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian có như vậy mới tránh được những biến thể của đau đầu migraine làm tác động lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc. Bạn nên khám chuyên khoa Thần kinh tại những bệnh viện Đa khoa uy tín nhé.

Chúc bạn mau khỏi!

Đau nửa đầu bên trái, thỉnh thoảng buốt nhói là bệnh gì?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Cháu bị đau nửa đầu bên trái, ở phần gáy, thỉnh thoảng lại buốt nhói 1 cái, trước thỉnh thoảng cháu mới bị và thời gian bị ngắn hơn, giờ thì bị nhiều hơn, thời gian bị cũng dài hơn, Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị làm sao? Có tác động nhiều đến sức khỏe không và chữa thế nào ạ? Cháu rất hay làm việc trên máy tính.

Cháu cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu!

Các biểu hiện cháu mô tả là dấu hiệu của bệnh đau đầu căn nguyên mạch máu, còn gọi là đau đầu mi-ren (migraine).

Đau đầu mi-ren là thuật ngữ y học chỉ chứng bệnh đau một bên đầu mạn tính. Những cơn đau có thể xuất hiện bên phải hoặc bên trái đầu tùy từng bệnh nhân. Bệnh có thể kéo theo nhiều chứng bệnh đi kèm và để lại nhiều ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Dựa trên dấu hiệu lâm sàng chia bệnh làm hai loại: Đau nửa đầu không thấy biểu hiện báo trước và đau nửa đầu có biểu hiện báo trước).

Đau nửa đầu không thấy biểu hiện báo trước:

Thường xuất hiện về đêm gần sáng, ít xuất hiện ban ngày Bệnh nhân xuất hiện 1-2 cơn đau một tuần Cơn đau kéo dài 4-72 giờ. Cảm giác đau âm ỉ khó chịu, thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn đau nhói như kim châm, đau theo nhịp đậpcủa mạch thái dương và nhịp tim. Cơn đau tăng lên khi làm việc gắng sức, nghỉ ngơi yên tĩnh cơn đau giảm dần.

Đau nửa đầu có biểu hiện báo trước:

Trước khi xuất hiện cơn đau khoảng 1 giờ bệnh nhân có rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, theo trình tự xuất hiện khoảng 20-30 phút trước khi xảy ra cơn đau đầu giống như đau nửa đầu không thấy biểu hiện báo trước.

Hiện nay còn nhiều tranh cãi xung quanh lí do gây ra bệnh, tuy nhiên bệnh có liên quan chặt chẽ tới yếu tố gia đình. Theo thống kê nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 40-45%, nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 70%. Nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn. Căng thẳng, mệt mỏi cũng làm gia tăng tình trạng của bệnh. Vì vậy, cháu nên tới chuyên khoa thần kinh để được khám và chữa trị sớm, tránh tác động tới sức khỏe và cuộc sống.

Chúc cháu mau khỏe!

Đau nửa đầu bên trái, không ngủ được, lúc không suy nghĩ thì không đau là triệu chứng của bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi. Cháu năm nay 27 tuổi, là nam gới. Công việc của cháu là kỹ thuật xây dựng chuyên hồ sơ nên cháu phải làm việc máy tính nhiều khoảng 10 tiếng/ngày. Vài ngày nay cháu có triệu chứng đau nửa đầu bên trái và không ngủ được, lúc không suy nghĩ thì không đau. Thường cháu đi ngủ lúc 12h đêm nhưng nằm liên miên không ngủ được và mãi đến khoảng 3h sáng mới ngủ được. Cháu xin bác sĩ giải đáp cho cháu.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào cháu!

Theo như cháu kể khả năng cháu bị rối loạn tuần hoàn não, gây thiếu máu não cục bộ. Cháu nên đi khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết. Các bác sĩ thường sử dụng toa thuốc như sau:

– Flunarizin 5 mg x 20 viên ngày uống 2 viên chia 2 lần

– Magnesi B6 (470mg – 5mg) x 40 viên ngày uống 4 viên chia 2 lần

– Rotunda (rotundin 30 mg) x 10 viên, tối uống 1 viên

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl