Khạc đờm ra máu, màu bất thường, vón cục,… là những dấu hiệu lạ khá nguy hiểm.. Đây là các trường hợp mà chúng ta cần cảnh giác cao độ.
Bị khô họng, khạc đờm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Buon doi
Chào bác sĩ.
2 tuần nay em bị khô họng nhiều và hay khạc đờm vào sáng sớm, lúc họng khô thì nước bọt trong nhưng lại có ít màu cam trong đó và đôi lúc có hạt bã đậu nhưng họng của em không cảm thấy đau hay vướng khi ăn. Em hút thuốc nhiều năm rồi và đã cai thuốc lá một thời gian dài. Vậy các bác sĩ cho em hỏi thì em đang bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bình thường, người ta không ho ra đờm, nếu có đờm thì phần nhiều là ho khạc ra vào buổi sáng sớm, số lượng ít, có màu trong, bóng nhẫy, chứng tỏ sự trao đổi chất của tổ chức phổi và tổ chức niêm mạc khí quản bình thường. Khi đường hô hấp có bệnh hoặc vào các thời kỳ khác nhau của bệnh thì đờm thay đổi cả về số lượng, màu sắc, độ đặc loãng, mùi vị…
Những triệu chứng của bạn cũng chưa có gì đáng lo ngại. Có thể chỉ là do thay đổi thời tiết hoặc do bạn bắt đấu có dấu hiệu viêm họng. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thời gian này ngậm, xúc miệng nước muối loãng thường xuyên. Nếu các biểu hiện này kèm theo sốt, ho, sụt cân, mệt mỏi kéo dài… thì mới cần đi khám.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau họng, khạc đờm kéo dài là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Liv
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 26 tuổi. Tầm 8 tháng nay cháu bị khạc đờm liên tục và 2 tháng đổ lại cháu thấy vừa đau cổ họng và khạc đờm. Cháu có đi khám Tai – Mũi – Họng thì bác sĩ ở đó nói là bị viêm họng cho cháu thuốc uống và không khỏi. Cháu cũng đi ung bướu khám thì người ta nói cháu bị viêm hầu họng. Cháu dùng thuốc hơn 2 tháng cũng không khỏi. Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu về bệnh tình hiện nay của cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có một số lí do gây ra đờm kéo dài:
– Viêm họng mạn tính, viêm phế quản mãn tính: đờm khạc nhiều vào buổi sáng, lượng ít, màu sắc có thể có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Bệnh thường tiến triển thành từng đợt cấp tính sau những thay đổi thời tiết… Khám thường không thấy biểu hiện gì đặc biệt, chụp phổi bình thường, khám họng trong viêm họng mạn thường có nhiều hạt nhỏ như hạt đỗ xanh ở thành sau của họng…
– Lao phổi: thường bệnh nhân cảm thấy cơ thể mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ về chiều, xét nghiệm đờm thường cho kết quả dương tính với vi khuẩn lao, chụp phổi có tổn thương đặc trưng của lao
– Bệnh giãn phế quản, ung thư phổi: Thường bệnh tiến triển kéo dài, người mệtmỏi, gầy sút nhiều, đờm thường khạc với số lượng nhiều nhất là trong giãn phế quản bệnh nhân thậm chí khạc tới hàng lít đờm/ngày.
– Hút thuốc: những người hút thuốc quá nhiều sẽ gây viêm màng nhầy và làm tăng tiết đờm trong mũi và cổ họng.
– Vấn đề sinh lý: chức năng sinh lý của mũi và cổ họng bị suy yếu hoặc mắc bệnh vách ngăn bị lệch gây ra tình trạng đờm bị kẹt trong mũi và cổ họng, hoặc làm trệch đường lưu thông của đờm.
Trường hợp của bạn đi khám được chẩn đoán viêm họng nhưng chữa trị hơn 1 tháng chưa khỏi. Bạn nên đi khám lại để loại trừ các lí do kể trên nhất là lí do vách ngăn mũi bị lệch. Tuy nhiên, cho dù vì bất cứ lí do nào thì việc thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể cũng rất tốt cho tình trạng bệnh của bạn:
– Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
– Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
– Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch a-xít dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng.
– Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như làm cho bệnh ngày một nặng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Khạc đờm, hỉ mũi ra máu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay đã 34 tuổi và bị bệnh viêm xoang. Đã lâu dạo gần đây mẹ tôi hỉ mũi khạc đờm ra máu, như vậy là bị gì vậy?
Cám ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Mẹ bạn có tiền sử viêm xoang mãn tính nay khạc và hỉ mũi ra đờm lẫn máu thường là triệu chứng bệnh cũ đang nặng lên. Viêm xoang viêm mũi mãn tính thường gây đau đầu, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong hay đục vàng xanh. Khi có máu trong nước mũi lúc hỉ hay khạc có thể bị viêm loét niêm mạc mũi xoang, chảy máu từ chỗ tổn thương niêm mạc mũi xoang, polyp mũi xoang, u nấm xoang, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u mũi xoang, u vòm,…
Có rất nhiều bệnh có thể xảy ra. Bạn nên đi cùng mẹ đến bệnh viện tuyến tỉnh hay trung ương có chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ khám, nội soi mũi xoang, nội soi vòm mũi họng, chụp CT-scan nếu cần kèm theo xét nghiệm chức năng đông cầm máu để tìm ra bệnh và chữa khỏi bệnh nhé. Trước khi đến bệnh viện, mẹ bạn không nên ho, khạc nhiều, không hỉ mũi mạnh sẽ làm cho dễ vỡ mạch máu mũi và làm cho chảy máu nhiều hơn. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý ấm nhỏ nhiều lần vào mũi (gọi là rửa mũi) để rửa sạch đờm dịch mũi, giúp tạm thời thông thoáng mũi họng.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Thường xuyên ho và khạc đờm, đau họng khó thở là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hà Đỗ
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 14 tuổi, là nữ, cháu thường xuyên ho và dạo gần đây cháu khạc đờm hay hắt xì đều có hiện tượng xuất hiện các tia máu, đặc. Hiện tượng này xảy ra cách vài ngày khi cháu bảo với tôi là bị đau họng, khó thở, và hơi sốt sau khi sáng dậy nằm điều hòa. Mong bác sĩ sớm trả lời lại. Tôi rất mong bác sĩ có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên và có thể chỉ cho tôi cách xử lý nó ạ.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo các dấu hiệu mà bạn mô tả thì có thể con bạn đang bị viêm họng cấp, do ho khạc quá nhiều mà gây tổn thương niêm mạc thành họng dẫn đến có các tia máu lẫn trong đờm. Bạn cần đưa con khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể khuyên con áp dụng biện pháp súc họng sẽ giúp giảm biểu hiện nhanh hơn:
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa.
Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê).
Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ.
Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!
Cổ họng sưng đỏ, khạc đờm máu, sụt cân có phải ung thư?
Câu hỏi bởi: Phương Uyên
Dạ chào bác sĩ!
Em năm nay 13 tuổi, cổ họng em sưng đỏ nhưng không có đau, nếu có chỉ lâu lâu hơi nhức nhức, có lần em khạc đờm có máu, chán ăn. Từ hồi hè em 45kg nhưng giờ chỉ còn 40kg (trong thời gian đó em có học võ) vậy không biết sụt cân như thế có sao không ạ? Hôm qua 2 mũi em nghẹt cứng ngắc khoảng 15 phút nhưng bây giờ lại hết rồi ạ. Em sợ ung thư vòm họng hay chỉ là viêm họng thôi ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào cháu!
Ở lứa tuổi cháu mà nghĩ đến ung thư vòm thì khá là hiếm. Trước khi nghĩ đến bệnh ung thư, cần phải kiểm tra và chữa các bệnh thông thường trước. Khó chịu cổ, sưng đỏ cổ, nuốt đau nhức, có khi khạc đàm có máu,… là biểu hiện viêm họng. Mũi nghẹt cũng thường là do viêm mũi. Như vậy cháu có khả năng lớn nhất là viêm mũi, viêm họng mãn tính. Đây là bệnh thông thường.
Việc giảm cân sau khi tập võ tức là sau vận động thể lực một thời gian là hợp lý vì khi vận động, năng lượng cần thiết cho cơ thể tăng lên và sẽ đốt cháy lượng mỡ dưới da để cung cấp ngoài thức ăn nên sẽ giảm cân. Cháu nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng để kiểm tra và dùng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ nhé.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh và đừng lo lắng quá.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Bị khô họng, khạc đờm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Buon doi
Chào bác sĩ.
2 tuần nay em bị khô họng nhiều và hay khạc đờm vào sáng sớm, lúc họng khô thì nước bọt trong nhưng lại có ít màu cam trong đó và đôi lúc có hạt bã đậu nhưng họng của em không cảm thấy đau hay vướng khi ăn. Em hút thuốc nhiều năm rồi và đã cai thuốc lá một thời gian dài. Vậy các bác sĩ cho em hỏi thì em đang bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bình thường, người ta không ho ra đờm, nếu có đờm thì phần nhiều là ho khạc ra vào buổi sáng sớm, số lượng ít, có màu trong, bóng nhẫy, chứng tỏ sự trao đổi chất của tổ chức phổi và tổ chức niêm mạc khí quản bình thường. Khi đường hô hấp có bệnh hoặc vào các thời kỳ khác nhau của bệnh thì đờm thay đổi cả về số lượng, màu sắc, độ đặc loãng, mùi vị…
Những triệu chứng của bạn cũng chưa có gì đáng lo ngại. Có thể chỉ là do thay đổi thời tiết hoặc do bạn bắt đấu có dấu hiệu viêm họng. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thời gian này ngậm, xúc miệng nước muối loãng thường xuyên. Nếu các biểu hiện này kèm theo sốt, ho, sụt cân, mệt mỏi kéo dài… thì mới cần đi khám.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau họng, khạc đờm kéo dài là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Liv
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 26 tuổi. Tầm 8 tháng nay cháu bị khạc đờm liên tục và 2 tháng đổ lại cháu thấy vừa đau cổ họng và khạc đờm. Cháu có đi khám Tai – Mũi – Họng thì bác sĩ ở đó nói là bị viêm họng cho cháu thuốc uống và không khỏi. Cháu cũng đi ung bướu khám thì người ta nói cháu bị viêm hầu họng. Cháu dùng thuốc hơn 2 tháng cũng không khỏi. Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu về bệnh tình hiện nay của cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có một số lí do gây ra đờm kéo dài:
– Viêm họng mạn tính, viêm phế quản mãn tính: đờm khạc nhiều vào buổi sáng, lượng ít, màu sắc có thể có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Bệnh thường tiến triển thành từng đợt cấp tính sau những thay đổi thời tiết… Khám thường không thấy biểu hiện gì đặc biệt, chụp phổi bình thường, khám họng trong viêm họng mạn thường có nhiều hạt nhỏ như hạt đỗ xanh ở thành sau của họng…
– Lao phổi: thường bệnh nhân cảm thấy cơ thể mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ về chiều, xét nghiệm đờm thường cho kết quả dương tính với vi khuẩn lao, chụp phổi có tổn thương đặc trưng của lao
– Bệnh giãn phế quản, ung thư phổi: Thường bệnh tiến triển kéo dài, người mệtmỏi, gầy sút nhiều, đờm thường khạc với số lượng nhiều nhất là trong giãn phế quản bệnh nhân thậm chí khạc tới hàng lít đờm/ngày.
– Hút thuốc: những người hút thuốc quá nhiều sẽ gây viêm màng nhầy và làm tăng tiết đờm trong mũi và cổ họng.
– Vấn đề sinh lý: chức năng sinh lý của mũi và cổ họng bị suy yếu hoặc mắc bệnh vách ngăn bị lệch gây ra tình trạng đờm bị kẹt trong mũi và cổ họng, hoặc làm trệch đường lưu thông của đờm.
Trường hợp của bạn đi khám được chẩn đoán viêm họng nhưng chữa trị hơn 1 tháng chưa khỏi. Bạn nên đi khám lại để loại trừ các lí do kể trên nhất là lí do vách ngăn mũi bị lệch. Tuy nhiên, cho dù vì bất cứ lí do nào thì việc thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể cũng rất tốt cho tình trạng bệnh của bạn:
– Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
– Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
– Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch a-xít dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng.
– Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như làm cho bệnh ngày một nặng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Khạc đờm, hỉ mũi ra máu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay đã 34 tuổi và bị bệnh viêm xoang. Đã lâu dạo gần đây mẹ tôi hỉ mũi khạc đờm ra máu, như vậy là bị gì vậy?
Cám ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Mẹ bạn có tiền sử viêm xoang mãn tính nay khạc và hỉ mũi ra đờm lẫn máu thường là triệu chứng bệnh cũ đang nặng lên. Viêm xoang viêm mũi mãn tính thường gây đau đầu, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong hay đục vàng xanh. Khi có máu trong nước mũi lúc hỉ hay khạc có thể bị viêm loét niêm mạc mũi xoang, chảy máu từ chỗ tổn thương niêm mạc mũi xoang, polyp mũi xoang, u nấm xoang, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u mũi xoang, u vòm,…
Có rất nhiều bệnh có thể xảy ra. Bạn nên đi cùng mẹ đến bệnh viện tuyến tỉnh hay trung ương có chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ khám, nội soi mũi xoang, nội soi vòm mũi họng, chụp CT-scan nếu cần kèm theo xét nghiệm chức năng đông cầm máu để tìm ra bệnh và chữa khỏi bệnh nhé. Trước khi đến bệnh viện, mẹ bạn không nên ho, khạc nhiều, không hỉ mũi mạnh sẽ làm cho dễ vỡ mạch máu mũi và làm cho chảy máu nhiều hơn. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý ấm nhỏ nhiều lần vào mũi (gọi là rửa mũi) để rửa sạch đờm dịch mũi, giúp tạm thời thông thoáng mũi họng.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Thường xuyên ho và khạc đờm, đau họng khó thở là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hà Đỗ
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 14 tuổi, là nữ, cháu thường xuyên ho và dạo gần đây cháu khạc đờm hay hắt xì đều có hiện tượng xuất hiện các tia máu, đặc. Hiện tượng này xảy ra cách vài ngày khi cháu bảo với tôi là bị đau họng, khó thở, và hơi sốt sau khi sáng dậy nằm điều hòa. Mong bác sĩ sớm trả lời lại. Tôi rất mong bác sĩ có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên và có thể chỉ cho tôi cách xử lý nó ạ.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo các dấu hiệu mà bạn mô tả thì có thể con bạn đang bị viêm họng cấp, do ho khạc quá nhiều mà gây tổn thương niêm mạc thành họng dẫn đến có các tia máu lẫn trong đờm. Bạn cần đưa con khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể khuyên con áp dụng biện pháp súc họng sẽ giúp giảm biểu hiện nhanh hơn:
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa.
Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê).
Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ.
Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!
Cổ họng sưng đỏ, khạc đờm máu, sụt cân có phải ung thư?
Câu hỏi bởi: Phương Uyên
Dạ chào bác sĩ!
Em năm nay 13 tuổi, cổ họng em sưng đỏ nhưng không có đau, nếu có chỉ lâu lâu hơi nhức nhức, có lần em khạc đờm có máu, chán ăn. Từ hồi hè em 45kg nhưng giờ chỉ còn 40kg (trong thời gian đó em có học võ) vậy không biết sụt cân như thế có sao không ạ? Hôm qua 2 mũi em nghẹt cứng ngắc khoảng 15 phút nhưng bây giờ lại hết rồi ạ. Em sợ ung thư vòm họng hay chỉ là viêm họng thôi ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào cháu!
Ở lứa tuổi cháu mà nghĩ đến ung thư vòm thì khá là hiếm. Trước khi nghĩ đến bệnh ung thư, cần phải kiểm tra và chữa các bệnh thông thường trước. Khó chịu cổ, sưng đỏ cổ, nuốt đau nhức, có khi khạc đàm có máu,… là biểu hiện viêm họng. Mũi nghẹt cũng thường là do viêm mũi. Như vậy cháu có khả năng lớn nhất là viêm mũi, viêm họng mãn tính. Đây là bệnh thông thường.
Việc giảm cân sau khi tập võ tức là sau vận động thể lực một thời gian là hợp lý vì khi vận động, năng lượng cần thiết cho cơ thể tăng lên và sẽ đốt cháy lượng mỡ dưới da để cung cấp ngoài thức ăn nên sẽ giảm cân. Cháu nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng để kiểm tra và dùng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ nhé.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh và đừng lo lắng quá.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare