Trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân áp xe vú có thể sử dụng nhiều loại thuốc kèm theo để khắc phục căn bệnh này. Những khuyến cáo dưới đây từ bác sĩ sẽ hỗ trọe bệnh nhân lực chọn thuốc cho phù hợp.
Điều trị áp-xe vú
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em đang có bầu được 8 tháng. Em bị áp-xe vú liệu có cách nào điều trị ngoài phẫu thuật không ạ? Và bị áp-xe có tác động gì đến thai nhi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú do 2 loại vi khuẩn này. Khi đã tạo thành áp-xe tuyến vú thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Những ổ áp-xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp-xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp-xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp-xe.
Nếu áp-xe vú mà không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Lúc này, các biểu hiện đã đỡ: không sốt hay chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, không rõ ranh giới, không dính da, ít đau.
Viêm tấy tuyến vú xảy ra gây mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Ổ viêm lan rộng và thấm vào các mô. Biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.
Trường hợp của bạn, bạn đã đi khám ở đâu chưa, liệu có chắc bạn bị áp-xe vú hay chỉ bị viêm tuyến vú thông thường. Nói chung, bạn nên đi khám và giải đáp bác sĩ chuyên khoa. Bạn đang mang thai nên các bác sĩ sẽ có cách chữa trị phù hợp cho bạn. Dù là viêm tuyến vú hay áp-xe vú thì bạn cũng cần được chữa trị để tránh tác động tới sức khỏe của bạn và thai nhi.
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Áp xe vú
Câu hỏi bởi: Trần Thị Thanh Nga
Thưa bác sĩ : Tôi năm nay 36 tuổi, Nữ, đã có 1 cậu con trai 28 tháng tuổi đã cai sữa từ lúc 12 tháng tuổi. Nhưng 2 tháng gần đây tôi bị áp xe vú bên phải. Đi khám và đã mổ 1 lần ở Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi ngày 2/8/2016. Nhưng khi về nhà thì bị trở lại và đã đi Bệnh Viện Sản – Nhi Đà Nẵng và đã nhập viện ở đó. Họ vẫn chuẩn đoán là áp xe vú vì ở bệnh viện Quảng Ngãi mổ vẫn còn và cho nhập viện theo dõi điều trị thuốc kháng sinh 14 ngày từ ngày 26/8/2016 đến ngày 8/9/2016 thì cho về. và hẹn 2 tuần tái khám lại. Nhưng về nhà đến nay chỗ mỗ vẫn ra mủ và vẫn đau. Xin Bác Sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.
Trân trọng./.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn
Khi bị áp xe vú thường có các biểu hiện sau:
Sốt cao 40 độ, rét run
Vú sưng nóng đỏ đau, khi nắm thấy các nhân mền, cảm giác có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, vắt sữa lên miếng bông thấy có mảnh nhỏ vàng nhạt( có mủ trong sữa).
Siêu âm: nhiều ổ chứa dịch, CTM bạch cầu trung tính tăng, CRP dương tính.
Chọc dò có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt: Tuyến vú phụ, hiện tượng lại giống (xuất hiện nhiều vú theo đường nách trước). Hay lao vú; u vú ( nếu nghi ngờ làm sinh thiết tế bào học, khám chuyên khoa)
Tư vấn và điều trị bệnh áp xe vú .
Nghỉ ngơi, không cho bú bên tổn thương, vắt bỏ sữa
Kháng sinh (Rovamyxin 500mg x 2v / ngày trong 15 ngày, phối hợp các thuốc chống viêm). Thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con.
Giảm đau paracetamol 500mg/lần tối đa 3g trong 24g
Vật lý trị liệu: xoa bóp, chườm nóng.
Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin, đặt meches dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.
Với các trường hợp tái phát nhiều lần phải khám để có các chẩn đoán chính xác và mới có phác đồ điều trị đúng được.
Chào bạn.
Vú bên trái gần hố nách bị nổi 6 7 cục là bị sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con em được 3 tháng 10 ngày và bé đang bú má. Cách đây 2 ngày bé bú ít nên em chưa kịp vắt sữa ra (do nhà có khách phải tiếp) nên vú bên trái gần hố nách bị nổi 6 7 cục đau lắm. Em có chườm nước ấm và massage nhiều lần nhưng không hết đau. Có phải như vậy là em bị tắc tuyến sữa và dễ bị Abces không bác sĩ. Cách đây 2 tháng em cũng bị Abces vú bên phải và nằm viện chữa trị hết 2 tuần. Em đau lắm nên giờ rất sợ bị lần nữa. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em để em biết cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, em đang nuôi con bằng sữa mẹ và việc xuất hiện cục đau sau khi không vắt sữa, cộng với tiền sử đã bị Abces, hay áp-xe vú thì rất có thể em bị tình trạng tắc tia sữa. Nguyên nhân gây tắc tia sữa có thể là do lòng ống dẫn sữa bị bít hẹp (do bít tắc trong lòng ống hoặc chèn ép từ bên ngoài vào), khi đó sữa sẽ bị ứ lại bên trong.
Tình trạng này có thể dẫn tới sữa bị đông kết lại, trong khi sữa mới vẫn tiếp tục được tiết ra khiến cho phần ống dẫn trước đoạn tắc càng căng giãn và tình trạng tắc càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số lí do cũng có thể gây tắc tia sữa sau khi sinh như: không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết, cơ thể người mẹ suy nhược, lo âu, stress, không vệ sinh đầu vú sạch sẽ sau khi cho trẻ bú gây nhiễm khuẩn,… Nếu không được khắc phục kịp thời thì tắc tia sữa có thể dẫn tới hình thành khối áp-xe.
Do vậy, em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám và xử trí kịp thời, ngoài việc sử dụng thuốc thì các bác sĩ có thể thực hiện thông tắc tuyến sữa để tránh hình thành ổ áp-xe.
Chúc em sức khỏe.
Trong vú nổi cục khoảng 1cm, núm vú bình thường, sốt và nhức ngực
Câu hỏi bởi: Lehoangphuc
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, cách đây 1 tuần, trong núm vú của con có nổi 1 cục gì đó, khoảng 1cm, núm vú bình thường, bóp vào thì thấy cái cục đó, kèm theo nhức ngực và sốt nhẹ. Cho em hỏi em bị gì? Mong bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì có thể đây là khối áp xe. Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú do 2 loại vi khuẩn này. Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn viêm, bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau.
Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến. Giai đoạn tạo thành áp-xe: có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi biểu hiện của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím. Trường hợp ổ áp-xe nằm ở sâu thì da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ. Tuy nhiên, cũng chưa thể loại trừ đây là một khối u vú. Bạn cần đi khám sớm để xác định bệnh và có hướng chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Đang cho con bú, ngực xuất hiện cục cứng, đau buốt là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi, em đang cho bé nhà em 5 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa ra bình thường nhưng hôm nay em bị đau một bên ngực, sờ vào dưới bầu ngực thấy có cục hơi cứng mà bị đau buốt. Em lo lắng lắm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số vấn đề thường gặp ở thời kỳ cho con bú bạn nên tham khảo:
1. Đau khi cho bé bú: Bé bú sẽ không làm đau, nếu đau phải xem lại tư thế của bé, cách bé ngậm vú, cách bú mút và nuốt, kích thước, hình dạng và tình trạng của núm vú (tổn thuơng da, nứt đầu núm vú).
2. Căng sữa:
Sau sinh, sữa tiết nhiều ở vú dẫn đến hiện tượng căng sữa. Sờ nắn vú thấy căng cứng, cảm giác như nổi cục nhưng sữa vẫn chảy tốt.
Xử trí: Cho bé bú thường xuyên hơn, nặn bỏ sữa nếu bé bú không hết.
3. Cương tức tuyến vú:
Vú quá căng, cương to, căng bóng phù nề, có thể kèm theo sốt. Nặn sữa thấy sữa chảy ra ít. Xảy ra khi sữa ứ lại và các mô phù nề cản lưu thông sữa.
Xử trí: dùng gạc ấm đắp lên 2 vú, xoa nắn nhẹ nhàng, vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút giúp thoát sữa.
4. Viêm vú, áp-xe (nung mủ) vú:
Kết quả của tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc sữa mà không xử trí hiệu quả. Vú bị phù nề cứng một vùng, với đủ biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Viêm vú dễ nhầm với cương tức tuyến vú nhưng cương vú thường toàn bộ vú và không thấy dấu hiệu sưng đỏ còn viêm vú thường khu trú ở 1 phần vú.
Xử trí: Viêm vú sẽ tiến triển thành áp-xe trong vòng 48-72 giờ. Nguyên tắc: Kháng sinh 1-2 tuần (thường dùng là Cephalosporine). Đắp mát lên vú bị viêm. Thuốc giảm đau Paracetamol. Vắt và hút bỏ sữa ở vú bị viêm ít nhất 3 ngày trước khi cho bú trở lại.
Khi tiến triển thành áp-xe vú thì phải rạch thoát mủ, đặt dẫn lưu. Ở thời điểm này nên ngừng cho con bú.
Bạn cần xem xét xem vú mình có thể thuộc tình huống nào để đến bệnh viện can thiệp kịp thời nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị áp-xe vú
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em đang có bầu được 8 tháng. Em bị áp-xe vú liệu có cách nào điều trị ngoài phẫu thuật không ạ? Và bị áp-xe có tác động gì đến thai nhi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú do 2 loại vi khuẩn này. Khi đã tạo thành áp-xe tuyến vú thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Những ổ áp-xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp-xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp-xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp-xe.
Nếu áp-xe vú mà không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Lúc này, các biểu hiện đã đỡ: không sốt hay chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, không rõ ranh giới, không dính da, ít đau.
Viêm tấy tuyến vú xảy ra gây mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Ổ viêm lan rộng và thấm vào các mô. Biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.
Trường hợp của bạn, bạn đã đi khám ở đâu chưa, liệu có chắc bạn bị áp-xe vú hay chỉ bị viêm tuyến vú thông thường. Nói chung, bạn nên đi khám và giải đáp bác sĩ chuyên khoa. Bạn đang mang thai nên các bác sĩ sẽ có cách chữa trị phù hợp cho bạn. Dù là viêm tuyến vú hay áp-xe vú thì bạn cũng cần được chữa trị để tránh tác động tới sức khỏe của bạn và thai nhi.
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Áp xe vú
Câu hỏi bởi: Trần Thị Thanh Nga
Thưa bác sĩ : Tôi năm nay 36 tuổi, Nữ, đã có 1 cậu con trai 28 tháng tuổi đã cai sữa từ lúc 12 tháng tuổi. Nhưng 2 tháng gần đây tôi bị áp xe vú bên phải. Đi khám và đã mổ 1 lần ở Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi ngày 2/8/2016. Nhưng khi về nhà thì bị trở lại và đã đi Bệnh Viện Sản – Nhi Đà Nẵng và đã nhập viện ở đó. Họ vẫn chuẩn đoán là áp xe vú vì ở bệnh viện Quảng Ngãi mổ vẫn còn và cho nhập viện theo dõi điều trị thuốc kháng sinh 14 ngày từ ngày 26/8/2016 đến ngày 8/9/2016 thì cho về. và hẹn 2 tuần tái khám lại. Nhưng về nhà đến nay chỗ mỗ vẫn ra mủ và vẫn đau. Xin Bác Sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.
Trân trọng./.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn
Khi bị áp xe vú thường có các biểu hiện sau:
Sốt cao 40 độ, rét run
Vú sưng nóng đỏ đau, khi nắm thấy các nhân mền, cảm giác có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, vắt sữa lên miếng bông thấy có mảnh nhỏ vàng nhạt( có mủ trong sữa).
Siêu âm: nhiều ổ chứa dịch, CTM bạch cầu trung tính tăng, CRP dương tính.
Chọc dò có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt: Tuyến vú phụ, hiện tượng lại giống (xuất hiện nhiều vú theo đường nách trước). Hay lao vú; u vú ( nếu nghi ngờ làm sinh thiết tế bào học, khám chuyên khoa)
Tư vấn và điều trị bệnh áp xe vú .
Nghỉ ngơi, không cho bú bên tổn thương, vắt bỏ sữa
Kháng sinh (Rovamyxin 500mg x 2v / ngày trong 15 ngày, phối hợp các thuốc chống viêm). Thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con.
Giảm đau paracetamol 500mg/lần tối đa 3g trong 24g
Vật lý trị liệu: xoa bóp, chườm nóng.
Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin, đặt meches dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.
Với các trường hợp tái phát nhiều lần phải khám để có các chẩn đoán chính xác và mới có phác đồ điều trị đúng được.
Chào bạn.
Vú bên trái gần hố nách bị nổi 6 7 cục là bị sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con em được 3 tháng 10 ngày và bé đang bú má. Cách đây 2 ngày bé bú ít nên em chưa kịp vắt sữa ra (do nhà có khách phải tiếp) nên vú bên trái gần hố nách bị nổi 6 7 cục đau lắm. Em có chườm nước ấm và massage nhiều lần nhưng không hết đau. Có phải như vậy là em bị tắc tuyến sữa và dễ bị Abces không bác sĩ. Cách đây 2 tháng em cũng bị Abces vú bên phải và nằm viện chữa trị hết 2 tuần. Em đau lắm nên giờ rất sợ bị lần nữa. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em để em biết cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, em đang nuôi con bằng sữa mẹ và việc xuất hiện cục đau sau khi không vắt sữa, cộng với tiền sử đã bị Abces, hay áp-xe vú thì rất có thể em bị tình trạng tắc tia sữa. Nguyên nhân gây tắc tia sữa có thể là do lòng ống dẫn sữa bị bít hẹp (do bít tắc trong lòng ống hoặc chèn ép từ bên ngoài vào), khi đó sữa sẽ bị ứ lại bên trong.
Tình trạng này có thể dẫn tới sữa bị đông kết lại, trong khi sữa mới vẫn tiếp tục được tiết ra khiến cho phần ống dẫn trước đoạn tắc càng căng giãn và tình trạng tắc càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số lí do cũng có thể gây tắc tia sữa sau khi sinh như: không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết, cơ thể người mẹ suy nhược, lo âu, stress, không vệ sinh đầu vú sạch sẽ sau khi cho trẻ bú gây nhiễm khuẩn,… Nếu không được khắc phục kịp thời thì tắc tia sữa có thể dẫn tới hình thành khối áp-xe.
Do vậy, em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám và xử trí kịp thời, ngoài việc sử dụng thuốc thì các bác sĩ có thể thực hiện thông tắc tuyến sữa để tránh hình thành ổ áp-xe.
Chúc em sức khỏe.
Trong vú nổi cục khoảng 1cm, núm vú bình thường, sốt và nhức ngực
Câu hỏi bởi: Lehoangphuc
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, cách đây 1 tuần, trong núm vú của con có nổi 1 cục gì đó, khoảng 1cm, núm vú bình thường, bóp vào thì thấy cái cục đó, kèm theo nhức ngực và sốt nhẹ. Cho em hỏi em bị gì? Mong bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì có thể đây là khối áp xe. Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú do 2 loại vi khuẩn này. Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn viêm, bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau.
Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến. Giai đoạn tạo thành áp-xe: có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi biểu hiện của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím. Trường hợp ổ áp-xe nằm ở sâu thì da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ. Tuy nhiên, cũng chưa thể loại trừ đây là một khối u vú. Bạn cần đi khám sớm để xác định bệnh và có hướng chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Đang cho con bú, ngực xuất hiện cục cứng, đau buốt là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi, em đang cho bé nhà em 5 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa ra bình thường nhưng hôm nay em bị đau một bên ngực, sờ vào dưới bầu ngực thấy có cục hơi cứng mà bị đau buốt. Em lo lắng lắm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số vấn đề thường gặp ở thời kỳ cho con bú bạn nên tham khảo:
1. Đau khi cho bé bú: Bé bú sẽ không làm đau, nếu đau phải xem lại tư thế của bé, cách bé ngậm vú, cách bú mút và nuốt, kích thước, hình dạng và tình trạng của núm vú (tổn thuơng da, nứt đầu núm vú).
2. Căng sữa:
Sau sinh, sữa tiết nhiều ở vú dẫn đến hiện tượng căng sữa. Sờ nắn vú thấy căng cứng, cảm giác như nổi cục nhưng sữa vẫn chảy tốt.
Xử trí: Cho bé bú thường xuyên hơn, nặn bỏ sữa nếu bé bú không hết.
3. Cương tức tuyến vú:
Vú quá căng, cương to, căng bóng phù nề, có thể kèm theo sốt. Nặn sữa thấy sữa chảy ra ít. Xảy ra khi sữa ứ lại và các mô phù nề cản lưu thông sữa.
Xử trí: dùng gạc ấm đắp lên 2 vú, xoa nắn nhẹ nhàng, vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút giúp thoát sữa.
4. Viêm vú, áp-xe (nung mủ) vú:
Kết quả của tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc sữa mà không xử trí hiệu quả. Vú bị phù nề cứng một vùng, với đủ biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Viêm vú dễ nhầm với cương tức tuyến vú nhưng cương vú thường toàn bộ vú và không thấy dấu hiệu sưng đỏ còn viêm vú thường khu trú ở 1 phần vú.
Xử trí: Viêm vú sẽ tiến triển thành áp-xe trong vòng 48-72 giờ. Nguyên tắc: Kháng sinh 1-2 tuần (thường dùng là Cephalosporine). Đắp mát lên vú bị viêm. Thuốc giảm đau Paracetamol. Vắt và hút bỏ sữa ở vú bị viêm ít nhất 3 ngày trước khi cho bú trở lại.
Khi tiến triển thành áp-xe vú thì phải rạch thoát mủ, đặt dẫn lưu. Ở thời điểm này nên ngừng cho con bú.
Bạn cần xem xét xem vú mình có thể thuộc tình huống nào để đến bệnh viện can thiệp kịp thời nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare